Các quan điểm, học thuyết về nhà nước nhằm


Bài 1: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC

1. Các quan điểm phi Mácxít KHÔNG chân thực vì chúng:

a/ Lý giải có căn cứ khoa học nhưng nhằm che dấu bản chất nhà nước.

b/ Che dấu bản chất thực của nhà nước và thiếu tính khoa học.

c/ Thể hiện bản chất thực của nhà nước nhưng chưa có căn cứ khoa học.

d/ Có căn cứ khoa học và nhằm thể hiện bản chất thực của nhà nước.

2. Các quan điểm, học thuyết về nhà nước nhằm

a/ giải thích về sự tồn tại và phát triển của nhà nước.

b/ che đậy bản chất giai cấp của nhà nước.

c/ lý giải một cách thiếu căn cứ khoa học về nhà nước.

d/ bảo vệ nhà nước của giai cấp thống trị.

3. Quan điểm nào cho rằng nhà nước ra đời bởi sự thỏa thuận giữa các công dân:

a/ Học thuyết thần quyền.

b/ Học thuyết gia trưởng.

c/ Học thuyết Mác – Lê nin

d/ Học thuyết khế ước xã hội

4. Trong xã hội công xã thị tộc, quyền lực quản lý xuất hiện vì:

a/ Nhu cầu xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi

b/ Nhu cầu tổ chức chiến tranh chống xâm lược và xâm lược.

c/ Nhu cầu quản lý các công việc chung của thị tộc.

d/ Nhu cầu trấn áp giai cấp bị trị.

5. Xét từ góc độ giai cấp, nhà nước ra đời vì

a/ sự xuất hiện các giai cấp và quan hệ giai cấp

b/ sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp

c/ nhu cầu giải quyết mối quan hệ giai cấp

d/ xuất hiện giai cấp bóc lột và bị bóc lột

6. Xét từ tính giai cấp, sự ra đời của nhà nước nhằm

a/ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

b/ bảo vệ trật tự chung của xã hội.

c/ bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị

d/ giải quyết quan hệ mâu thuẫn giai cấp.

7. Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu:

a/ quản lý các công việc chung của xã hội.

b/ bảo vệ lợi ích chung của giai cấp thống trị và bị trị.

c/ bảo vệ lợi ích chung của xã hội.

d/ thể hiện ý chí chung của các giai cấp trong xã hội.

8. Quyền lực trong xã hội công xã thị tộc và quyền lực của nhà nước khác nhau ở:

a/ Nguồn gốc của quyền lực và cách thức thực hiện.

b/ Nguồn gốc, tính chất và mục đích của quyền lực.

c/ Tính chất và phương thức thực hiện quyền lực.

d/ Mục đích và phương thức thực hiện quyền lực.

9. Những yếu tố nào sau đây KHÔNG tác động đến sự ra đời của nhà nước:

a/ Giai cấp và đấu tranh giai cấp.

b/ Hoạt động chiến tranh.

c/ Hoạt động trị thủy.

d/ Hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước.

10. Lựa chọn quá trình đúng nhất về sự ra đời của nhà nước

a/ Sản xuất phát triển, tư hữu hình thành, phân hóa giai cấp, xuất hiện nhà nước.

b/ Ba lần phân công lao động, phân hóa giai cấp, tư hữu xuất hiện, xuất hiện nhà nước.

c/ Sản xuất phát triển, tư hữu xuất hiện, đấu tranh giai cấp, xuất hiện nhà nước.

d/ Ba lần phân công lao động, xuất hiện tư hữu, mâu thuẫn giai cấp, xuất hiện nhà nước.

11. Quá trình hình thành nhà nước là:

a/ Một quá trình thể hiện tính khách quan của các hình thức quản lý xã hội.

b/ Sự phản ánh nhu cầu quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

c/ Một quá trình thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị.

d/ Sự phản ánh ý chí và lợi ích nói chung của toàn bộ xã hội.

12. Nhà nước xuất hiện bởi:

a/ Sự hình thành và phát triển của tư hữu.

b/ Sự hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.

c/ Sự phân hóa thành các giai cấp trong xã hội.

d/ Sự phát triển của sản xuất và hình thành giai cấp.

13. Theo quan điểm Mác xít, nhà nước hình thành khi và chỉ khi:

a/ Xuất hiện các giai cấp khác nhau trong xã hội

b/ Hình thành các hoạt động trị thủy.

c/ Nhu cầu tổ chức chiến tranh và chống chiến tranh.

d/ Hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.

14. Nội dung nào KHÔNG phù hợp với các con đường hình thành nhà nước trên thực tế.

a/ Thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược, cai trị.

b/ Thông qua các hoạt động xây dựng và bảo vệ các công trình trị thủy.

c/ Thông qua quá trình hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.

d/ Sự thỏa thuận giữa các công dân trong xã hội.

04/10/2020 0 Quản lý nhà nước

Từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm về nguồn gốc của nhà nước. Mỗi giai đoạn lịch sự lại có những học thuyết khác nhau. Cùng tìm hiểu về những học thuyết này qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cơ quan hành chính Nhà nước là gì? Đặc điểm và phân loại

1. Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước:

Thuyết thần quyền

Cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế.

Thuyết gia trưởng

Cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.

Thuyết bạo lực

Cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại.

Thuyết tâm lý

Cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…

Thuyết “khế ước xã hội”

Cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước.

Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình , các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kế khế ước mới.

2. Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc của nhà nước:

Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác-LêNin được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ăngghen. Đây là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm duy vật về lịch sử” của Mác, tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu “Xã hội cổ đại” của nhà bác học Mỹ – Lewis H.Morgan [Móocgan].

Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng:

Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.

Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

Xem thêm:

Bản chất của nhà nước là gì? Đặc trưng và các mối quan hệ

Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của pháp luật nhà nước

Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về những học thuyết cơ bản của về nguồn gốc của nhà nước. Hy vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Để hình thành nên những nhà nước, đất nước như ngày hôm nay cả thế giới đã phải trải qua một thời gian dài biến đổi và hình thành nên nhà nước.

Với mục đích và đặc điểm ở mỗi vùng miền, châu lục khác nhau thì nguồn gốc hình thành nhà nước khác nhau.

Do vậy để hiểu rõ nhà nước là gì? Nguồn gốc nhà nước? Đặc điểm của nhà nước pháp quyền là gì? Bản chất của nhà nước như thế nào? Quý độc giả hãy theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây.

Nhà nước là gì?

Nhà nước là một tổ chức xuất hiện và gắn liền với sự ra đời của giai cấp, nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của nhà nước của xã hội.

Nhà nước sẽ có vùng lãnh thổ nhất định, nhà nước sẽ tổ chức ra một bộ máy chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, thiết lập các chính sách chính trị- xã hội, ban hành và yêu cầu mọi người dân thực hiện pháp luật, điều tiết tất cả các hoạt động của đất nước.

Nhà nước thường được thiết lập thành một bộ máy bao gồm các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách trong các lĩnh vực như các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp tức cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan thực hiện quyền tư pháp.

Nhà nước là tổ chức duy nhất mang tính chất quyền lực nhà nước, đây chính là đặc điểm cơ bản để có thể nhận diện nhà nước với các tổ chức xã hội khác.

Về phương diện bản chất, Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, chăm lo các lợi ích chung cho sự phát triển của xã hội phù hợp với lợi ích giai cấp mình.

Về phương diện chính trị – hành chính, Nhà nước là một bộ phận trung tâm của hệ thống chính trị, là chủ thể duy nhất nắm giữ quyền quản lý nhà nước trên toàn xã hội, phân biệt với các tổ chức khác trong xã hội qua các đặc điểm:

– Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Nhà nước là đại diện chính thức cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân, là đại diện chính thức của toàn xã hội, là chủ thể của luật quốc tế;

– Nhà nước tổ chức dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ, không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hay giới tính. Nhà nước thực hiện việc quản lý thống nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;

– Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành hoặc công nhận các quy tắc xử sự chung được gọi là pháp luật. Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc công nhận có giá trị áp dụng bắt buộc đối với tất cả mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Nhà nước có bộ máy cưỡng chế, bao gồm lực lượng cảnh sát, quân đội, nhà tù, tòa án,… làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ;

– Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền phát hành tiền và thu các loại thuế.

Nguồn gốc nhà nước?

Nguồn gốc nhà nước theo các quan điểm khác nhau thì nguồn gốc nhà nước được hình thành từ các yếu tố khác nhau, nguồn gốc nhà nước được thể hiện thông qua hai quan điểm lớn như sau:

– Các quan điểm phi Mác- xít về nguồn gốc nhà nước điển hình:

+ Theo học thuyết thần quyền thì nhà nước ra đời do sự sắp xếp của thượng đế, thượng đế là người đã tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự xã hội, duy trì sự phát triền của nhân loại.

+ Theo học thuyết gia trưởng nhà nước được ra đời từ mô hình của một gia đình, gia tộc mở rộng về mặt quyền lực.

+ Theo học thuyết bạo lực thì nhà nước được ra đời từ các cuộc chiến tranh, tranh giành lãnh thổ của các thị tộc, và thị tộc chiến thắng sẽ tạo nên một cơ quan là nhà nước để cai trị nô lệ.

+ Theo học thuyết khế ước xã hội thì nhà nước ra đời do việc những người cùng nhau ký kết tạo nên một thỏa thuận hay khế ước, để tất cả cùng hoạt động sinh sống trong khuôn khổ đó.

– Quan điểm Mác – Lê nin về nguồn gốc nhà nước:

+ Theo quan điểm này nhà nước không xuất hiện hay ra đời từ những yếu tố siêu nhiên, mà nhà nước ra đời khi xã hội đã phát triển đến một cột mốc nhất định. Nhà nước ra đời gắn liền với sự xuất hiện của các giai cấp trong xã hội, các giai cấp này có sự đối kháng với nhau.

+ Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết xã hội, thực hiện và bảo vệ các lợi ích chung trong toàn xã hội.

Nhà nước ra đời khi nào?

Nhà nước ra đời từ khi xã hộiphân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do trongxã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.

Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản [Nhà nước xã hội chủ nghĩa]

Đặc điểm của nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền có những đặc điểm chính như sau:

Nhà nước pháp quyền mang đặc điểm là biểu hiện của chế độ dân chủ, tức là xây dựng nhà nước thực thi quyền dân chủ và bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

Nhà nước tổ chức và thực hiện mọi hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp chính là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản để hình thành nên hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, điều chỉnh nhà nước đảm bảo quyền dân chủ của nhà nước.

Nhà nước tôn trọng, đề cao, đảm bảo quyền con người trong thực hiện các lĩnh vực trong xã hội. Do đó tất cả hoạt động của nhà nước đểu phải dảm bảo quyền con người, tạo điều kiện để mọi người dân thực thi theo pháp luật.

Nhà nước pháp quyền luôn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ có phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực nhà nước.

Do đó các hoạt động của bộ máy nhà nước phải đảm bảo cho nguyên tắc dân chủ, tức là dân làm chủ, sử dụng bộ máy kiểm soát quyền lực để tránh xảy ra sự làm quyền, nhũng nhiễu khi sử dụng quyền lực nhà nước.

Thực hiện chính sách hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật minh bạch, trong sạch đảm bảo cân bằng các hoạt động trong xã hội.

Bản chất của nhà nước như thế nào?

– Bản chất của nhà nước là những giá trị cốt lõi, giá trị bên trong của nhà nước, nhà nước thể hiện bản chất như sau:

+ Nhà nước mang bản chất giai cấp được thể hiện qua việc nhà nược thành lập nên bộ máy cưỡng chế, thiết lập pháp luật và yêu cầu, bắt buộc tất cả các giai cấp trong xã hội phải thực hiện theo.

+ Bộ máy cưỡng chế của nhà nước chính là công cụ quan trong để thiết lập, duy trì sự thống trị và trật tự xã hội.

+ Nhà nước mang bản chất xã hội được thể hiện qua mối tương quan giữa nhà nước và xã hội, nhà nước sinh ra giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội. Thực hiện các vấn đề phục vụ mục đích cho xã hội như đường xá, cầu, cống, trường học, bệnh viện…

Như vậy nhà nước chính là một tổ chức mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

– Với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mang những đặc trưng riêng và bản chất riêng điển hình:

+ Nhà nước Việt Nam là nhà nước do dân, vì dân, tất cả vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

+ Nhà nước Việt Nam mọi hoạt động được dựa trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật.

+ Nhà nước Việt Nam thực hiện duy trì và đảm bảo vị trí tối cao của pháp luật trong đời sống xã hội, mọi hoạt động vận hành trong khuôn khổ pháp luật.

+ Nhà nước Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, đứng đầu là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Nhà nước ta mang bản chất công dân thể hiện tính nhân dân và tính dân tộc.

Quyền lực nhà nước là gì?

Quyền lực nhà nước là quyền lực gắn liền với sự ra đời của nhà nước, theo đó nhà nước được áp dặt ý chí và buộc những chủ thể khác trong xã hội phải phục tùng mệnh lệnh của mình nhằm đảm bảo an ninh, duy trì trật tự xã hội.

Quyền lực Nhà nước lớn mạnh đến đâu còn phụ thuộc vào sức mạnh vũ trang, kinh tế, uy tín,… của chính nhà nước đó trong xã hội.

Quản lý nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi, bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất.

Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnhcưỡng chếcủaNhà nước.

Chính quyền nhà nước là gì?

Chính quyền là bộ máy điều hành, quản lí công việc của nhà nước. Chính quyền được phân thành chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa phương.

Chính quyền trung ương là tập hợp tất cả các cơ quan nhà nước trung ương. Chính quyền địa phương là tập hợp tất cả các cơ quan nhà nước địa phương. Chính quyền địa phương gồm có chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp xã.

Trên thế giới có một số quốc gia nhỏ tới mức không có chính quyền địa phương, ví dụ, Singapore, Brunei, Vatican… vấn đề quản trị quốc gia này ở góc độ nào đó là khá đơn giản bởi vì chỉ có một cấp chính quyền nằm ở trung ương điều hành công việc của toàn bộ quốc gia.

Ở Việt Nam có 3 cấp đơn vị hành chính, ở mỗi cấp đều có chính quyền địa phương và các đơn vị hành chính được phân chia theo mô hình tổ ong. Như vậy mỗi mét vuông lãnh thổ Việt Nam đều thuộc thẩm quyền của 4 cấp chính quyền, gồm chính quyền trung ương, chính quyền địa phương cấp tỉnh, chính quyền địa phương cấp huyện và chính quyền địa phương cấp xã.

Nội dung chia sẻ trên đây về nhà nước là gì? Hy vọng là những thông tin hữu ích đối với quý vị. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi Luật Hoàng Phi 1900 6557 để gỡ bỏ mọi thắc mắc.

Video liên quan

Chủ Đề