Cách cai sữa cho be mà mẹ không đau

Giai đoạn sau sinh và cho con bú là lúc cơ thể của người mẹ sẽ chịu nhiều thay đổi và thường bị đau bầu ngực. Nhiều mẹ thường tìm cách cai sữa cho bé sớm và giúp mẹ không đau bầu ngực sau khi bé cai sữa thành công. Quá trình này để giúp các mẹ có thể chăm sóc bản thân, giữ được sức khỏe trong quá trình chăm con

Trong suốt khoản thời gian đến 9 tháng 10 ngày ẩn nấp trong bụng mẹ thì bé cưng đã được nhận mọi dưỡng chất từ cơ thể của người mẹ. Tuy nhiên, sau khi sinh bé vẫn cần được tiếp tục nuôi dưỡng đặc biệt bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên nữa để đảm bảo cho sự phát triển của bé.

Sữa mẹ là sự phát triển tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sau 6 tháng đầu, từ tháng thứ 7 đến tiếp 24 tháng sau các mẹ sẽ cần kết hợp thêm thức ăn bổ sung bên cạnh sữa mẹ cho bé yêu nữa nhé [tức khoảng nữa tuổi tới khi bé 2,5 tuổi]. Vì lúc này cơ thể bé sẽ cần thêm nhiều chất hơn để đảm bảo tốt nhất cho quá trình phát triển hoàn tất não bộ của bé, phát triển hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá hoàn thiện cho bé con.

Sau khoảng thời gian tối đa 24 30 tháng này cũng đến lúc các mẹ bỉm sữa nên quyết định cai sữa cho bé cưng được rồi nhé.

Tuy nhiên hầu như các mẹ bỉm sữa lần đầu sinh con chưa có nhiều kinh nghiệm về các vấn đề cai sữa cho trẻ hoặc giảm đau ở bầu ngực khi bị căng sữa. Rất nhiều mẹ bị đau đến nổi ăn ngủ không ngon và nó khiến các mẹ bị stress, mệt mỏi kéo dài thậm chí phải vô viện điều trị.

Hiểu nỗi lo âu của các mẹ nên daycontaigioi đã sưu tầm về và biên tập nên những cách cai sữa cho bé và giúp mẹ không đau bầu ngực sau khi bé cai sữa. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các mẹ đang có con trong giai đoạn 0-30 tháng đầu tiên này.

Tổng hợp những cách cai sữa cho bé hiệu quả

1. Tập cho bé thói quen bú sữa bình trước khi cai sữa cho bé cưng

Với nhiều bé thì việc bú sữa bình là việc mà các bé rất ư thích thú luôn. Khi bú bình các bé có thể tự bú thoải mái mọi lúc mà không cần có mẹ hoặc chờ mẹ nhắc nhở.

Tuy nhiên không phải các bé đều có sở thích giống nhau, điều này cũng như thói quen mà thôi. với một số đứa trẻ sẽ không quen với việc uống sữa bột khuấy bỏ bình, sữa công thức, sữa tươi.

Bình sữa và đầu núm của bình sữa sẽ khá lạ lẫm với các bé vì không mềm mại như bầu ngực của người mẹ. Lý do là vì ít nhất bé cũng đã có một quảng thời gian dài bú mẹ mà nên việc chuyển đột ngột các bé sẽ chưa thể thích nghi ngay được.

Cho nên, các mẹ cần tập dần cho bé từng chút một để bé quen và sau này chuyển hẳn sang bú bình bé sẽ không thấy lạ nữa mà ngoan hơn, chịu bú bình hơn. Nếu khó quá, chúng ta sang cách 2 trước nhé!

2. Tập cho bé ngậm ti giả cho quen

Khi mà bé cưng của các mẹ đã được 3 tháng tuổi hơn rồi thì các mẹ như thường lệ cho trẻ bú ti mẹ và kết hợp thêm ngậm ti giả nữa nhé. Việc ngậm ti giả giúp bé quen hơn với việc rời bầu vú mẹ và quen dần với núm ở sữa bình hơn.

Trong những lúc mẹ bận rộn, mẹ cho bé ngậm ti giả và sẵn kết hợp cách 1, tập luôn việc ti bình cho các bé nhé. Các mẹ bỉm sữa cần kiên trì rèn cho bé thói quen bú sữa bình khi đủ tuổi để việc cai sữa sau này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

3. Giảm thời gian mỗi lần cho bé bú và thay thế bằng những thức ăn khác

Hãy giảm thời gian bú sữa mẹ của bé dần dần mỗi ngày để bé ít phụ thuộc vào sữa mẹ. Đồng thời, các mẹ có thể cho bé uống sữa công thức kết hợp với đồ ăn rắn, đồ ăn vặt nhẹ, nhằm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để bé mau khôn lớn khỏe mạnh.

4. Hóa trang lên bầu ngực mẹ

Nếu khó hơn nữa, các bé khó rời bầu ngực của mẹ thì chúng ta lại có cách khá hay mà nhiều mẹ vẫn áp dụng. Đó là các mẹ có thể tô son, vẽ lên bầu ngực những hình đáng sợ, khi ấy bé nhìn thấy sẽ sợ và không dám đòi bú nữa.

Cách này khá phổ biến và được rất nhiều mẹ áp dụng thành công đấy nhé. Tuy nhiên đừng đáng sợ quá bé sẽ ám ảnh bầu sữa mẹ đó nhé các mẹ. Các mẹ có thể vẽ đơn giản thôi là được, các bé khá nhạy cảm.

5. Sử dụng thuốc mắc cỡ để bé cai sữa dễ hơn

Loại thuốc mắc cỡ này thường được bán khá phổ biến ở các tiệm thuốc tây với thuốc bắc. Nó có màu đen cùng vị đăng đắng.

Các mẹ hãy mua về và nghiền nát một chút thuốc mắc cỡ này với nước tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó xoa đều lên xung quanh bầu ngực mình.

Mỗi khi bé đòi bú và nhìn thấy bầu ngực mẹ thì bé sẽ chỉ cười mà không bú, một phần do màu sắc, một phần do mùi vị của thuốc tác động.

Trong thời gian bé không bú và có dấu hiệu đói thì mẹ cho bé ăn dặm thêm thức ăn bên ngoài như sữa, phô mai, cháo

Các mẹ cần phải kiên trì thực hiện quá trình cai sữa cho bé và không cho bé bú, tốt nhất nên tránh xa bé 1-2 đêm để bé quên đi chuyện bú ti. Đói quá chắc chắn bé phải bú ti bình hoặc ăn ngoài.

Xem thêm:3 cách cho bé ăn dặm đúng cách và phổ biến nhất hiện nay

Mẹo giúp mẹ không đau bầu ngực sau khi bé cai sữa

1. Cai sữa cho bé dần dần và thật chậm

Ngừng cho bé bú đột ngột sẽ tác động lên cơ thể của người mẹ. Lúc này cơ thể sẽ vẫn đang trong quá trình hoạt động điều tiết sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé dựa trên lượng sữa bé cần bú như một thói quen.

Cho nên, lúc này cơ thể của các mẹ sẽ không thể ngưng tiết sữa một cách đột ngột, mà nó cần thời gian làm quen để nhận biết rằng không cần phải sản sinh thêm sữa nữa.

Nếu như các mẹ ngừng cho bé bú đột ngột, cơ thể sẽ không thể thích ứng với sự thay đổi một cách dễ dàng, và bạn sẽ bị đau bầu ngực vì căng sữa như phần lớn các mẹ thường hay bị.

Hãy áp dụng các cách trên theo công thức thay đổi dần thật phù hợp theo giai đoạn nhé các mẹ.

2. Cách làm mất sữa hạn chế đau bầu ngực của mẹ

Khi bé đã cai sữa mẹ được rồi thì lúc này các mẹ có thể làm mất sữa bằng cách uống thuốc hoặc ăn một số thực phẩm như lá lốt, lá dâu, để sữa ngưng tiết nữa nha. Vì nếu như sữa vẫn cứ còn tiết thì các mẹ sẽ bị đau bầu ngực đấy.

3. Mát xa ngực ngay sau khi bé bắt đầu cai sữa

Việc mát xa bầu ngực sẽ giúp tuyến sữa của mẹ không bị tắc. Mát xa càng thường xuyên càng tốt và luôn nhớ phải mát xa theo đường tròn một cách nhẹ nhàng nhất.

Khi cho bé cai sữa và mát xa ngực sẽ giúp các cho các mẹ dễ theo dõi sự xuất hiện của những u cục hay cảm giác đau hoặc các vùng mẩn đỏ trên ngực.

Nếu thấy có xuất hiện những dấu hiệu ở trên, các mẹ có thể đã bị tắc tuyến sữa rồi đó. Chú ý thêm đến những vùng bất thường này và tích cực mát xa thêm để thông tuyến sữa lại nhé.

Các mẹ cũng có thể tắm nước ấm cũng giúp quá trình mát xa hiệu quả hơn, vì nước ấm sẽ làm giản mạch máu trong cơ thể ra và khí huyết lưu thông đều hơn so với khi tắm nước lạnh nhé các mẹ.

Khi triệu chứng biến chuyển xấu đi hoặc mẹ bị sốt, tuyến sữa bị tắc có thể đã biến chuyển sang thành viêm vú rồi. Lúc này nếu như các mẹ nghi ngờ mình bị viêm vú, hãy liên lạc và đến ngay với các cơ sở y tế.

Việc này cực hệ trọng, vì viêm vú có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nguy hiểm cho các mẹ.

4. Các mẹ chỉ mặc áo ngực vừa vặn với bầu ngực mình

Các mẹ nên chọn cho mình 1 chiếc áo ngực vừa vặn để bảo vệ bầu ngực an toàn nhé

Các mẹ hãy nên chú ý lựa những chiếc áo ngực vừa vặn với ngực. Cũng nên chọn áo ngực hàng chất lượng tốt, có đệm mút êm cả trong và phần quai áo ngực nhé.

Cũng không nên mặc áo ngực rộng hoặc quá rộng sẽ khiến ngực chảy xệ, còn quá chật sẽ gây đau tức ngực và cần tránh những áo ngực có nhiều dây nhợ.

Khi ở nhà, các mẹ có thể không mặc áo ngực khi đi ngủ để cơ thể và bầu ngực được thoải mái nhất có thể nhé các mẹ. Vì khi ngủ, tư thế nằm sẽ không ảnh hưởng đến ngực các mẹ nên hoàn toàn yên tâm, nó còn giúp thoải mái, ngủ ngon hơn.

5. Công dụng tuyệt vời của bắp cải đối với bầu ngực của mẹ

Tới đây, có thể các mẹ sẽ thấy hơi lạ và thắc mắc là tại sao lại là bắp cải ư?

Bắp cải có tác dụng làm giảm hiện tượng căng tức ngực và đau ngực ở phụ nữ thời kỳ cho con bú. Lá bắp cải có hiệu quả tương tự như một loại gel lạnh làm giảm đau và sưng.

Các mẹ có thể ra chợ để mua bắp cải tươi, đem về rửa thật sạch bắp cải, tách bỏ những gân lớn và áp lá bắp cải vào ngực trong khoảng thời gian 25 phút.

Lặp đi lặp lại các bước này từ 1-4 lần một ngày trong khoảng 1 đến 2 ngày nhé. Các mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt đấy.

6. Mẹ luôn cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng

Các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và nên uống thêm nhiều nước mỗi ngày. Vì nước sẽ giúp các mẹ thanh lọc cơ thể tốt nhất, đốt chất béo vì sau khi sinh nếu không để ý các mẹ sẽ bị tăng cân không phanh.

Bên cạnh đó các mẹ tiếp tục uống thêm các loại vitamin sau sinh để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả 2 mẹ con nhé, vì lúc này cơ thể đang cố gắng điều chỉnh với quá trình thay đổi và thích nghi dần cho các mẹ đấy.

7. Cho cơ thể nghĩ ngơi đầy đủ nhất sẽ giúp các mẹ giảm stress

Các mẹ cần phải ngủ nghĩ nhiều hơn một chút để có sức khỏe chăm con nhé

Các mẹ hãy nhớ, cố gắng nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ giấc nhé. Lúc này cơ thể các mẹ đang phải đang trải qua quá trình thay đổi lớn và cần các mẹ chú ý nghĩ ngơi nhiều hơn.

Ngủ cũng là một trong những cách tốt nhất để cơ thể có thể tự tái tạo và phục hồi. Mẹ khỏe thì sữa tốt và con sẽ khỏe khoắn

Giấc ngủ tốt nhất cho các mẹ là liên tục hơn 4 tiếng 30 phút/đêm [3 chu trình] ngủ ngon không thức giấc giữa chừng cũng đủ khiến các mẹ khỏe hơn là ngủ 6 tiếng mà thức 2 3 lần.

Buổi trưa các mẹ có thể chỉ cần nghĩ hoặc ngủ 15-30 phút liên tục ngon giấc là ổn. Buổi trưa không nên ngủ nhiều sẽ không tốt trừ khi hôm nào mệt quá.

Xem thêm:6 công việc tại gia dành cho các mẹ bỉm sữa kiếm tiền

Các lưu ý trong quá trình cai sữa cho bé

Chúng mình đã tổng hợp lại những biện pháp hiệu quả ở trên được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên các mẹ cần phải lưu ý điều này:

Trong quá trình mang thai và cho con nhỏ bú, không được để các tác động tiêu cực hoặc ảnh hưởng tâm lý dẫn đến giận dữ và tổn hại đến sức khỏe của mẹ.

Nguyên do bởi lúc này nếu các mẹ thiếu bình tĩnh và không làm chủ bản thân mình thì các mẹ cũng sẽ hại chính bé con của mình đấy nhé.

Khi các mẹ mang bầu, nếu tức giận thì cơ thể sẽ sản sinh chất độc ảnh hưởng tới bé, còn khi các mẹ cho con bú thì chất độc sẽ được hình thành trong tuyến sữa mẹ cho bé bú. Đáng tiếc là đã từng có trường hợp bé tử vong sau khi bú sữa mẹ sau cơn giận.

Vậy nên, qua lưu ý trên, các mẹ hãy thật sự luôn nhớ, phải luôn giữ tâm trạng vui vẻ và thoải mái dù cho có tác động gì xảy ra với mình nhé, tất cả hãy vì con.

Cũng qua bài viết này hi vọng các ông chồng cũng sẽ luôn yêu thương cưng chiều vợ mình hơn trong quá trình gian nan của người phụ nữ.

Những người mẹ đã phải mang nặng đẻ đau suốt gần 1 năm và sau khi chào đón một sinh linh đáng yêu thì hãy cố gắng chăm sóc bé con của mình tốt nhất nhé. Muốn con phát triển tốt và ngoan giỏi thì đó phải là cả 1 quá trình của người cha lẫn người mẹ góp sức.

Chốt lại, hi vọng thông qua bài viết Cách cai sữa cho bé và giúp mẹ không đau bầu ngực sau khi bé cai sữa này sẽ giúp các mẹ bỉm sữa có thêm nhiều kiến thức trong quá trình chăm lo sức khỏe bản thân để tốt cho con nhất có thể.

Mẹ vui thì con khỏe, mẹ khỏe thì con vui.

Cùng tham gia thảo luận với chúng tôi bằng cách bình luận bên dưới hoặc trên:

Video liên quan

Chủ Đề