Cách phòng trừ sâu đục thân bướm 2 chấm

Sâu đục thân bướm hai chấm là loại sâu chuyên gây hại cây lúa ở giai đoạn cây phát triển trưởng thành, đây là loại sâu phá hại trên diện rộng vì vậy trong quá trình canh tác bà con cần hết sức lưu ý, để hiểu rõ hơn về loài sâu đục thân bướm hai chấm này , mời bà con cùng đọc thông tin sau.

1.Đặc điểm của loài sâu đục thân bướm hai chấm

Sâu đục thân bướm hai chấm có tên khoa học :  Scirpophaga incertulas Walker

Họ: Ngài sáng [Pyralidae]

Bộ: Cánh vảy [Lepidoptera]

Là loài sâu đục thân phát triển theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa với những thời kỳ khác nhau.

Thời kỳ mạ: là thời kỳ sâu đục thân thường bám vào bẹ lá từ phía ngoài và ăn cho đến phần nõn, phần giữa phá hại làm cho cây lúa bị héo.

Thời kỳ cây lúa để nhánh: đây là thời kỳ cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của cây lúa, sâu đục thân thường ăn vào phần thân cây, chúng cắt đứt tổ chức bên trong phá hoạt cây dẩn tới các lá non không mọc được, chúng cuốn thành tổ, cây có lá màu xanh rồi tái sẫn, chuyển dầng sang màu vàng và khô héo.

Đặc biệt thời kỳ cây lúa sắp trỗ hoặc mới trỗ bông: đây là thời kỳ sâu đục thân phá hoạt làm giảm năng xuất lúa nghiêm trọng, chúng chui vào thân giữ rồi bò xuống ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt mạch dẩn sinh trưởng làm cho bông lúa lép trắng.

hình thái sâu bướm trưởng thành

2.Đặc điểm hình thái của sâu đục thân bướm hai chấm

Trứng sâu: sâu bướm thường đẻ thành ổ hình bầu dục trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt và ở giữa nhô lên, lúc trứng mới đẻ thường có màu trấng, sau chuyển ngà màu vàng và lúc sắp nở sẽ chuyển sang màu đen.

Sâu non: khi lúc mới nở sâu non thường có màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng, chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có tới 28 cái xếp thành hình elip.

Nhộng: khi chuyển thành nhộng ccon chúng có cái chân sau dài hết đốt bụng 5 và con đực có chân sau dài tới đốt bụng thứ 8, nhộng mới hóa có màu màu trắng sữa sau đó chuyển sàng màu vàng nhạt.

Trưởng thành: con đực có cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giac,s giữa cánh có một chấm đen, từ đỉnh cánh đến mép sau và có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài có 9 chấm đen đỏ, mắt kép, to đen

Con cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, cánh giữa trước có một chấm đen.

sâu đục thân phá hoại lúa

3.Đặc điểm sinh học và khả năng gây hại

Vòng đời của sâu bướm hai chấm

Vòng đời trung bình của loài sâu đục thân lúa bướm 2 chấm kéo dài từ 43-66 ngày

ở nhiệt độ từ 19-25 độ C. trứng nở từ 8-13 ngày, sâu non từ 36-39 ngày, nhộng từ 12-16 ngày, thành bướm và đẻ trứng sau đó 3 ngày.

ở nhiệt độ cao hơn từ 26-30 độ: trứng ở trong 7 ngày, sâu non : 25-33 ngày, nhộng từ 8-10 ngày, thành bướm và để trứng trong vòng 3 ngày

khả năng gây hại của sâu đục thân bướm 2 châm

khi sâu non qua đông tới mùa xuân hóa nhộng.

nhộng hóa trong gốc lúa ở dưới mặt đất sâu từ 1-2cm, trước khi hóa nhộng thì chúng đục sẵn một lỗ ở thân lúa, chừa lại một lớp biểu bì nhỏ và khá mỏng để trước khi vũ hóa chúng đục chui ra,

sâu đục thân phát triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ từ 23-30 độ C, độ ẩm trên 90%.

Chúng có khả năng gây ảnh hưởng nặng tới năng xuất lúa, chúng làm bạc bông, bông lép.

Lúc ở thời kỳ đẻ nhánh rộ cũng chính là thời kỳ sâu đục thân phát triển mạnh mẽ.

sâu thường nằm trong thân cây lúa, rất khó phun thuốc

Thiên địch tự nhiên của loài sâu đục thân hai chấm

Các loài thiên đục như loài ong ký sinh: Ong Trichogramma japonicum Ashmead; Tri. dendrolimi Mats; Tri. chilonis Tschii; Telenomus rowani Gahan; T. dignus Gahan; Tetrastichus schoenobii Ferrier.

ở giai đoạn trứng bị ký sinh, sâu non cũng có thể bị nhiều loại ong kí sinh khác, tuy nhiên hiện nay do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật mà loài ong ngày càng suy giảm đi khá nhiều.

4Các biện pháp phòng trừ sâu đục thân bướm hai chấm

biện pháp canh tác kỹ thuật

sau mỗi mùa vụ cần tiến hành cày lật gốc rạ, ngâm trong nước thời gian dài, làm dầm bừa kịp thời và không để quá lâu.

Sau khi thu hoạch lúa cần cắt sát gốc, rươm dạ trên đồng cần được thu gom và đốt chúng.

Bón phân đúng quy trình và quy định của từng vụ, từng chân đất , từng giống lúa khác nhau, hạn chế lạm dụng phân đạm quá nhiều, bón sai cách sẽ dẩn tới tình trạng cây lúa đẻ lai dai quá nhiều, tạo điều kiện cho sâu phá hoại

Chủ động tưới tiêu theo quy trình, điều chỉnh mực nước trong ruộng lúa vừa phải.

sâu bướm được tìm thấy trong thân lúa làm ảnh hưởng tới năng xuất

Biện pháp sinh học

Sử dụng các loài thiên địch của sâu để giúp tiêu diệt nhanh chóng mầm bệnh

Sử dụng biện pháp hóa học

Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hiệu quả cao đối với các loại sâu đục thân hại lúa nhưchlorantranliprole [DupontTM Prevathon, Virtako,Voliam targo. Nhóm này có tác dụng nội hấp

Thời điểm phun thuốc hiệu quả

Để phun thuốc hiệu quả và có tác dụng cao đối với cây là thời điểm cây lúa trỗ bông, lúc này phun thuốc là hiệu quả nhất, sâu đục thân cũng không có nhiều chỗ ẩn nấp

sâu bướm phát hại thân cây lúa

Giới thiệu đặc điểm sinh học của sâu đục thân hai chấm . Hướng dẫn các biện pháp hóa học, sinh học phòng trừ sấu đục thân hai chấm


Sâu đục thân hai chấm có tên khoa học là Tryporyza incertulas thuộc họ ngài sángPyralidae. Hàng năm ở miền Bắc nước ta sâu đục thân hai chấm phát sinh từ 6-7 lứa trong đó quan trọng nhất là lứa thứ 2 và 5 trùng với giai đoạn lúa trỗ. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa.

1. Đặc điểm của sâu đục thân hai chấm  

Ngài đực thân dài 8-9 mm, cánh trước màu vàng nhạt, mép ngoài cánh có 8-9 chấm nhỏ. Ngài cái thân dài 10-13 mm, cánh trước màu vàng nhạt có một chấm đen rất rõ ở giữa cánh, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt.

Trứng đẻ theo ổ, hình bầu dục hơi gồ lên, có lớp lông tơ màu vàng phủ bên ngoài, mỗi ổ có khoảng từ 50-150 trứng. Sâu non có 5 tuổi, có màu trắng sữa. Nhộng vàng nhạt, nhộng cái có mầm chân sau tới đốt bụng thứ 5, nhộng đực tới đốt bụng thứ 8.

Ngài thường vũ hóa về đêm, ban ngày ẩn nấp trong các khóm lúa rậm rạp gần mặt nước. Trưởng thành sau khi vũ hóa bắt cặp ngay. Sau khi giao phối đêm thứ 2 bắt đầu đẻ trứng, đẻ trong 2- 6 đêm, nhiều nhất là đêm thứ 2 và thứ 3. Khi lúa đang ở thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục qua bẹ vào đến phần nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo. Ở giai đoạn trỗ sâu đục qua lá bao của đòng cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng, gây ra hiện tượng bông bạc. Từ tuổi 3 sâu mới đục thủng lóng đốt để xuống các đốt phía dưới và hoá nhộng ở trong gốc thân lúa dưới mặt đất từ 1-2 cm.

 Vòng đời của sâu đục thân phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và điều kiện sinh thái ở từng vùng, quan trọng là điều kiện thức ăn.

2. Biện pháp phòng trừ

Để chủ động phòng trừ sự phát sinh gây hại của sâu đục thân hai chấm bà con thực hiện theo các hướng dẫn sau:

- Vệ sinh đồng ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch.

- Bón phân cân đối, hợp lý

- Dùng các biện pháp thủ công: Sử dụng bẫy đèn bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy.

- Biện pháp hóa học: Phun trừ đối với ruộng lúa khi mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên, những nơi có mật độ trên 1 ổ/m2 cần tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 4-5  ngày. Phun trừ bằng các loại thuốc hoá học sau: Regent 800WG, Gà nòi 95SP, Virtako 40WG, Sacophos 550EC,…

Bảng hướng dẫn sử dụng một số thuốc trừ sâu đục thân hai chấm

TT

Tên hoạt chất

[Tên thuốc]  

Liều lượng

Thời điểm

phun

1

Hoạt chất Cartap

[Gà nòi 95SP, Patox 95SP,...]

Pha 20g/ bình 12 lít, phun 2 bình sào

Sâu tuổi 1-2

2

Nhóm hoạt chất

Chlorantraniliprole + Thiamethoxam

 [Virtako 40WG

,...]

Pha 1,5g/ bình 12 lít, phun 2 bình/sào

Sâu tuổi 1-2

3

Nhóm hoạt chất

Abamectin+Alpha-cypermethrin+

Chlorpyrifos Ethyl

[Sacophos 550EC,…]

Pha 15ml/ bình 12-16 lít phun cho 1 sào

Sâu tuổi 1-2

 Lưu ý: Cần phun trừ đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất: 

+ Thời kỳ lúa chuẩn bị trỗ bông [trước trỗ 4-5 ngày]

+ Thời kỳ lúa trỗ bông được 5% số bông


3486-ntm.01185_sau-duc-than-hai-lua.pdf

Video liên quan

Chủ Đề