Cách để con người bất tử

Bất tử, tức là không bao giờ chết. Về mặt sinh học, chúng ta có thể “chết” ở cấp độ tế bào. Còn về mặt xã hội, chúng ta sẽ “chết” khi chẳng còn ai nhớ tới.

Như vậy, logic ở đây là, những người được lưu danh sử sách có thể coi như Người Bất Tử.

Hẳn nhiên, các em có thể tuỳ chọn cách để “Sống” trong lịch sử nhân loại. Thí dụ trở thành một lãnh đạo độc tài với tội ác diệt chủng như Adolf Hitler, một trái tim nhân ái tràn ngập yêu thương như Mẹ Têrêsa. Hoặc thậm chí, là một Người Tiên Phong như… con tàu vũ trụ Pioneer 10 chẳng hạn.

Ngày 22/01/2003, Pioneer 10 đã gửi về mặt đất những tín hiệu yếu ớt cuối cùng để rồi mãi mãi biến mất vào thiên hà, sau hơn 30 năm bay trong vũ trụ.

Được thiết kế phục vụ chuyến bay dài 21 tháng, nhưng Pioneer 10 đã bền bỉ hoạt động gấp 10 lần khoảng thời gian đó. Nó đã thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình là chụp ảnh về hai hành tinh khí khổng lồ sao Mộc và sao Thổ, cũng như truyền về trái đất các số liệu về bức xạ liên hành tinh và trường từ.

Pioneer 10 trôi giạt tự do giữa các vì sao, mang theo thông điệp của sinh vật đã tạo ra nó. Đó là một bản khắc bằng vàng, vẽ vị trí của trái đất trong hệ mặt trời và một thông điệp hoà bình gửi tới bất cứ sự sống nào trong vũ trụ nếu nó tình cờ bắt gặp.

Đúng 19 năm sau, ngày 22/01/2022, Thế giới chứng kiến sự ra đi của một sứ giả hoà bình khác – thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Ông là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” [engaged Buddhism] trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire, do ông viết. Với những hoạt động không ngừng nghỉ của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma.

Mục sư Martin Luther King từng đề cử thiền sư Thích Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, ông là một trong những người tiên phong mang đạo Phật, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân với gần 1.250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và độc giả trên khắp năm châu.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh thời đã làm được một việc tưởng chừng không thể, mang tầm vóc lớn lao về tôn giáo và chính trị, đó là tổ chức đại lễ cầu siêu độ cho tất cả đồng bào tử nạn trong chiến tranh, trong đó có chiến sĩ trận vong, nạn nhân chiến tranh, những người bị mất tích mà hài cốt chưa tìm được… không phân biệt chủng tộc, Bắc Nam, tôn giáo, chính kiến, già trẻ hay trai gái. Tóm lại là cầu siêu cho cả phe ta và phe địch, phe tà và phe chính [ở góc nhìn xã hội].

Ông nói, “… nếu Bắc – Nam cùng nắm tay nhau; trong và ngoài nước nắm tay nhau thì cơ hội của đất nước sẽ lớn hơn. Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta phải tìm cách thống nhất lòng người. Cần xóa bỏ những hận thù để trở về với quê hương, với đất nước, để xem nhau như anh em trong một nhà”.

Tiến trình để xây dựng Thương hiệu Cá nhân trải qua 5 giai đoạn: Biết – Hiểu – Tin – Yêu – Sùng. Nguyên lý để đạt tới “cảnh giới” cao nhất, chính là trở thành người kiến tạo Hoà Bình, hiểu đơn giản là sống vì người khác.

Hy sinh bản thân mình, sống vì hạnh phúc của ông bà cha mẹ, chúng ta sẽ được Sùng ở cấp độ Gia Đình. Bỏ qua các khác biệt giữa nhà này với nhà kia, giúp họ xoá đi mọi hận thù, mang đến sự yêu thương gắn kết giữa gia đình này với gia đình khác, chúng ta sẽ được Sùng ở cấp độ Xóm làng thôn bản. Xoá bỏ ranh giới định kiến vùng miền, đoàn kết người dân ở khắp mọi miền đất nước, chúng ta sẽ được Sùng ở cấp độ Quốc gia. Vượt qua rào cản về chính trị, tôn giáo, màu da, văn hoá và sắc tộc, chúng ta sẽ được Sùng ở cấp độ toàn cầu.

Hoà Bình chính là chìa khoá. Vậy làm sao để trở thành một sứ giả hoà bình? Vẫn theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong đạo Phật có nói tới ba cái đức: Đoạn đức: cắt đứt những đam mê, tham vọng, hận thù; Trí đức: có trí tuệ để có phương pháp giải quyết những vấn đề, ví dụ như chia rẽ, hận thù, chống đối, thành kiến; Ân đức: thương yêu và tha thứ. Con người có ba đức ấy ban phát hạnh phúc xung quanh rất nhiều.

Ngày hôm nay, Sư ông viên tịch ở cấp độ tế bào. Nhưng tinh thần và những bài học Sư ông để lại sẽ không bao giờ chết. Cũng giống như Phi thuyền Pioneer 10, sự ra đi này chỉ đơn giản là kết thúc một sứ mệnh ở cõi trần. Để từ đó, trong vũ trụ rộng lớn bao la sẽ bắt đầu hành trình mới của một vì tinh tú.

Theo Nguyễn Ngọc Long

Nếu mạo hiểm tính mạng của mình đồng nghĩa với việc, bằng một cách nào đó, sẽ đem lại khả năng kéo dài tuổi thọ đáng kể, liệu bạn có chấp nhận đi trên con đường đó đến cùng?

Hay có thực hay không chuyện chết đi để rồi được hồi sinh vào một thời điểm khác trong tương lai?

Chắc hẳn trong chúng ta hầu hết đều chưa dám đưa ra một quyết định dứt khoát nếu ở trong tình huống chọn lựa như vậy.

Nhưng những nhân vật sau lại tìm mọi cách để chạm tay vào liều thuốc cho sự trường sinh bất lão hoặc suối nguồn tươi trẻ, để rồi bỏ mạng vô ích trong công cuộc tìm kiếm xa vời ấy.

Bù lại, trái ngược với những trường hợp bi thảm này, truyền thuyết về Juan Ponce de Leon được ghi lại là người duy nhất thu được kết quả trong nỗ lực của mình đi tìm Suối nguồn của Sự sống.

Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là một huyền thoại được kể lại, còn sự thật lại gắn liền với nhiều cái chết tuyệt vọng của những người đang nuôi hy vọng đạt được sự bất tử, cũng như sự sống có thể kéo dài đến kiếp sau.

1. Truyền máu

Alexander Bogdanov là một nhân vật khá nổi tiếng trong quá khứ, chưa kể đến cái chết kỳ lạ của ông.

Bogdanov từng sáng lập nên phong trào nghệ thuật Proletkult, đồng thời phát triển lĩnh vực nghiên cứu hình thái và cấu trúc sinh vật học.

Ông cũng giữ vững lập trường và quan điểm của mình, tin rằng phương pháp truyền máu có thể là chìa khóa dẫn đến sự bất tử.

Điều gì đến cũng phải đến. Bogdanov đã tiến hành vài thử nghiệm trao đổi máu, và thu được kết quả tốt - đó là ông nghĩ như vậy.

Ông cho rằng sức khỏe của mình đã thay đổi tích cực sau mỗi lần thực hiện thành công.

Cho tới lần cuối cùng định mệnh, ông truyền máu với một sinh viên bị bệnh sốt rét và đã tử vong không lâu sau đó.

Không rõ Bogdanov chết vì virus sốt rét hay do không tương thích với nhóm máu của sinh viên kia - mọi chuyện vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải thích xác đáng.

Nhưng cậu sinh viên đã may mắn sống sót sau lần thử nghiệm đó.

2. Thuốc "trường sinh bất lão"

Hình ảnh những loại thuốc có tác dụng kéo dài cuộc sống đã trở thành một nét độc đáo trong những truyền thuyết của người Trung Quốc, thậm chí được đưa lên rất nhiều tình tiết trong phim ảnh, tiêu biểu như lò luyện đan của Thái Thượng Lão Ông trong Tây Du Ký.

Vậy còn trong lịch sử những triều đại thực sự của đất nước rộng lớn này thì sao?

Đã có rất nhiều thầy thuốc nói rằng họ đã chế xuất ra được công thức hoàn hảo cho liều thuốc tiên, nhưng trong những ghi chép được tìm thấy, những bài thuốc "quý hiếm" này không những chẳng tỏ ra tác dụng là bao, mà lại còn... giết ngược lại khổ chủ.

Tần Thủy Hoàng, Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần, chết ở tuổi 39 chỉ vì uống thuốc chiết xuất từ thủy ngân - thứ mà ông cho rằng sẽ khiến mình bất tử.

Thậm chí, công thức trên còn được chôn cùng ông dưới lăng mộ của mình.

Còn nhiều trường hợp khác cũng chỉ vì muốn có trong tay quyền năng của các vị thánh mà bỏ mạng.

Năm vị vua nhà Đường cũng không phải là ngoại lệ: theo đuổi liều thuốc trường sinh bất diệt, để rồi có người phát điên vì uống thuốc, cuối cùng thái giám trong cung phải ra tay ám sát ông.

Không chỉ có vậy, cái chết của một vị vua nhà Minh cũng được cho là xuất phát từ nỗ lực mù quáng tìm kiếm chìa khóa cho sự bất tử.

3. Dung dịch làm từ vàng

Mặc dù Vua Henry II của Pháp đã kết hôn với Phu nhân Catherine de' Medici, những một người còn gần gũi với ông hơn cả là góa phụ Diane de Poitiers.

Bà nổi tiếng được biết đến với vẻ đẹp quyến rũ vượt thời gian.

Khi ấy, người ta cho rằng nếu muốn giữ gìn nét đẹp tuổi thanh xuân, một liều thuốc pha chế từ vàng chloride và ether [C2H5OC2H5] sẽ ngăn chặn được tác động của thời gian.

Tuy nhiên, bà Diane đã chết dần chết mòn vì loại thuốc đó, giã từ cõi đời ở tuổi 66. Nhiều bằng chứng sau này khi phân tích mẫu tóc của bà cũng công nhận sự nhiễm độc kim loại mà vàng gây nên.

Chắc chắn Diane không phải trường hợp duy nhất vì niềm tin điên rồ mà phải bỏ mạng như vậy.

Cũng đã có những ghi chép về nhiều ca tử vong do lạm dụng thạch tín trong làm đẹp hoặc ngay cả lưỡi dao oan nghiệt trong phẫu thuật thẩm mỹ.

4. Tự cho bản thân nhiễm độc thủy ngân

Như đã đề cập, các thầy thuốc Trung Quốc có liên quan đến việc sử dụng thủy ngân vào quá trình tìm kiếm liều thuốc bất tử.

Thế nhưng không chỉ văn hóa Trung Quốc mà cả các nhà hóa học phương Tây cũng từng quên ăn quên ngủ tìm ra công thức cho "Viên đá của Nhà hiền triết" - một hợp chất có tác dụng hồi sinh tuổi trẻ cho con người.

Và thủy ngân lại là một cái tên quen thuộc xuất hiện hầu hết trong công thức chế tạo nên nó.

Tất nhiên, thao tác và làm việc với một hàm lượng thủy ngân cao như vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chính các nhà khoa học chế xuất ra phương thuốc.

Isaac Newton là một trường hợp điển hình, đã từng có dấu hiệu nhiễm độc vào cuối cuộc đời: các cơn co giật, ảo giác, rối loạn thần kinh và cả chứng mất ngủ nữa.

5. Tinh hoàn của chuột lang

Charles-Édouard Brown-Séquard là một nhà sinh lý học và chuyên gia nghiên cứu về thần kinh con người.

Nhưng những công trình nghiên cứu của ông lại phá hủy mọi danh tiếng vốn có trước đó.

Cụ thể, ông tiến hành tiêm vào cơ thể chiết xuất từ tinh hoàn của chuột lang và chó, khẳng định rằng nó có tác dụng "cải lão hoàn đồng".

Brown-Séquard vẫn duy trì quá trình đó cho tới khi từ giã cõi đời ở tuổi 76, đồng thời hầu hết đồng nghiệp của ông cũng không công nhận tác dụng thật sự của liều thuốc này.

Trước đó, Brown-Séquard đã công bố rằng mình tìm ra công thức của suối nguồn của sự sống, sau đó phân phát chúng cho các nhà khoa học khác.

Một số hưởng ứng, gọi nó là một phương thuốc thần kỳ, trong khi số khác thì không thể chịu đựng được. Ít nhất một trường hợp đã được xác nhận tử vong sau khi nghe theo lời của Brown-Séquard.

Một trong những ghi chép khó tin nhất là Pud Gavin - cầu thủ ném bóng chuyên nghiệp đi đầu sử dụng chất kích thích trong thể thao - khẳng định rằng hợp chất của Brown-Séquard thật sự khiến mình chơi tốt hơn nhiều.

Nhưng chắc chắn chúng không làm anh bất tử, vì cuối cùng anh cũng chết vì chứng viêm loét dạ dày ở tuổi 45.

6. Ngủ đông

Đã từng có nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh việc có nên cho phép bảo quản cơ thể những người bị bệnh hiểm nghèo để có thêm thời gian tìm ra cách chữa trị trong tương lai.

Một trong những vụ việc nổi bật nhất khi ấy liên quan tới Thomas A. Donaldson khi ông đệ đơn yêu cầu Tòa án California cho mình được quyền áp dụng phương pháp trên [sau khi Donaldson qua đời, cơ thể ông cũng được chấp thuận để bảo quản trong tình trạng đông lạnh vào năm 2006].

Về cơ bản, hình thức này chỉ cho phép được đem ra ứng dụng khi cơ thể đã hoàn toàn ngừng hoạt động, nhưng một vài người lại "nóng lòng được chết" để được bảo quản cơ thể mình nhanh hết sức có thể.

Trung tâm Alcor - nghiên cứu về lĩnh vực kéo dài sự sống - đã nhắc đến một khách hàng của mình hỏi cách được chết ngay lập tức, rút ngắn thời gian và công đoạn.

Cuối cùng, ông ta đã tự bắn vào đầu mình, sau đó cũng được đưa vào buồng đông lạnh.

Chưa ai dám chắc sự thành công của quá trình "hồi sinh" này có suôn sẻ trong tương lai hay không, nhưng chắc chắn hành động của người khách hàng kia chỉ làm mọi việc khó khăn và phức tạp hơn cho chính bản thân mình mà thôi.

Tham khảo: Gizmodo

Bé gái 12 tuổi chết đuối thương tâm khi giúp cụ già qua đường: Sao ông trời nỡ bắt em đi

Video liên quan

Chủ Đề