Cách làm tờ khai dưỡng sức sau sinh

Bởi ebh.vn - 08/06/2020

Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh gồm những giấy tờ gì? Rất nhiều lao động nữ còn lúng túng không biết nên làm như thế nào. Trong bài viết hôm nay, eBH sẽ giúp các bạn tìm hiểu và làm hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh nhanh chóng, dễ dàng.

Hồ sơ hưởng dưỡng sức sau sinh gồm những gì?

1. Điều kiện làm hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Căn cứ theo quy định tại Điều 13, Thông tư 59/2015/TT-BHXH, căn cứ theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 3, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội, điều kiện để lao động nữ làm hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh bao gồm:

Sau khi hưởng chế độ nghỉ thai sản, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai, lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định. 

Thời gian nghỉ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính vào năm lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

2. Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh gồm những gì?

Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh được quy định tại Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 4, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019. Theo đó lao động nữ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh phải làm 01 bộ hồ theo quy định tại Khoản 5, Điều 101, Luật Bảo hiểm xã hội.

Các loại giấy tờ trong hồ sơ hưởng dưỡng sức sau sinh.

Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh gồm:

  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai; phục hồi sức khỏe. 
  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.

Trong vòng 10 ngày sau khi người lao động được xác nhận đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh người sử dụng lao động sẽ phải lập hồ sơ gửi lên cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết.

Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe [Mẫu 01B-HSB] do đơn vị sử dụng lao động lập. 

Người sử dụng lao động lập danh sách người lao động hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Mẫu 01B-HSB. 

Tại mục C người sử dụng điền đầy đủ các thông tin cần thiết.

Người sử dụng lao động điền đầy đủ thông tin tại mục C [Mẫu 01B-HSB]. 

Ngoài ra, để thuận lợi hơn trong việc thực hiện chế độ, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã cho người lao động sử dụng Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh.

3. Quy trình nộp hồ sơ hưởng trợ cấp sau sinh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp sau sinh, lao động nữ thực hiện quy trình nộp hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau sinh như sau:

Bước 1. Nộp đơn xin nghỉ dưỡng sức và hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sau sinh: Người lao động nộp cho doanh nghiệp/đơn vị nơi mà người lao động làm việc và đóng BHXH.

Bước 2: Chờ kết quả: Doanh nghiệp xem xét hồ sơ người lao động đã nộp, nếu đủ điều kiện sẽ thực hiện phê duyệt đơn và ra quyết định cho nghỉ. Quyết định phải ghi rõ thời gian được nghỉ dưỡng sức phục hồi sau sinh.

Bước 3: Nhận kết quả từ doanh nghiệp/đơn vị: Lao động nữ nhận kết quả từ doanh nghiệp/đơn vị của mình về việc nghỉ. Doanh nghiệp/đơn vị lập danh sách theo Mẫu 01B-HSB và làm các thủ tục báo tăng lao động gửi cơ quan BHXH [có thể gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, hoặc nộp qua mạng]. 

Bước 4: Nhận kết quả từ cơ quan bảo hiểm xã hội: Trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ từ doanh nghiệp/đơn vị nơi người lao động làm việc, cơ quan BHXH phải giải quyết và thực hiện chi trả tiền chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động.

Bước 5: Nhận tiền hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sau sinh: Cơ quan BHXH sẽ trả về doanh nghiệp/đơn vị người lao động nhận trực tiếp từ doanh nghiệp đơn vị của mình.

4. Mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 41, Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh năm 2020 sẽ được tính bằng 30% mức lương cơ sở.

Mức hưởng của chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh.

Mức lương cơ sở dự tính tăng sau 1/7/2020 là 1,6 triệu đồng [tìm hiểu chi tiết] Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 nên lịch trình tăng sẽ bị hoãn lại một thời gian. Bởi vậy tính đến hết thời điểm năm 2020 người lao động vẫn căn cứ theo mức lương cơ sở tăng gần nhất là 1,49 triệu đồng.

Theo đó tiền trợ cấp mà người lao động được nhận theo ngày sẽ là 1.490.000 x 30% = 449.000 đồng/ ngày

Căn cứ theo số ngày nghỉ theo điều kiện trên người lao động có thể tự tính được khoản tiền trợ cấp mà mình nhận được.

Trên đây là những chia sẻ về hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh cùng với thời gian và mức hưởng mà lao động nữ có thể được hưởng khi đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH là đơn vị uy tín tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến chế độ BHXH, đăng ký sử dụng phần mềm BHXH đơn giản, nhanh chóng. Hotline hỗ trợ tư vấn 1900558873 hoặc 1900558872.

Tin liên quan:

Hồ sơ 630c là hồ sơ thực hiện kê khai chế độ dưỡng sức cho người lao động bao gồm: Dưỡng sức sau khi nghỉ ốm đau, dưỡng sức sau khi nghỉ thai sản, dưỡng sức sau khi bị tại nạn lao động. Khi phát sinh chế độ, đơn vị cần kê khai mẫu 630c gửi lên cơ quan BHXH để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Các bước kê khai hồ sơ 630c thực hiện như sau:

Bước 2: Nhấn nút “Tạo mới” để tạo mới hồ sơ kê khai

Bước 3: Nhấn vào nút “Thêm” để thêm NLĐ muốn kê khai. Sau đó, hệ thống sẽ hiển thị tab: Thêm người lao động.

Bước 4: Chọn người lao động cần kê khai, tiếp tục chọn “Thêm mới” hoặc “Điều chỉnh”, sau đó, để trỏ chuột vào ô “Trường hợp”, hệ thống sẽ hiện ra những trường hợp kê khai. Sau khi chọn xong, hệ thống sẽ chuyển về giao diện của mẫu 01b-HSB.

Bước 5: Click vào nút “Chỉnh sửa” tại cột Thao tác để chỉnh sửa hồ sơ. Sau đó hệ thống sẽ hiển thị tab “sửa thông tin”.

Bước 6: Trong tab “Sửa thông tin”, kê khai đầy đủ “Thông tin đề nghị” và “Thông tin nhận trợ cấp”. Sau đó, nhấn nút “cập nhật”

Bước 7: Trên dòng Danh mục tài liệu, chọn mục: Thông tin chung để tiếp tục khai báo.

Tại ô Tài khoản ngân hàng chọn: thông tin tài khoản ngân hàng của đơn vị, tại ô: Gửi kèm hồ sơ giấy tích vào ô vuông, sau đó nhận nút “cập nhật” để lưu toàn bộ hồ sơ đã kê khai

Bước 8: Sau khi lưu hồ sơ, hệ thống sẽ chuyển sang giao diện để ký và nộp hồ sơ lên BHXH. Nhấn nút hình chìa khóa để ký số. Sau đó gửi hồ sơ lên BHXH.

2.  Các trường hợp và cách thức kê khai

[1] Nghỉ dưỡng sức sau nghỉ ốm đau

- Ngày quay trở lại làm việc: mục đích là xác định NLĐ có đủ điều kiện hưởng dưỡng sức không. Điền ngày mà người quay lại làm việc sau khi nghỉ ốm đau.

- Từ ngày – đến ngày – số ngày thực nghỉ: điền theo thông tin ngày nghỉ dưỡng sức của người lao động.

- Từ ngày đơn vị đề nghị hưởng: = từ ngày.

- Điền thông tin tài khoản ngân hàng của người lao động để nhận trợ cấp

[2] Nghỉ dưỡng sức sau nghỉ thai sản

- Ngày quay trở lại làm việc: mục đích là xác định NLĐ có đủ điều kiện hưởng dưỡng sức không. Điền ngày người lao động quay trở lại làm việc khi hết chế độ thai sản.

- Từ ngày – đến ngày – số ngày thực nghỉ: điền theo thông tin người lao động nghỉ dưỡng sức

- Từ ngày đơn vị đề nghị hưởng: = từ ngày.

[3] Nghỉ dưỡng sức do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Ngày quay trở lại làm việc: mục đích là xác định NLĐ có đủ điều kiện hưởng dưỡng sức không. Điền ngày người lao động quay trở lại làm việc sau khi điều trị tai nạn lao động.

- Từ ngày – đến ngày – số ngày thực nghỉ: điền theo thông tin người lao động nghỉ dưỡng sức.

- Từ ngày đơn vị đề nghị hưởng: = từ ngày.

- Ngày giám định: điền ngày giám định thương tật của người lao động:

- Tỷ lệ giám định thương tật: điền tỷ lệ thương tật để xác định số ngày nghỉ dưỡng sức mà người lao động được nghỉ.

- Thông tin nhận trợ cấp: ghi thông tin tài khoản ngân hàng mà người lao động muốn nhận trợ cấp.

Video liên quan

Chủ Đề