Cách nói chào hỏi của người Nhật

Bởi vậy, đối với những người muốn sang Nhật làm việc, định cư phải tìm hiểu thật kĩ lưỡng văn hóa chào hỏi của Nhật Bản trước khi đặt chân đến quốc gia “Mặt trời mọc” này.

Quy tắc quan trọng nhất trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản là cách thức cúi chào, chúng ta cần phải biết để biết ứng xử phù hợp nhất. Cách thức cúi chào cơ bản nhất được thực hiện trong tư thế lưng thẳng, đối với nam thì tay đặt dọc theo thân người, với nữ thì đặt hai tay ở vạt áo trước. Mắt luôn hướng về phía dưới trong khi cúi đầu. Cúi đầu càng lâu, càng thấp thì càng thể hiện được sự tôn trọng của người chào.

Hành động cúi chào trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản có thể chia thành ba mức độ như sau:

1. Kiểu Eshaku- khẽ cúi chào

Kiểu cúi chào này được áp dụng trong trường hợp khi gặp khách hoặc cấp trên ở hành lang, hoặc khi giao tiếp với người đồng trang lứa, chúng ta có thể khẽ cúi chào thay cho việc hành lễ trịnh trọng. Thân người chỉ hơi cúi 15 độ trong một vài giây, hai tay để bên hông. Kiểu chào này được áp dụng phổ biến nhất trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản.

2. Kiểu keirei- kiểu cúi chào bình thưỡng

Kiểu cúi chào này cũng phổ biến trong  văn hóa chào hỏi của Nhật Bản, thường áp dụng ở nơi công sở, khi chào hỏi khách hàng. Người chào phải cúi thấp xuống khoảng tầm 30 độ và giữ nguyên trong vòng 2-3 giây.

3. Kiểu saikeirei- cúi chào trang trọng nhất

Kiểu chào này biểu thị sự kính trọng sâu sắc nhất trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản. Thường được người Nhật áp dụng khi đi lễ chùa, đứng trước Thiên hoàng, trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, trước quốc kì. Khi chào, người chào cúi xuống từ từ và cúi rất thấp khoảng 45 độ, giữ tư thế trong khoảng vài giây hoặc lâu hơn nữa.

Trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản, có những quy tắc mà bắt buộc mọi người phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ, nếu không sẽ thất lễ, mất lịch sự. Có một quy tắc trở thành luật bất thành văn là “người dưới” phải chào hỏi “bề trên” trước, người nhỏ tuổi hơn phải chào hỏi người lớn tuổi, nam là bề trên với nữ, người thầy là bề trên với trò, chủ nhà phải chào hỏi khách…

Cách thức chào hỏi cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ làm nên sự đặc sắc trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản. Nữ thường đặt bàn tay với các ngón duỗi thẳng trước người rồi sau đó mới cúi chào để thể hiện sự duyên dáng, còn nam lại khép cánh tay sát sườn tạo phong thái mạnh mẽ, tự tin.

Điểm đặc biệt trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản là khi tới nhà người khác. Khi được mời vào nhà phải nói câu “Cảm ơn. Rất hân hạnh được tới thăm” và cởi áo khoác ngoài treo trước cửa nhà. Trước khi ra về, khách phải cởi dép trả cho chủ nhà và quay mũi dép vào trong nhà. Đồng thời phải cảm ơn chủ nhà lần nữa và cúi chào lịch sự.

Người Nhật thường không thích bạn thể hiện tình cảm quá thân thiết như ôm, hôn, đứng quá gần họ hoặc việc nhìn trực diện vào mắt họ cũng được xem là hành vi bất lịch sự.

Có thể nói Nhật Bản là đất nước có lễ nghi và cách thức chào hỏi cầu kì nhất. Đây được xem là quy tắc quan trọng và đầu tiên, quyết định đến sự thành công của công việc học tập cũng như công tác của bạn ở xứ sở hoa anh đào. Do đó, việc hiểu tường tận văn hóa chào hỏi của người Nhật được xem là hành trang cần thiết không thể thiếu cho những ai muốn ở lại lâu dài tại Nhật.

Hành động chào hỏi của người Nhật được chia ra làm 3 kiểu chính là Saikeirei, Keirei, và Eshaku. [Nguồn: Ohman]

Văn hóa chào hỏi của người Nhật có tên gọi là văn hóa Ojigi. Hành động chào hỏi được chia ra làm 3 kiểu chính là Saikeirei, Keirei, và Eshaku.

3 kiểu này có một quy luật chung là người dưới phải chào người trên, nghĩa là người lớn tuổi sẽ là người trên của người nhỏ tuổi hơn, khách và thầy sẽ là người trên đối với người chủ và học trò.

Saikeirei - kiểu chào trang trọng

Người Nhật thường dùng kiểu chào Saikeirei để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng đối với đấng tối cao như thần, Phật, quốc kỳ… hoặc đối với đấng sinh thành như ông bà, cha mẹ. Kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi chân thành thể hiện thành ý của người Nhật Bản.

Nếu thực hiện chào trong tư thế đứng, người cúi chào sẽ phải cúi gập người 45-70 độ về phía trước giữ nguyên trong khoảng 2,5 giây. Cũng trong thời điểm đó, với cùng một tốc độ tương đương, người cúi hạ hai bàn tay xuống chạm vào phần đầu gối. Nhìn vào điểm phía trước cách bạn khoảng 80 cm và giữ nguyên tư thế này trong 3 giây.

Nếu thực hiện chào trong tư thế ngồi quỳ, bạn sẽ hạ cúi người sát xuống đồng thời hai lòng bàn tay đặt úp xuống mặt sàn, mặt và sàn cách khoảng 5cm, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3-5 giây.

Keirei - kiểu chào bình thường

Keirei là kiểu chào bình thường được sử dụng trong chào hỏi của người Nhật với cấp trên, những người lớn tuổi, khách hàng, đối tác làm ăn.

Nếu thực hiện kiểu chào này trong tư thế đứng, người chào sẽ cúi thấp từ 30-35 độ trong khoảng 2-3 giây.

Nếu thực hiện trong tư thế ngồi trên sàn đất, bạn sẽ hạ cúi người sát xuống đồng thời hai lòng bàn tay đặt úp xuống mặt sàn, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10-15 cm.

Eshaku - kiểu khẽ chào giao tiếp

Đây là kiểu chào thường được dùng trong giao tiếp thông thường với người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp, địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng khi hai bên gặp nhau lần đầu tiên trong ngày.

Nếu thực hiện kiểu chào này trong tư thế đứng, phần thân và mình chỉ cần hơi cúi nhẹ khoảng 15 độ trong vòng 1-2 giây, hai tay nép để sát bên hông.

Nếu thực hiện trong tư thế ngồi chào, lúc này bạn chỉ cần đặt nhẹ đầu ngón tay hai bên xuống sàn nhà, lòng bàn tay úp xuống dưới và hai tay cách nhau 10-20 cm.

Việc chào hỏi đối với người Nhật rất quan trọng vì Nhật Bản là đất nước rất coi trọng lễ nghĩa và nghi thức. Chính vì thế khi là nhân viên trong công ty Nhật cần phải hết sức chú ý kỹ vấn đề này.
Vậy nên bổ sung ngay cho mình 15 mẫu câu chào hỏi đúng nguyên tắc ở Nhật nhé. Rất là hữu ích trong công việc cũng như trong cuộc sống của bạn đấy.

Chào hỏi tiếng Nhật khi gặp nhau

1. Hajimete omeni kakarimasu [はじめてお目にかかります] “Rất hân hạnh được làm quen với anh.” 2. Ohisashiburi desu. Ogenkisou de naniyori desu. [お久しぶりです。お元気そうで何よりです。] “Đã lâu không gặp. Anh trông vẫn khỏe nhỉ.” 3. Mata oaishimashita ne [またお会いしました] “Thật vui khi được gặp lại anh.” 4. Ichido omeni kakaritai to omotte imashita [一度お目にかかりたいと思っていました] “Tôi đã mong được gặp anh một lần.” 5. Mata oaidekite ureshii desu [またおあいできてうれしいです] “Thật hạnh phúc khi được gặp lại anh.” 6. Goisshyo dekiru towa kouei desu [ご一緒できるとは光栄です] “Tôi rất vinh dự được cùng làm việc với anh.” 7. […] ni yoroshiku otsutae kudasai [”。。。”によろしくお伝えください] Làm ơn gửi lời cảm ơn của tôi đến “…” 8. Mata omeni kakareru hiwo tanoshimini shiteorimasu [またお目にかかれる日を楽しみにしております] “Tôi mong ngày được gặp lại anh.” 9. Mata goissho shitai mono desu [またご一緒したいものです] “Tôi rất mong được cùng làm việc với anh lần nữa” 10. [Tên địa điểm] e itte mairimasu [”。。。”へいってまいります] “Tôi sẽ đến “….”

Khi bạn rời khỏi nhà, ta thường nói “Ittekimasu.” Nhưng trong công ty, nên dùng cách nói trên khi ta sẽ đi đâu đó.

Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của mình, người Nhật thường hay cúi người xuống. Hành động cúi chào trong tiếng Nhật gọi là Ojigi. Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước. Cách hành lễ ngồi xuống và cúi người được xem là cách hành lễ cơ bản nhưng ngày nay người ta cứ đứng và cúi người nhiều hơn.

>Du học các trường tiếng Nhật

>Du học với học bổng đại học Nhật

1. Cách cúi chào của người Nhật

Tuy từng thời điểm và hoàn cảnh giao tiếp mà Ojigi lại mang ý nghĩa khác nhau với những góc độ cúi chào khác nhau.

Ví dụ khi muốn bày tỏ sự cảm ơn tha thiết hay lời xin lỗi chân thành, người ta cúi đầu thật thấp, hành lễ ojigi một cách lịch sự nhất. Một lễ ojigi đẹp nhất và chuẩn mực là phải làm sao đổ người về phía trước trong khi lưng và đầu gối không được cong lại, sau đó từ từ, lịch sự thẳng người lên.

Trong cuộc sống hằng ngày có 3 kiểu ojigi sau:

1. Chào hỏi xã giao hàng ngày, cúi người khoảng 15 độ. 2. Chào hỏi có phần trang trọng, cúi người khoảng 30 độ.

3. Khi cảm ơn hay cảm tạ ai đó, cúi người khoảng 45 độ.

Xem Nhanh

  1. 1. Cúi chào – cách chào hỏi của người Nhật
    1. Các kiểu cúi chào của người Nhật
  2. 2. Chắp hai tay vào nhau
  3. 3. Chào tạm biệt
  4. 4. Những lưu ý trong cách chào hỏi
  5. 5. Trang phục trong giao tiếp

Trước khi muốn ghé thăm đất nước xứ hoa anh đào thì một trong những điều đầu tiên mọi người cần biết đó là cách chào hỏi của họ. Để có thể hòa nhập vào những văn hóa, lễ nghi và đời sống của con người đất nước này thì chào hỏi đúng cách là điều cần làm. Cách chào hỏi của người Nhật có nhiều kiểu khác nhau. Tùy theo từng trường hợp và thời điểm mà mọi người cũng cần linh hoạt trong cách chào hỏi để được đánh giá là một người hiểu biết cũng như khiến cho họ có được sự thiện cảm ngay từ lần gặp đầu tiên. Cùng đi tìm hiểu những cách chào của người Nhật để có được những trải nghiệm tốt nhất khi đến đất nước này.

Cách chào hỏi của người Nhật

1. Cúi chào – cách chào hỏi của người Nhật

Trong văn hóa của người Nhật Bản thì việc cúi chào sẽ thể hiện sự kính trọng, cảm kích của người cúi với người được chào. Mọi người sẽ phải cúi về phía trước từ phần eo trở lên. Đây là cách chào phổ biến nhất tại Nhật. Và đi kèm theo với việc cúi đầu thì người chào sẽ nói thêm câu chào như “Konnichi wa”, “Ohayo gozaimasu”. Hoặc những câu khác thể hiện sự tạ lỗi hay biết ơn tùy theo từng hoàn cảnh. Có tổng cộng tất cả 3 kiểu cúi chào khác nhau tùy theo độ thấp của cái cúi đầu.

Các kiểu cúi chào của người Nhật


Trong số đó thì kiểu chào “Eshaku” là kiểu chào phổ biến nhất. Người chào sẽ phải cúi phần mông đến đầu một góc khoảng 15 độ. Thông thường, người Nhật sẽ sử dụng kiểu chào này khi tình cờ gặp nhau hoặc những khi gặp cấp trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì mọi người sẽ có thể chỉ cần dùng lời nói là đủ. Nhưng nếu như sử dụng hình thức chào theo kiểu “Eshaku” kèm theo đó là một câu cảm ơn “Arigatou” dành cho những người đã giúp đỡ mình; thì chắc chắn sự biết ơn của mọi người sẽ được biểu hiện một cách rõ rệt và lời cảm ơn đó cũng sẽ có thêm được nhiều sự chân thành.
Kiểu chào thứ 2 là kiểu “Keirei” thì sẽ được người Nhật sử dụng trong những buổi họp quan trọng trong việc kinh doanh. Ở kiểu chào này thì người chào sẽ phải cúi thấp hơn và chính xác thì là 30 độ. Khi vào phòng gặp gỡ những khách hàng hay lúc rời khỏi phòng thì kiểu chào này sẽ được sử dụng. Và cuối cùng kiểu chào quan trọng nhất đó chính là kiểu “Saikeirei”. Đây là kiểu chào trang trọng nhất và người chào sẽ phải cúi mình một góc 45 độ. Mọi người sẽ chỉ thấy được kiểu chào này đối với những trường hợp biết lỗi hoặc cảm kích sâu sắc.

2. Chắp hai tay vào nhau

Kiểu chào “Gassho” là người chào sẽ phải áp sát hai lòng bàn tay lại với nhau và đặt tại vị trí trước ngực của chính mình. Đạo phật chính là nguồn gốc của kiểu chào này nhưng hình thức này hiện nay được người Nhật sử dụng thường xuyên trước và sau các bữa ăn.
Trước mỗi bữa ăn thì người Nhật có một tục lệ rất riêng của dân tộc đó là nói “ltadakimasu” đồng thời hành động “Gassho” . Trong đó, “ltadakimasu” là một loại kính ngữ với nghĩa là “được” hoặc “nhận”. Điều này bày tỏ sự biết ơn đối với những người chuẩn bị bữa ăn và món ăn đó.

3. Chào tạm biệt


Từ chào tạm biệt trong tiếng Nhật là “Sayonara” nhưng mọi người còn hay nói là “bye – bye” để giúp cho việc nói ít trang trọng hơn. Thông thường từ này sẽ được sử dụng đối với trẻ em và những người bạn chia tay nhau.
Nếu như ở các nước bên phương Tây thì người ta sẽ thường nói “bye – bye” cùng việc đưa tay lên. Lòng của bàn tay hướng ra phía bên ngoài và đóng mở lòng bàn tay liên tục. Nhưng ở nước Nhật thì việc này cũng có đôi chút khác biệt, họ cũng hướng lòng bàn tay ra hướng bên ngoài. Nhưng thay vì đóng mở lòng bàn tay liên tục thì họ sẽ vẫy liên tục lòng bàn tay qua bên trái và bên phải. Nếu như chào những người ở một vị trí cách xa thì người Nhật sẽ đưa tay cao lên trên và cũng vẫy qua trái và phải. Và chắc mọi người cũng sẽ dễ dàng thấy được cách chào ở Nhật được sử dụng phổ biến hơn.

4. Những lưu ý trong cách chào hỏi

  • Giao tiếp bằng mắt: Tránh nhìn vào mắt đối phương. Trong văn hóa Nhật Bản điều này thể hiện sự mất lịch sự, không tôn trọng người đối diện.
  • Không nói quá nhiều: Người Nhật thường lắng nghe nhiều hơn là nói trong các cuộc hội thoại. Họ không nói quá nhiều.
  • Người Nhật thường nói giảm nói tránh, họ ít khi phản bác thẳng thắn
  • Cách vẫy tay: Tại Nhật khi bạn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, bạn nên để bàn tay thẳng. Và các đốt ngón tay chạm vào nhau. Nếu không bạn sẽ bị cho là vô lễ, kém lịch sự với đối phương.
  • Biếu quà: Người Nhật khi mới chuyển đến sinh sống tại nơi ở mới cũng thường chuẩn bị món quà nhỏ như cafe, bột giặt, bánh quy… Để biếu hàng xóm xung quanh, như một cách chào hỏi làm quen.

5. Trang phục trong giao tiếp

Trang phục được coi là yếu tố quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có những lựa chọn trang phục phù hợp khác nhau. Tuy nhiên họ luôn đề cao sự tế nhị, kín đáo trong trang phục. Đặc biệt là giữ trang phục luôn sạch sẽ và không nhàu nát

  • Nơi làm việc: những bộ quần áo mang dáng vẻ hiện đại nhưng vẫn kín đáo sẽ luôn là lựa chọn tốt nhất.
  • Bữa tiệc xã giao: Nam thường mặc một bộ vest đen đi kèm với cravat có màu sắc tinh tế. Nữ nên mặc váy, quần tây kèm áo sơ mi và mang giày cao gót.

Học cách chào hỏi của người Nhật là một việc cần làm trước khi đến đất nước này để có thể hòa nhập cùng mọi người và có được cảm tình của họ một cách dễ dàng. Bởi chào là một việc cơ bản mà mọi người cần làm khi gặp mặt và chia tay những người khác. Trong tùy từng trường hợp mà mọi người sẽ cần phải sử dụng những kiểu chào khác nhau để cho phù hợp với hoàn cảnh đó. Tìm hiểu để có thêm được những thông tin hữu ích giúp cho mọi người giao tiếp được tốt nhất, khiến cho những người khác thấy được sự tôn trọng, tình cảm, hối lỗi,… mà bản thân muốn thổ lộ.
Xem thêm:Cách nói “xin chào” trong tiếng Nhật

5/5 - [100 votes]

Video liên quan

Chủ Đề