Cách làm the ATM giả

Thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xảy ra nhiều vụ việc, vụ án liên quan đến lĩnh vực thanh toán điện tử, thanh toán thẻ ngân hàng.

Lực lượng công an phối hợp cùng các ngân hàng trong bảo mật thông tin thẻ ATM.

Đáng chú ý, các đối tượng xấu, trong đó có cả người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam lợi dụng sơ hở trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của máy ATM để lắp đặt thiết bị ghi lại thông tin thẻ [hay thiết bị Skimming] nhằm đánh cắp thông tin, làm giả thẻ ngân hàng để rút tiền nhằm chiếm đoạt tài sản tiếp tục diễn biến phức tạp và chiều hướng gia tăng. Theo cơ quan chức năng, trong năm 2018, trên cả nước xảy ra 178 vụ việc đánh cắp dữ liệu, gây thiệt hại hơn 6,2 tỷ đồng của 521 chủ thẻ ngân hàng; trong 6 tháng năm 2019 đã xảy ra 191 vụ, gây thiệt hại 21,8 tỷ đồng của 977 chủ thẻ.

Thủ đoạn của những đối tượng này là chúng đi đến các trụ ATM của các ngân hàng để giả vờ rút tiền nhằm lắp đặt thiết bị quay lén, thiết bị ghi lại thông tin trên thẻ từ của khách hàng và lấy đi những hóa đơn giao dịch khách hàng để lại. Sau đó chúng tiến hành phân tích dữ liệu từ những thông tin thu thập được, từ đó làm giả thẻ ATM để rút trộm tiền của khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, các đối tượng hoạt động với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi như: chia thành nhiều nhóm nhỏ [nhóm điều hành công việc, nhóm trộm cắp dữ liệu, nhóm làm thẻ giả, nhóm trực tiếp đi rút tiền tại máy ATM], phân công nhiệm vụ rõ ràng, di chuyển qua nhiều địa phương... nhằm đối phó với sự phát hiện, điều tra của cơ quan công an.

Lực lượng công an kiểm tra tại các trụ ATM.

Thời gian gần đây, tội phạm làm giả thẻ ATM của ngân hàng để rút tiền nhằm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng. 8 tháng năm 2019, lực lượng chức năng đã nhận được nhiều đơn trình báo của công dân về việc họ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi giao dịch trực tuyến; trộm cắp thông tin thẻ ATM. Trung tá Trịnh Văn Sơn, Phó Đội trưởng Đội 1 phụ trách điều tra tội phạm công nghệ cao, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Tội phạm làm giả thẻ ATM của ngân hàng để rút tiền nhằm chiếm đoạt tài sản hoạt động với thủ đoạn rất tinh vi. Thậm chí sau khi ăn cắp được thông tin tài khoản, chúng giả danh cán bộ ngân hàng gọi điện, lấy mật mã OTP giao dịch của khách hàng sau đó thực hiện chuyển tiền trực tuyến qua nhiều tài khoản trung gian. Nguyên nhân khiến tội phạm ăn cắp thông tin thẻ ATM có xu hướng gia tăng là do hoạt động của các trụ ATM hiện nay không có nhiều thay đổi, một số bộ phận của trụ ATM rất dễ dàng tháo lắp như khe đọc thẻ, bàn phím nhập mật khẩu. Ngoài ra, các thiết bị ăn cắp thông tin thẻ cùng cách thức sử dụng chúng hiện nay được rao bán tràn lan, công khai trên mạng xã hội và các giao dịch này đều thực hiện dưới dạng ẩn danh, rất khó khăn trong công tác điều tra, phá án. Để đối phó với loại tội phạm này, thời gian gần đây một loạt các ngân hàng đã tiến hành tăng cường bảo mật, bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi, giám sát hoạt động của trụ ATM qua hệ thống camera, kiểm tra định kỳ hằng ngày nhằm phát hiện kịp thời các thiết bị lạ được gắn vào trụ ATM. Về phía cơ quan công an, cũng chủ động theo dõi, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ điều tra viên, chủ động lập án đấu tranh. Đặc biệt là phối hợp với Bộ Công an để tiến hành điều tra, theo dõi vì tội phạm công nghệ cao thường không có giới hạn địa lý, chúng là tội phạm liên tỉnh, xuyên quốc gia.

Cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh nghiên cứu về hoạt động của tội phạm làm giả thẻ ATM

Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng trộm cắp thông tin thẻ tại máy ATM của các ngân hàng để chiếm đoạt tài sản, bên cạnh việc các cơ quan chức năng đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh thì mỗi người sử dụng dịch vụ thẻ ATM cần nâng cao ý thức cảnh giác của bản thân trong quá trình đăng ký, sử dụng thẻ ATM tại ngân hàng. Người sử dụng nên thay đổi mã PIN định kỳ, không khai báo mã này cho người khác hoặc khai báo trên các website dưới bất kỳ hình thức nào. Khi giao dịch, người sử dụng thẻ cần tuân thủ các nguyên tắc của ngân hàng đặt ra, tự bảo mật cho mình bằng cách che kín việc nhập thông tin thẻ, giữ lại hóa đơn sau khi sau giao dịch hoặc tiêu hủy tại nơi an toàn, kiểm tra mức độ an toàn của trụ ATM, không giao dịch tại các điểm ATM đáng ngờ, không đưa thẻ cho người khác dù vì bất kỳ lý do nào và báo ngay cho phía ngân hàng quản lý hoặc cơ quan có thẩm quyền khi gặp các dấu hiệu bất thường tại nơi giao dịch để kịp thời xừ lý, tránh thiệt hại xảy ra. Bên cạnh đó khi phát hiện những kẻ có dấu hiệu khả nghi như đi thành nhóm đến trụ ATM, che kín mặt đi vào bên trong điểm giao dịch nhưng không tiến hành rút tiền mà lắp đặt các vật dụng lạ trong trụ ATM thì cần báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của các đối tượng.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng cũng khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác khi giao dịch rút tiền tại các trụ ATM. Cụ thể, không thực hiện giao dịch nếu phát hiện trụ ATM có những điểm bất thường sau đây: Xung quanh khe đọc thẻ có các lỗ nhỏ [có thể bị gắn camera chụp trộm quá trình nhấn phím]. Cụm khe đọc thẻ lớn và dài hơn bình thường, việc cho thẻ vào máy không được dễ dàng, trơn tru. Phần bàn phím nhập mật khẩu nhô cao hơn bình thường, các phím nhấn lỏng lẻo do bị gắn thiết bị đọc thông tin; hoặc trên bàn phím có dán những miếng nylong nhỏ, băng dính để thu thập vân tay, ăn cắp mật khẩu.

Quốc Hương

  • TTO - Ngày 16-9, Công an TP Vinh, Nghệ An cho biết, đang tạm giữ hình sự ba nghi phạm mang quốc tịch Trung Quốc để điều tra về vụ ăn cắp tiền bằng thẻ ATM giả và rút gần 300 triệu đồng. Hiện vụ việc đang tiếp tục được mở rộng điều tra.

TP - Nhiều người sẵn sàng bỏ ra vài triệu đồng mua thẻ ATM không mang tên mình tại thị trường chợ đen. Những người bán thẻ ATM dạng này thường quảng cáo có số lượng lớn thẻ ATM… của tất cả các ngân hàng. Phóng viên Tiền Phong đã thâm nhập thị trường này trong vai một khách hàng đi mua thẻ ATM.

Dễ như đi chợ

Sau khi tìm hiểu, phóng viên liên hệ với người tự nhận tên Hùng [SN 1992] - chủ tài khoản facebook Ken Tran quảng cáo mua bán thẻ ATM. Hùng nói có thể làm được thẻ ATM của bất cứ các ngân hàng nào. Mỗi thẻ ATM có giá 2- 3,5 triệu đồng tùy nhu cầu sử dụng dịch vụ. Để câu khách, Hùng tặng kèm 1 sim rác đăng ký dịch vụ mobile banking để khách hàng tiện kiểm soát và thanh toán tiền trên mạng.

Sau nhiều lần trao đổi qua mạng, Hùng hẹn gặp tại phố Tô Hiệu [Hà Nội] và đưa cho chúng tôi một thẻ ATM Ngân hàng Sacombank mang tên Trần Kha Ly [giới tính: nam, SN 1990], cùng tất cả thông tin tài khoản. Chiếc thẻ ATM mới và chưa đổi mật khẩu.

Thấy khách thắc mắc về khả năng chủ CMND có thể ra ngân hàng rút tiền, khóa thẻ, Hùng không ngại ngần bảo: “Thẻ bên mình là thẻ ATM đăng ký thật. Tuy nhiên, CMND thì mình tự làm. Cứ lấy tên những người ở vùng cao, vùng xa còn khó khăn thì không cần lo. Thường họ sẽ không có tiền để đi làm thẻ ngân hàng. Khách thích tên gì hay muốn chủ tài khoản là nam, nữ hoặc năm sinh bao nhiêu đều được. Chỉ cần không làm mất thẻ, quên mật khẩu thì mọi thứ đều ok”. Hùng quảng cáo, khách mua bộ 3 - 7 thẻ ATM sẽ được tặng kèm CMND giả đã dùng để đăng ký những chiếc thẻ đó.

Để khách yên tâm, anh này bày cách sử dụng thẻ ATM mang tên người khác tại các ngân hàng đăng ký. Hùng nói, nếu người sử dụng là nam giới thì anh ta trực tiếp đến ngân hàng làm, nếu người cần là phụ nữ thì sẽ nhờ một bạn nữ. Trường hợp ảnh CMND không giống với người đi đăng ký cũng không sao. “Mặt không cần giống, ngân hàng vẫn làm cho thôi. Đôi khi mình không đóng dấu vào CMND vì làm vội nhưng ngân hàng cũng không để ý đâu”, Hùng nói.

  Khi đăng ký làm thẻ, Hùng sẽ tạo mẫu chữ ký đơn giản nhất, người sử dụng dễ dàng bắt chước. Chỉ cần có CMND, chữ ký đúng, người sử dụng “thẻ ATM không chính chủ” không cần lo gì cả.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại thị trường “chợ đen”, thẻ ATM không chỉ được làm như cách Hùng đang thực hiện. Trên một số fanpage bán thẻ ngân hàng, các đối tượng thường quảng cáo có thẻ ATM làm sẵn giá từ 50.000 - 100.000 đồng/chiếc. Hùng giải thích, những trường hợp này thường mua lại của sinh viên với giá 300 - 400 nghìn sau đó bán lại với giá gấp 8-10 lần. Tuy nhiên với loại giao dịch này, sinh viên chỉ bán thẻ mà không bán lại chứng minh thư hay sim đăng ký. Thẻ ATM sẽ trở nên vô giá trị nếu chủ tài khoản báo khóa thẻ với ngân hàng.

Ảnh chụp các giao dịch với chiếc thẻ mang tên Trần Kha Ly.

Một số nơi khác còn quảng cáo có thể làm thẻ giả. Chỉ cần bỏ ra hơn 100.000 đồng để mua phôi thẻ giả Trung Quốc và thông tin tài khoản từ hacker, các con buôn đã có một chiếc “thẻ giả sử dụng như thẻ thật” để bán cho người có nhu cầu. Hầu hết, thông tin bị đánh cắp là của tài khoản nước ngoài. Tuy nhiên, chủ tài khoản thấy có điểm bất thường sẽ báo công an và khóa tài khoản. Người mua khi đó sẽ mất tiền.

Hùng cho hay: “Mình làm 2-3 năm nay rồi. Bên mình chủ yếu cung cấp cho các bên cá độ trực tuyến, các website chơi cá độ bóng đá, casino,…. Họ là những khách “sộp”, có nhu cầu lớn trong việc giao dịch nên mỗi lần thường lấy đủ bộ 7 thẻ ngân hàng. Sau khi sử dụng 3- 4 tháng sẽ đổi thẻ một lần”, Hùng tiết lộ.

Khi được ngỏ ý muốn mua thêm CMND giả đã đăng ký chiếc thẻ ATM, Hùng không đồng ý vì một CMND có thể làm thêm thẻ ATM tại rất nhiều ngân hàng. Nếu bán cả CMND, Hùng không thể bán số thẻ còn lại.

Với chiếc thẻ Sacombank Hùng đưa tại buổi giao dịch [stk: 020063391xxx], chúng tôi thử chuyển một khoản tiền và rút tại cây ATM gần nhất. Chỉ trong tích tắc, mọi giao dịch đều được báo về số điện thoại 01664612xxx [sim số Hùng cung cấp khi mua thẻ ATM]. Đây là một chiếc thẻ ATM có đủ chức năng giao dịch, thanh toán, chuyển khoản dễ dàng như một chiếc thẻ thông thường, người sử dụng loại thẻ ATM này có thể giao dịch nhưng không lo lộ danh tính. Đây chính là “công cụ” giúp những kẻ lừa đảo, sử dụng các nguồn tiền bất chính.

Tiếp tay cho hoạt động rửa tiền?

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc mua bán thẻ ATM sẽ tác động đến nhiều mặt. Thứ nhất, người mua, sử dụng thẻ này sẽ không có lợi. Khi có vấn đề với tài khoản khác tên chủ tài khoản, họ không có đủ tư cách pháp nhân để khiếu nại với ngân hàng. Nếu ngân hàng phát hiện, số tiền này có thể bị chuyển đến cho chủ nhân thật của tài khoản. Thứ hai, đối với Nhà nước và ngân hàng, vì đây là thẻ không chính chủ nên mọi hoạt động quản lý, quản lý thuế cá nhân sẽ không xác định được và dễ bị thất thoát. Thứ ba, đây là loại thẻ tiếp tay cho các hành động rửa tiền, tống tiền, các giao dich, hành động phạm pháp khác…

TS Nguyễn Minh Phong cho rằng nguyên nhân của việc này bắt nguồn từ việc quản lý lỏng lẻo của ngân hàng.

“Những người làm giả CMND không bao giờ mang ảnh thật đến ngân hàng. Nếu ngân hàng phát hiện ra nhưng vẫn làm thẻ ATM là cố tình dung túng cho các hành vi phạm tội. Trước hiện tượng này, Nhà nước cần có chỉ đạo để ngăn chặn sớm. Về phía ngân hàng, cần tìm cách ngăn chặn tình trạng làm thẻ không chính chủ hiện nay”, ông Phong nói.

Cũng theo TS Nguyễn Minh Phong, mặc dù đây là hoạt động mua bán không hợp pháp nhưng vẫn chưa có quy định xử lý trách nhiệm cụ thể.

Nhóm PV Thời sự

Video liên quan

Chủ Đề