Cách làm giảm sưng chân khi bị ngã

Cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006.

Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 177.233 lần.

Sưng là tình trạng rất phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường thì bạn có thể điều trị thành công tại nhà. Nếu bạn bị sưng cục bộ do chấn thương hoặc do thủ thuật y tế, các liệu pháp như nghỉ ngơi và chườm đá thường sẽ hiệu quả. Với tình trạng tích nước mãn tính [phù] do mang thai, tác dụng phụ của thuốc, suy tim sung huyết, bệnh tim mạch hoặc các nguyên nhân khác, các liệu pháp như tập vận động nhẹ và thay đổi chế độ ăn có thể có tác dụng. Trừ khi bạn bị sưng trong trường hợp cấp cứu [chẳng hạn như do phản ứng dị ứng] vốn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp, hãy đọc các lời khuyên hữu ích sau đây để giảm sưng tại nhà.

Các bước

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Điều trị sưng do chấn thương

  1. 1
    Nghỉ ngơi và nâng cao vùng bị sưng. Nếu bị trẹo mắt cá chân khi chơi thể thao chẳng hạn, nếu bạn cứ cố cứng cỏi bằng cách vẫn chơi tiếp vào ngày hôm sau thì tình hình sẽ càng xấu hơn. Thay vào đó, hãy để cho chỗ sưng có thời gian nghỉ ngơi và bình phục! Khi có thể, bạn hãy kê cao vùng bị sưng sao cho ngang bằng hoặc cao hơn tim điều này sẽ giúp kiểm soát lưu lượng máu đến vùng bị sưng.[1]
    • Trong nhiều trường hợp, tình trạng sưng sẽ tự khỏi sau 1-3 ngày nghỉ ngơi.
    • Nếu bị thương ở bàn chân, bạn nên cân nhắc dùng nạng hoặc gậy chống để giảm bớt áp lực cho vùng bị sưng. Khi ngồi hoặc nằm, hãy kê chân lên gối.
    • Nếu bị sưng ở cánh tay do chấn thương, bạn hãy dùng tay kia trong sinh hoạt hàng ngày hoặc nhờ người khác giúp đỡ. Dùng băng đeo tay để nâng cánh tay nếu cần thiết.
  2. 2
    Chườm đá 20 phút mỗi tiếng trong 3 ngày đầu. Liệu pháp chườm đá có hiệu quả nhất trong 72 giờ đầu sau khi bị sưng. Dùng khăn quấn túi đá, đá viên hoặc túi rau củ đông lạnh và đắp vào vùng bị sưng tối đa 20 phút, sau đó chờ ít nhất 40 phút trước khi chườm lần nữa. Không chườm nhiều lần hơn; nếu không, bạn có bạn có thể bị sưng nhiều hơn.[2]
    • Liệu pháp chườm đá giúp giảm lưu lượng máu dẫn đến vùng bị sưng, giúp giảm sưng, viêm và đau.
    • Nếu bạn vẫn bị đau và sưng ở vùng bị thương sau 72 tiếng chườm đá thường xuyên, hãy liên lạc với bác sĩ. Gọi cho bác sĩ sớm hơn nếu tình trạng đau hoặc sưng xấu đi dù đã thường xuyên chườm đá.
    • Không chườm đá trực tiếp lên da, vì nó có thể gây tổn thương.
  3. 3
    Uống thuốc kháng viêm không steroid [NSAID] không kê toa để giảm viêm và đau. Các thuốc NSAID không kê toa thông dụng bao gồm ibuprofen [Motrin/Advil] và naproxen [Aleve]. Aspirin cũng là một loại thuốc NSAID, nhưng có nguy cơ gây khó chịu trong dạ dày hoặc các vấn đề về đông máu. Acetaminophen [Tylenol] giúp giảm đau nhưng không có tác dụng giảm sưng trực tiếp.[3]
    • Uống thuốc không kê toa theo hướng dẫn trên bao bì thuốc. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang uống bất cứ loại thuốc kê toa nào, nếu gặp phải các tác dụng phụ hoặc có thắc mắc nào về thuốc.
  4. 4
    Quấn vùng bị thương để bảo vệ và giúp ngăn ngừa sưng thêm. Nếu bạn bị sưng mắt cá chân, đầu gối, cổ tay hoặc khuỷu tay, hãy thử quấn vùng bị thương bằng băng đàn hồi chống dính. Quấn băng xung quanh vùng bị thương sao cho có cảm giác ép nhẹ nhưng không đau, tê hoặc châm chích. Quấn lại băng khi cần nếu nó lỏng ra và giữ yên trong thời gian tối thiểu 72 tiếng đầu tiên sau khi bị sưng.[4]
    • Nếu có thể liên lạc với huấn luyện viên thể thao, chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ, bạn hãy hỏi họ về cách quấn khớp bị thương.
    • Bạn cũng có thể thử dùng vớ y khoa để băng ép mắt cá chân, hoặc dùng băng thun dạng ống để băng đầu gối hoặc khuỷu tay. Cũng như băng quấn, bạn cần đảm bảo băng ép không quá chặt đến mức có cảm giác châm chích, tê hoặc đau.
  5. 5
    Tránh chườm nóng trong 3 ngày đầu. Ghi nhớ điều này trong 72 tiếng đầu tiên bị sưng: hãy chườm lạnh, không chườm nóng! Sức nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu và sưng thêm. Tuy nhiên, sau 72 tiếng và khi tình trạng sưng bắt đầu giảm, liệu pháp chườm nóng 20 phút sau mỗi tiếng có thể giúp làm dịu và thả lỏng các khớp và cơ bị cứng.[5]
    • Sau 72 giờ đầu tiên chườm đá thường xuyên, bạn sẽ thấy đỡ hơn với phương pháp luân phiên chườm lạnh và chườm nóng ví dụ, chườm đá 20 phút, nghỉ 40 phút, sau đó chườm nóng 20 phút, cứ thế tiếp tục chườm.
  6. 6
    Ăn theo thực đơn Địa Trung Hải có tác dụng giảm viêm. Nói chung, các thực phẩm lành mạnh như hoa quả và rau xanh thường có tác dụng giảm viêm, trong khi các thực phẩm ít lành mạnh có thể gây viêm nặng hơn. Bạn cũng có thể giảm sưng với chế độ ăn chống viêm giàu protein chất lượng cao và rau củ có chỉ số glycemic thấp. Cố gắng cắt giảm thức ăn chiên rán, thịt chế biến, ngũ cốc tinh chế, đường tinh luyện và chất béo không lành mạnh, đồng thời tăng các thực phẩm có trong chế độ ăn Địa Trung Hải, đặc biệt là các thực phẩm sau:[6]
    • Dầu ô liu
    • Các loại hoa quả như dâu tây, việt quất, anh đào và cam
    • Rau lá xanh như rau bó xôi, cải xoăn và cải rổ
    • Các loại quả hạch như hạnh nhân và quả óc chó
    • Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu và cá mòi

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Điều trị tình trạng sưng mãn tính

  1. 1
    Uống thuốc lợi tiểu nếu được kê toa để trị chứng phù. Nếu bạn gặp phải tìnhg trạng tích nước [phù] do các vấn đề như thai nghén, tác dụng phụ của thuốc, bệnh thận, bệnh xơ gan hoặc suy tim sung huyết, bác sĩ có thể kê toa thuốc lợi tiểu như furosemide [Lasix]. Bạn có thể được kê toa thuốc furosemide dạng uống hoặc dạng tiêm [do nhân viên y tế thực hiện]. Hãy tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ với cả hai dạng.[7]
    • Các thuốc lợi tiểu đôi khi còn được gọi là thuốc lợi niệu. Thuốc giúp giảm tích nước bằng cách hạn chế lượng muối mà cơ thể hấp thụ.[8]
    • Hiện tượng phù nề thường xảy ra nhất ở bàn chân, mắt cá chân và chân, đôi khi ở bàn tay và cánh tay.
  2. 2
    Tập các bài tập nhẹ, chẳng hạn như đi bộ để giảm tình trạng sưng mãn tính. Nghỉ ngơi thường là liệu pháp tốt nhất dể điều trị sưng do chấn thương hoặc thủ thuật y tế. Tuy nhiên, trường hợp sưng mãn tính do tình trạng sức khoẻ [chẳng hạn như mang thai] hoặc các thói quen trong sinh hoạt [như ngồi bàn giấy suốt ngày] sẽ đáp ứng tốt hơn khi bạn kết hợp nghỉ ngơi và các bài tập nhẹ nhàng đều đặn. Nếu bạn bị sưng ở bụng hoặc phần dưới cơ thể chẳng hạn, hãy ngồi dậy và đi bộ khoảng 5 phút rải ra trong cả ngày. Bạn cũng có thể chọn các hoạt động nhẹ nhàng khác như yoga, bơi lội hoặc tập aerobic dưới nước.[9]
    • Tập các tư thế yoga như thác nước sẽ giúp cho lượng nước tích tụ ở chân chảy đến các vùng khác của cơ thể và giảm sưng.
    • Đừng tập quá mức! Chỉ giới hạn trong các hoạt động nhẹ vốn không gây đau nhức hoặc sưng thêm.
    • Nếu bạn ngồi làm việc ở bàn giấy cả ngày và bị sưng chân, hãy nhớ dành chút thời gian đi bộ nhanh quanh văn phòng tối thiểu mỗi tiếng một lần.
  3. 3
    Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm lợi tiểu tự nhiên. Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng có tác dụng lợi tiểu tự nhiên như măng tây, rau mùi tây, củ cải đường, nho, đậu cô ve, dứa, bí ngô, hành tây, tỏi tây, tỏi. Tuy nhiên, nếu bạn đang uống thuốc lợi tiểu thì đừng ăn thêm các thực phẩm này mà không hỏi bác sĩ trước.[10]
    • Tình trạng thiếu dưỡng chất, đặc biệt là kali, magie, canxi và kẽm luôn là mối lo ngại nếu bạn bị phù và đang uống thuốc lợi tiểu. Thực phẩm bổ sung có thể là cần thiết, nhưng bạn cũng nên thử ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng sau:[11]
      • Kali: khoai tây, khoai lang, đậu và chuối
      • Magie: Các loại quả hạch, hạt, đậu và rau lá xanh đậm
      • Canxi: Các sản phẩm từ sữa, bông cải xanh và cải xoăn
      • Kẽm: thịt, thịt gia cầm, cá, cây họ đậu và các sản phẩm sữa
  4. 4
    Giảm lượng muối nạp vào cơ thể để giảm tích nước. Việc giảm lượng natri là đặc biệt hữu ích nếu bạn bị phù, nhưng cách này cũng có lợi trong mọi trường hợp sưng.[12] Hơn nữa, việc này còn tốt cho sức khoẻ tổng thể của bạn nữa! Giảm muối nạp vào cơ thể bằng cách hạn chế ăn thực phẩm chế biến và thực phẩm đóng gói, thay vào đó là các thứ khác ít muối hoặc không chứa muối. Nêm các gia vị như thảo mộc hoặc rau thơm thay vì thêm muối vào món ăn..[13]
    • Tuy rằng khuyến nghị về lượng natri cho người lớn ở Hoa Kỳ hiên nay là dưới 2.300 mg/ngày, bạn nên cố gắng giảm xuống 1.500 mg hoặc ít hơn. Tình trạng thiếu natri rất khó xảy ra, nhưng bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu có bệnh suy tim sung huyết.[14]
  5. 5
    Uống nhiều nước để giảm sưng. Vì tất cả các trường hợp sưng, đặc biệt là phù nề, đều bao gồm tình trạng tích nước, có thể bạn muốn giảm lượng chất lỏng uống vào. Tuy nhiên, uống đủ nước lại là cần thiết để đào thải natri trong cơ thể và giúp giảm sưng. Thay vì cố gắng uống đủ một lượng nước nào đó, bạn nên uống nước thường xuyên trong ngày sao cho không bao giờ cảm thấy khát.[15]
    • Tình trạng sưng không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu mất nước.
    • Uống nước, ăn hoa quả và rau có nhiều nước, đồng thời giảm thức uống chứa cồn [làm tăng tình trạng tích nước] và thức uống có đường [thường có chứa natri giấu mặt]

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Tìm sự chăm sóc y tế

  1. 1
    Hành động tức thì nếu bạn bị sưng do phản ứng dị ứng. Tình trạng di ứng nghiêm trọng [sốc phản vệ] có thể nguy hiểm đến tính mạng và gây sưng rất nhanh ở mặt, môi, lưỡi và họng. Các dấu hiệu khác của sốc phản vệ là thở nông, khò khè, ho, hạ huyết áp, mạch yếu, khó nuốt, đau ngực, buồn nôn và nôn, chóng mặt và mất ý thức. Nếu bạn có các triệu chứng này, hãy thực hiện các bước sau ngay lập tức:[16]
    • Dùng bút tiêm EpiPen [thuốc tiêm epinephrine] nếu bạn đã được kê toa do có tiền sử dị ứng. Tiêm liều thuốc vào mặt ngoài của đùi, xuyên qua quần áo. Nếu bạn không có EpiPen, hãy lập tức chuyển sang bước tiếp theo.
    • Gọi dịch vụ cấp cứu, hoặc tốt nhất là nhờ người gọi. Luôn luôn sử dụng bút tiêm EpiPen trước [nếu có].
    • Tìm sự chăm sóc y tế và đến gặp bác sĩ tổng quát hoặc chuyên gia dị ứng, ngay cả khi bạn cảm thấy đã khá hơn sau khi dùng bút tiêm EpiPen.
  2. 2
    Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị sưng dai dẳng. Ví dụ, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn liên tục bị sưng ở bàn chân và mắt cá chân hoặc bụng. Tương tự, bạn cũng cần liên lạc với bác sĩ nếu bị sưng cổ tay do một chấn thương thể thao và không đáp ứng với các liệu pháp như nghỉ ngơi và chườm đá trong 72 giờ. Trong các trường hợp này, quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn khiến cơ thể bị sưng. Mặc dù một chấn thương có thể phải mất 2-3 tuần mới thuyên giảm hoàn toàn, nhưng tốt nhất là phải loại trừ các nguyên nhân khác.[17]
    • Đừng quá lo lắng! Sưng không phải là vấn đề lớn trong hầu hết các trường hợp, nhưng bạn cũng nên loại trừ các vấn đề có thể xảy ra.
    • Tình trạng phù nặng trong thai kỳ có thể là một dấu hiệu của chứng tiền sản giật, một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và gây ra chứng cao huyết áp kèm với sưng.
    • Một số loại thuốc có thể gây sưng trong cơ thể. Các thuốc chống trầm cảm, liệu pháp hoóc môn và thuốc điều trị huyết áp cũng có thể gây sưng.
    • Bệnh suy tim, suy thận và suy gan có thể khiến chất lỏng tich tụ trong cơ thể và dẫn đến sưng.
  3. 3
    Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị sưng đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng khác. Hiện tượng sưng kết hợp với các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có các vấn đề nghiêm trọng về tim, thận hoặc gan. Trong trường hợp này, bạn cần tim sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Liên lạc với bác sĩ nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào sau đây:[18]
    • Đau ngực
    • Thở nhanh
    • Sốt
    • Nóng ở vùng bị sưng
    • Mức độ sưng tăng đột ngột trong thai kỳ
    • Sưng đi kèm với các vấn đề về tim và gan đã được chẩn đoán
Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề