Cách chi tiêu tiết kiệm

Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng việc đặt ra mục tiêu cụ thể, phân bổ chi tiêu hợp lý, đầu tư ngắn, dài hạn...

Đặt ra mục tiêu tiết kiệm

Khi tiết kiệm tài chính, bạn nên đặt ra mục tiêu cụ thể. Ví dụ như, tiết kiệm cho dự định kinh doanh lớn/nhỏ; tiết kiệm để trả nợ, tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp.

Nếu bạn không có mục tiêu rõ ràng khi tiết kiệm tiền thì kế hoạch sẽ khó được thực hiện liên tục, thậm chí mất động lực tiết kiệm khi có sự cố nào đó xảy ra.

Phân bổ tài chính theo cách chia tiền vào từng giỏ

Bỏ tiền vào từng giỏ là cách giúp bạn chi tiêu hợp lý và có một khoản tiết kiệm. 

Tiết kiệm tiền bằng việc đặt ra mục tiêu cụ thể, phân bổ chi tiêu hợp lý, đầu tư ngắn/dài hạn... Đồ họa: M.H

Giỏ thứ nhất là những khoản chi tiêu cố định hàng tháng: tiền ăn, điện nước, sinh hoạt, xe cộ... Thường số tiền bỏ vào giỏ này là 50% tổng thu nhập của bạn trong tháng.

Giỏ thứ hai là khoản hưởng thụ cá nhân, chiếm 10-15% thu nhập. Ví dụ, tiền xem phim, cafe, quần áo, giày dép...

Giỏ thứ ba là dự phòng thất nghiệp. Không ai biết trước rằng, mình có thất nghiệp trong thời gian tới. Vì thế, hãy tiết kiệm tiền từ hôm nay. Số tiền bỏ vào giỏ này khoảng 15% tổng thu nhập của bạn.

Giỏ thứ tư là tiết kiệm dài hạn/ngắn hạn có mục tiêu. Ví dụ, bạn có thể trích ra 15% tổng thu nhập để gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán, bất động sản...

Chỉ rút tiền vừa phải trong tài khoản

Một kinh nghiệm nữa khi tiết kiệm tiền là chỉ rút đủ tiền trong thẻ ATM, thẻ tín dụng. Vì nếu có nhiều tiền mặt, bạn sẽ khó kiểm soát chi tiêu.

Tiết kiệm tiền từ những điều nhỏ nhặt nhất

“Tích tiểu thành đại” là bài học luôn đúng trong mọi thời đại. Ngay bây giờ, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như: tắt bớt đèn khi không sử dụng, chăm chỉ nấu cơm ở nhà thay vì ra cửa hàng ăn uống, sử dụng thẻ thành viên, tích điểm để có nhiều ưu đãi hơn,…

Thống kê và loại bỏ những khoản chi tiêu không hợp lý

Việc thống kê chi tiết chi tiêu, đặc biệt là các khoản không phù hợp cũng là một cách để tiết kiệm chi phí. Điều này càng trở nên đúng đắn với những người đã lập gia đình và nuôi con nhỏ.

Thông thường, một tháng bạn phải trả các khoản tiền cố định như: các khoản tiền trong tháng bạn cần phải chi bao gồm:

  • Tiền ăn uống, sinh hoạt, điện nước...
  • Tiền xăng xe đi lại.
  • Tiền nhà [nếu phải đi thuê hoặc mua trả góp]
  • Tiền mua sắm những vật dụng cần thiết.
  • Ngoài ra còn có các khoản tiền chi phí phát sinh: cưới hỏi, thăm nom người ốm, sinh nhật, tiệc tùng...

Bạn hãy thử cộng lại các khoản tiền chi tiêu trong một tháng để thấy nó có thực sự bằng hay lớn hơn khoản tài chính mà mình có. Nếu vượt qua ngưỡng cho phép của bản thân đặt ra, hãy tìm khoản nào thật sự không cần thiết và hạn chế lại. Bởi nếu không chi tiêu hợp lý thì bạn không thể tiết kiệm được tài chính nhàn rỗi.

Bắt đầu cuộc sống tự lập, không phải ai cũng có thể làm chủ được túi tiền của mình. Hãy học và tập làm quen với cách chi tiêu hợp lý nhé!

1. Mượn hoặc xin giáo trình:

Đặc thù của học Đại học đó là có những môn chỉ học 1 kỳ và sau đó tuyệt nhiên không cần dùng lại nữa. Vì thế mua những cuốn giáo trình và chỉ dùng trong thời gian ngắn thực sự rất tốn kém và lãng phí so với túi tiền của sinh viên. Hãy tận dụng nguồn sách của thư viện. Hầu hết thư viện trường nào cũng cho mượn giáo trình cùng rất nhiều tài liệu tham khảo. Bạn cũng có thể xin sách của các tiền bối đi trước. Mỗi kỳ có thể tiết kiệm được vài trăm nghìn đấy!

2. Phải phân biệt giữa “Cần” và “Thích”:

Thích thì vô cùng còn Cần chỉ có hạn. Ví dụ, bạn Thích một chiếc iPhone nhưng thực tế bạn chỉ Cần một chiếc điện thoại để nghe gọi và lướt web, giá 1/2 chiếc Iphone đó. Vì thế hãy hiểu rõ cái bạn thật sự Cần chứ không phải cái bạn Thích và luôn nhớ mình là sinh viên, chi tiêu cần giới hạn.

3. Mua trước đồ thiết yếu khi đi chơi:

Sinh viên là giai đoạn khá dư dả thời gian đồng thời cũng rất “máu me” việc đi chơi. Để tiết kiệm chi phí trong mỗi chuyến đi, bạn hãy chuẩn bị trước những đồ dùng thiết yếu.

4. Chia sẻ phòng trọ và chia nhau sắm:

Chi phí thuê phòng chiếm khá lớn trong chi tiêu hàng tháng. Bạn nên ở ghép với một hoặc một vài bạn khác. Đồ gia dụng các bạn nên chia ra mỗi người mua một loại để tránh lãng phí: người sắm nồi cơm điện, người mua bếp ga… Căn phòng của bạn sẽ đầy đủ vật dụng mà chi phí vẫn được san sẻ. Điều này cũng tiện khi chuyển ra ở riêng hoặc không sống cùng nhau nữa, bạn hoàn toàn có thể mang theo đồ đạc thuộc sở hữu của mình.

5. Luôn ghi lại các khoản chi tiêu:

Bạn hãy tập cho mình thói quen ghi lại những khoản chi tiêu hàng ngày dù lớn hay nhỏ. Từ đó bạn sẽ biết được lý do tại sao tháng này bạn tiêu nhiều tiền, tháng kia bạn tiêu ít tiền. Từ đó bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm để cân bằng chi tiêu hàng tháng.

6. Làm 1 công việc bán thời gian:

Bạn có thể kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống bằng cách làm một công việc bán thời gian. Có nhiều công việc dành cho sinh viên, và trong những dịp lễ, tết thì những công việc thời vụ luôn chào đón bạn. Hãy làm việc chăm chỉ nhưng cố gắng đừng để việc làm thêm ảnh hưởng đến việc học của bạn.

7. Đừng tiêu quá nhiều trong những buổi hẹn hò:

Đừng tiêu quá nhiều tiền trong những buổi hẹn hò của mình. Hãy có với nhau những buổi hẹn hò đơn giản mà vẫn tràn ngập tình yêu thương.

8. Ăn uống lành mạnh và hạn chế ăn vặt:

Ăn uống lành mạnh và dựa trên một khoản chi phí nhất định. Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến bệnh tật và bạn phải chi tiêu nhiều hơn. Bạn nên hạn chế ăn vặt nhất là những bữa ăn đêm.

9. Tiết kiệm chi phí đi lại:

Nếu ở gần trường, bạn có thể đi bộ hoặc đi xe đạp. Nếu ở xa, bạn có thể đi xe buýt với sự hỗ trợ của nhà nước. Khi giá xăng tăng vọt, việc đi xe máy không phải là một quyết định khôn ngoan.

Nguồn: blobla.com

Nếu không biết cách chi tiêu gia đình tiết kiệm, tất cả các dự định, mục tiêu trên đều không thể trở thành hiện thực. Và dưới đây là những bí quyết giúp bạn tiết kiệm thông minh mà vẫn đảm bảo cuộc sống thoải mái.

Đừng “vung tay quá trán”

Thực tế nhiều người hiện nay dù có thu nhập cao nhưng không biết cách chi tiêu gia đình tiết kiệm thì cũng không để ra được bao nhiêu. Ví dụ trường hợp của vợ chồng chị Ngọc tại quận Cầu Giấy, Hà Nội dù nhập gần 100 triệu/tháng nhưng hai vợ chồng chị vẫn phải đi thuê nhà bởi các khoản chi tiêu hàng tháng rất tốn kém. Chị tâm sự: “Một con theo học trường tiểu học quốc tế, một con theo học trường mẫu giáo tư, tiền thuê chung cư cao cấp, tiền thuê người giúp việc, rồi cả tiền ăn uống cuối tuần bên ngoài. Cộng thêm chi phí đi lại, cá nhân, mỗi tháng cũng ngót nghét gần 70 - 80 triệu đồng, thậm chí có tháng tốn cả trăm triệu”.

Chị Lan ở quận 2, thành phố Hồ Chí Minh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Chồng làm trưởng phòng, còn chị thì làm kế toán cho một công ty nước ngoài, thu nhập cả hai mỗi tháng hơn 50 triệu. Thế nhưng, hai vợ chồng lại khổ sở vì chi phí “nuôi” chiếc xe hơi mới mua và thói quen sẵn sàng chi tiền quần áo mới, chạy theo “mốt” của chị. Trung bình hai khoản này mỗi tháng đã tốn gần 30  triệu. Cộng thêm tiền thuê người giúp việc, tiền sữa cho con cũng tiêu tốn gần 10 triệu nữa. Mang tiếng thu nhập cao nhưng mỗi tháng hai vợ chồng chỉ gửi về cho gia đình được 5 triệu, số còn lại tiết kiệm chẳng đáng là bao.

Page 2

Bạn hãy chú ý cân bằng khoản chi tiêu cho ăn uống, thay vì thường xuyên đi ăn ngoài thì nên tự mình nấu ăn tại nhà. Trong trường hợp ra ngoài ăn, hãy biết kiểm soát chi phí, đừng nên vung tay tiêu quá nhiều vào những món ăn và đồ uống đắt tiền.

Sản phẩm công nghệ

Theo một báo cáo chỉ số niềm tin người tiêu dùng của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, có 46% người tiêu dùng Việt Nam muốn chi tiền cho các sản phẩm công nghệ mới. Điều này cho thấy mức độ quan tâm của người Việt đối với các sản phẩm công nghệ mới là rất lớn. Thực tế, bất kỳ ai cũng khó tránh khỏi sức hút của những dòng sản phẩm mới mà các hãng công nghệ như Apple, Samsung ra mắt mỗi năm. Nhưng Steve Adcock chỉ ra, việc chạy theo các dòng sản phẩm công nghệ mới sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của bạn. Bạn chỉ nên thay đổi điện thoại, máy tính của mình khi chúng gặp sự cố kỹ thuật lớn hay ngừng hoạt động hoàn toàn. Khi mua sắm đồ công nghệ nên lựa chọn đúng theo nhu cầu của bạn thân, không nên chạy theo xu hướng và mẫu mã mỗi năm.

Anh Steve Adcock cho hay, việc không nâng cấp điện thoại hàng năm giúp anh tiết kiệm tới 1.500 USD. Thay vì sở hữu một sản phẩm công nghệ mới mà mất giá hàng năm, anh nghĩ đến việc đầu tư tiền vào các quỹ đầu tư như chứng khoán để thu về lợi nhuận.

Mua sắm quần áo

Quy tắc mua quần áo của Steve Adcock là: Mua ít, “Tôi chỉ mua những thứ cần thiết. Tôi chỉ thay chúng khi chúng rách hoặc không còn vừa nữa”. Mỗi năm trung bình anh mua sắm quần áo 2 hay 3 lần và tiêu 50 – 100 USD cho mỗi lần.

Thời trang là lĩnh vực hấp dẫn rất nhiều người, mỗi năm ngành này tung ra thị trường rất nhiều mẫu quần áo khác nhau, nhưng bạn nên nhớ chỉ vài tháng là quần áo bạn mua đã lỗi mốt. Bởi vậy, trước khi mua hàng, hãy hỏi xem bạn có cần đến nó hay không và hãy biết từ chối bạn thân khi có thể.

Video liên quan

Chủ Đề