Cách phòng say tàu xe

Uống nước gừng

Nước gừng là một vị thuốc để điều trị buồn nôn, nó giúp ích rất nhiều cho những người bị say tàu xe. Nên uống một ít nước gừng trước khi khởi hành khoảng 30 phút.

Bạn cũng có thể sử dụng kẹo gừng nhưng chúng không hiệu quả bằng nước gừng.

Chọn chỗ ngồi phía trước

Mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định cũng là cách hay để giảm say xe. Nhiều người bị say xe thường chọn vị trí cạnh ghế lái, đó là nơi ít rung lắc hơn so với các vị trí ở giữa hay cuối xe.

Nếu đi tàu thuyền nên ngồi trên boong tàu, phía sau thân tàu, tránh xa chỗ có mùi xăng dầu. Nên nhìn xa thật xa, không nhìn xuống nước hoặc nhìn mũi tàu.

Làm sao để thoát cơn say xe là điều nhiều chị em quan tâm. Ảnh: TL

Lá trầu

Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 – 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.

Trước khi lên tàu xe khoảng 15 phút, bạn dùng khoảng 3 – 4 lá trầu [lá trầu không mà các cụ ăn trầu], dùng tay xé lá trầu ra vài miếng, cho hơi nát lá.

Bạn đưa những lá trầu này dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.

Vỏ quýt

Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy. Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.

Bánh mì

Hãy mang theo chiếc bánh mì nóng giòn khi bạn đi tàu xe. Nếu bạn thấy có triệu chứng bị say hãy ngửi mẩu bánh mì đó, chắc chắn sẽ có tác dụng.

Bánh mì cũng giúp bạn chống say xe hiệu quả khi bạn ăn chúng để giảm cảm giác say xe vì khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh.

Nhìn ra ngoài trời

Một lời khuyên thường thấy cho những người bị say xe là nên nhìn ra ngoài cửa sổ về phía chân trời theo hướng phương tiện đang di chuyển. Việc này giúp định hướng lại cảm giác thăng bằng bên trong não bộ bằng cách cung cấp thêm cảm nhận về chuyển động thống nhất.

Nhắm mắt và ngủ một giấc

Khi bạn đi vào buổi tối hoặc không ngồi gần cửa sổ, hãy nhắm mắt lại hoặc chợp mắt một lát. Điều này khá có hữu ích để giải quyết những mâu thuẫn trong tín hiệu từ mắt và tai trong.

1. Uống một ít nước lạnh hoặc nước có ga

Một ngụm nước lạnh hoặc đồ uống có ga sẽ giúp bạn kiềm chế cảm giác buồn nôn.  Không nên uống cà phê hoặc các loại sữa khi đi xe, vì nó làm cơ thể mất nước và tình trạng say xe nặng hơn.

         

2. Ngủ

Ngoài ra, nếu không có giải pháp tốt hơn, bạn nên cố gắng ngủ trong thời gian di chuyển. Ngủ là cách tốt nhất để dỗ dành cơ thể vượt qua được cảm giác say xe một cách nhẹ nhàng.

3. Nghe nhạc hoặc trò chuyện

Hành động này nhằm đánh lạc hướng não bộ. Các nhà nghiên cứu phát hiện nghe nhạc có thể làm giảm cảm giác buồn nôn hoặc các triệu chứng sinh lý khác liên quan đến chứng say tàu xe.

         

4. Thắt lưng

Khi không có thuốc hoặc không thể uống thuốc chống say, bạn có thể thắt lưng chặt hơn hoặc dùng vật gì chèn quấn quanh bụng với mục đích làm cho bụng được chặt lại, các cơ quan nội tạng không bị lỏng, di chuyển tự do trong khoang bụng. Điều này dễ khiến cho bạn bị nôn sau mỗi lần xe chạy gặp phải "ổ gà".

5. Uống trà hoa cúc

Hoa cúc là loại thảo dược giúp làm dịu dạ dày, giảm axit và thư giãn cơ bụng. Vì vậy, trà hoa cúc có tác dụng tốt trị say tàu xe dù uống nóng hay lạnh.

         

6. Sử dụng gừng tươi

Có thể dùng một miếng gừng tươi hoặc một miếng khoai tây tươi dán vào vùng rốn, sau đó dùng băng dính dán dính chặt vào trong quá trình di chuyển. Đồng thời có thể dán ở huyệt nội quan hoặc ngậm một miếng gừng tươi trong miệng cũng mang lại hiệu quả tương tự.

7. Ăn hoặc ngửi bánh quy, bánh mì

Thực phẩm thô như bánh quy giòn, bánh mì nướng thường được khuyên dùng cho người bị say xe. Nó lấp đầy dạ dày, làm nhẹ đi một số loại mùi gây khó chịu cho bạn.

8. Mở cửa sổ

Không khí trong lành làm giảm cảm giác buồn nôn, loại bỏ các mùi khó chịu khác trên xe.

9. Ăn chuối

Chuối giàu năng lượng và vitamin, giúp cơ thể phục hồi năng lượng do say xe. Trung bình một quả chuối cỡ vừa chứa 105 calo, 12% nhu cầu kali và 22% nhu cầu vitamin B6 một ngày với cơ thể.

10. Giữ miệng sạch sẽ

Buồn nôn và nôn có thể để lại những mùi khó chịu trong miệng của bạn. Súc miệng và đánh răng thường xuyên, ngậm kẹo bạc hà để giữ cho miệng sạch sẽ, tránh cảm giác buồn nôn quay trở lại.

11. Dùng vỏ cam quýt

Dùng một ít vỏ cam quýt tươi cuộn tròn lại nhét vào mũi, tinh dầu ở vỏ cam sẽ giải phóng trong mũi, làm cho bạn giảm cảm giác buồn nôn và ói mửa.

         

12. Không nên nhịn đói khi đi xe

Khi bị đói bụng rất dễ bị say xe, vì vậy bạn nên ăn một chút gì đó trước khi lên xe. Tuy nhiên không nên ăn quá no. Bởi khi có quá nhiều thức ăn trong dạ dày, cơ quan này phải làm việc vất vả, tiêu hóa thức ăn liên tục sẽ khiến bạn dễ bị say xe hơn.

13. Uống thuốc chống say

Mỗi lần có kế hoạch đi xe đường dài, bạn có thể uống thuốc chống say xe trước khi lên xe khoảng 40 phút. Uống thuốc với nước ấm hoặc bổ sung thêm Vitamin B1 để giảm thiểu khả năng bị say xe.

14. Nhìn ra xa

Khi lên xe, nếu bị say thì nên hạn chế nhìn vào những vật gần, màn hình điện thoại hay đọc sách. Hãy cố gắng nhìn ra các điểm càng xa càng tốt, tập trung tầm mắt vào những nơi xa bên ngoài cửa sổ xe có thể giúp não xác định các tín hiệu chính xác rằng bạn đang di chuyển.

Nên ngồi thẳng, nhìn về phía trước và nhìn ra xa. Không nên ngồi ngược hướng xe chạy, ngồi nghiêng lệch sang hai bên hoặc liên tục "ngọ nguậy" quá nhiều trên xe, di chuyển qua lại cũng sẽ gây chóng mặt.

Say tàu xe là hiện tượng khá nhiều người gặp phải ở các mức độ khác nhau, gây bất tiện không nhỏ cho việc di chuyển. Dưới đây là những cách xử trí khi bị say tàu xe nặng.

Não bộ có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể bằng hệ thần kinh, bao gồm cả tai trong, mắt và các mô của cơ thể. Khi cơ thể di chuyển có chủ ý, chẳng hạn như khi đi bộ, não sẽ điều khiển các hành động bằng cách tổng hợp thông tin về con đường đang đi. Tuy nhiên, trường hợp di chuyển bằng phương tiện thì sẽ khác. Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương nhận được các tín hiệu mâu thuẫn nhau từ các hệ thống cảm giác [bao gồm tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp]. Ví dụ như nếu ngồi trên thuyền hoặc trong xe ô tô [mắt không nhìn ra ngoài cửa sổ], tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng cơ thể đang cử động [lên, xuống, trái, phải], nhưng mắt lại chỉ thấy khung cảnh tĩnh bên trong phương tiện. Do đó, tình trạng say tàu xe được giả thiết là do xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh gây ra.

Bất kì phương tiện di chuyển nào cũng có thể gây nên say tàu xe. Các triệu chứng của say tàu xe xuất hiện đột ngột, ở các mức độ khác nhau từ cảm giác không thoải mái cho tới vã mồ hôi lạnh, chóng mặt, nôn mửa. Say tàu xe thường dịu đi hoặc hết hẳn khi phương tiện không còn di chuyển nữa [mặc dù đối với một số người hiện tượng say tàu xe có thể kéo dài tới vài ngày]. Mức độ say tàu xe sẽ giảm bớt nếu tần suất di chuyển bằng phương tiện tăng lên [nghĩa là càng đi bằng các phương tiện nhiều thì càng “quen”, đỡ bị say tàu xe].

Để phòng tránh hoặc giảm nhẹ mức độ say tàu xe có thể thực hiện theo một số cách sau:

Chọn chỗ ngồi trên phương tiện: chọn vị trí ngồi trên phương tiện khá quan trọng, tránh những chỗ ngồi ở cuối phương tiện hoặc ngồi quay mặt về phía sau so với hướng phương tiện di chuyển. Nên chọn những vị trí ngồi cho cảm giác ít chuyển động nhất như:

  • Trên thuyền: chọn khoang ngồi ở giữa hoặc ở phía đầu thuyền, ngang gần với mực nước.
  • Trên máy bay: chọn chỗ ngồi ở giữa máy bay, vị trí tốt nhất là chỗ ở phía trước so với cạnh trước của cánh máy bay. Khi máy bay cất cánh, hãy chỉnh luồng thông khí hướng vào mặt.
  • Trên tàu hỏa: chọn vị trí ngồi gần về đầu tàu, mặt hướng về phía trước so với hướng tàu di chuyển, và nên ngồi cạnh cửa sổ.
  • Trên xe khách: chọn vị trí ngồi gần phía đầu xe.

Mắt nhìn thẳng về phía trước, tập trung nhìn vào một vật tĩnh [ví dụ như nhìn vào đường chân trời] hoặc nhìn ra xa. Tránh đọc sách, báo hoặc sử dụng các thiết bị điện tử khi đang di chuyển.

Sử dụng một chút gừng có thể giúp phòng tránh cảm giác buồn nôn khi đi tàu xe

Cách lưu ý khách:

  • Giữ vững đầu, tránh lắc lư, thả người tựa vào lưng ghế.
  • Không hút thuốc lá, không ngồi gần người hút thuốc.
  • Tránh các mùi mạnh, các thức ăn nhiều gia vị, và đồ uống có cồn.
  • Sử dụng thuốc kháng histamine không cần kê đơn, chẳng hạn như loại chứa dimenhydrinate [an toàn với trẻ trên 2 tuổi] hoặc meclizine, uống trước khi khởi hành từ 30 tới 60 phút. Tác dụng không mong muốn là gây buồn ngủ, ngủ gà.
  • Cân nhắc sử dụng scopolamine: có sẵn dưới dạng các miếng dán. Trước khi khởi hành vài giờ, hãy dán miếng dán sau tai để hưởng tác dụng kéo dài tới 72 giờ. Hãy tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng nếu có các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như glaucoma hoặc bí tiểu.
  • Thử sử dụng gừng: cắn một lát gừng, uống trà gừng, ăn kẹo gừng hoặc sử dụng viên bổ sung có chứa gừng có thể giúp phòng tránh cảm giác buồn nôn ở một số người.
  • Ăn nhẹ: ăn một chút bánh mặn, nhấp một chút nước lạnh, uống một chút nước có ga không chứa caffeine,... đối với một số người mang lại tác dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề