Các hình thức thực hiện pháp luật và ví dụ

Pháp luật xuất hiện trong mọi mặt của đời sống và là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện việc tổ chức và quản lí xã hội. Thông qua pháp luật, con người được sống và làm việc trong một môi trường an toàn và có kỷ luật. Vai trò của pháp luật có thể được xem xét ở nhiều góc độ, mức độ, nhiều khía cạnh và nhiều chiều khác nhau. Bất cứ một quốc gia nào cũng cần ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật để nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người cũng như sự phát triển của đất nước mình.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Thực hiện pháp luật:

1.1. Thực hiện pháp luật là gì?

Theo quy định của pháp luật, ta có thể hiểu thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể [hành động hoặc không hành động] được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.

Như vậy, thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nào đó nhưng thực hiện pháp luật cũng có thể là một xử sự mang tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

1.2. Đặc điểm của thực hiện pháp luật:

Thực hiện pháp luật rất nhiều đặc điểm. Tuy nhiên, ta có thể nêu ra những đặc điểm cơ bản sau đây:

– Đặc điểm đầu tiên và rất quan trọng đó là thực hiện pháp luật bằng hành vi: Chúng ta đều biết mỗi con người trước một sự việc đều sẽ nảy sinh ra các hành vi trên cơ sở nhận thức và hành vi đó được biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động trên thực tế. Khi có hành vi xảy ra thì con người phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.

– Một đặc điểm nữa cũng vô cùng quan trọng đó là thực hiện pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định pháp luật: thực hiện pháp luật trước hết và cơ bản là thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định đối với chủ thể. Việc thực hiện pháp luật trên từng lĩnh vực của đời sống pháp lý là khác nhau.

– Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích cụ thể: Mỗi đối tượng khi thực hiện việc gì đều sẽ mục đích cụ thể. Mục đích thực hiện pháp luật của chủ thể là phạm trù mang tính cơ quan và tùy thuộc vào từng lĩnh vực, hình thức thực hiện pháp luật mà mục đích không giống nhau, có tính rõ ràng đảm bảo thực hiện pháp luật có tác dụng lâu dài của các chủ thể.

– Thực hiện pháp luật phải thông qua quan hệ pháp luật: Mối quan hệ giữa thực hiện pháp luật và pháp luật như sau, pháp lật là sản phẩm của việc thực hiện pháp luật và quan hệ pháp luật là môi trường, điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện pháp luật.

Xem thêm: Các yếu tố xã hội tác động đến việc thực hiện pháp luật

– Đặc điểm cuối cùng của thực hiện pháp luật là trong quá trình thực hiện pháp luật phải được đảm bảo bằng các biện pháp của Nhà nước quy định bởi vì pháp luật là sản phẩm của Nhà nước tạo nên. Trong thực tế xã hội, pháp luật được dùng để thể hiện ý chí số đông nhân dân lao động trong xã hội chính vì thế việc pháp luật được tôn trọng và thực thi nghiêm minh là yêu cầu khách quan được đặt ra từ chính đời sống xã hội và sự mong muốn của Nhà nước cũng như nguyện vọng chung của đa số nhân dân trên mỗi quốc gia.

1.3 Các hình thức thực hiện pháp luật:

Thực hiện pháp luật có bốn hình thức sau đây, cụ thể là:

– Thứ nhất là tuân thủ pháp luật:

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật theo một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định hay cấm đoán của hệ thống pháp luật các quốc gia.

Ví dụ thực tế: Các chủ thể làm việc trong một cơ quan Nhà nước không nhận tham nhũng.

– Thứ hai là thi hành pháp luật:

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật sẽ chủ động thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Ví dụ thực tế: Công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo đúng quy định pháp luật.

Xem thêm: Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật?

– Thứ ba là sử dụng pháp luật:

Tại hình thức sử dụng pháp luật các chủ thể có thể thực hiện quyền chủ thể của mình.

Sử dụng pháp luật được hiểu là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng để khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà pháp luật đã dành cho mình.

Ví dụ thực tế: Cán bộ Ủy ban nhân dân các cấp xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công dân theo quy định của pháp luật.

– Hình thức thực hiện pháp luật cuối cùng là áp dụng pháp luật:

Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật hoặc ban hành các quyết định cụ thể để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.

Ví dụ cụ thể: Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân tham gia giao thông sai làn đường.

Áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau đây cần phải chú ý:

Xem thêm: Thi hành pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật?

+ Hình thức áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước.

+ Hình thức áp dụng pháp luật là hoạt động có thủ tục phức tạp và chặt chẽ được pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật liên quan.

+ Hình thức áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo.

+ Hình thức áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính cá biệt cho từng quan hệ xã hội nhất định.

Thực tế đối với việc phân chia thực hiện pháp luật thành bốn hình thức thực hiện pháp luật nêu trên chỉ có tính chất tương đối, có ý nghĩa chính về mặt lý luận bởi các hình thức thực hiện pháp luật nêu trên thường không tồn tại một cách riêng lẻ, mà sẽ được tiến hành đồng thời, có những trường hợp các hình thức này lại bao gồm cả hình thức khác khi các chủ thể thực thi quyền, nghĩa vụ của mình trong từng mối quan hệ pháp luật.

1.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật:

Ngày nay, để đảm bảo hiệu quả đối với hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên ta cũng có thể khái quát một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật như sau đó là:

– Trên các trang thông tin điện tử chính thống của Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát, ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,…cần thường xuyên đăng tải các thông tin pháp luật.

– Các cơ quan có thẩm quyền cần có những buổi họp báo, thông cáo báo chí về các văn bản pháp luật mới được ban hành nhằm nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và các nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật.

– Một biện pháp cũng khá phổ biến được sử dụng để nâng cao hiệu quả đối với hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta đó chính là kết hợp với việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trực tiếp tại các địa phương hoặc trực tiếp thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính hay hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tó cáo.

– Các cơ quan có thẩm quyền hay các cá nhân hiểu biết về pháp luật cũng có thể tư vấn, hướng dẫn người dân tìm hiểu pháp luật, cung cấp các thông tin và tài liệu pháp luật miễn phí cho người dân cũng được khuyến khích.

2. Liên hệ thực tiễn việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay:

Việt Nam đang trên con đường phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo những điều kiện thuận lợi nhất định đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như các hoạt động thực hiện pháp luật của họ.

Có thể nói rằng, thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay có biểu hiện tương đối tốt. Thực hiện Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách của nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các ban cấp lãnh đạo, công tác tuyên truyền pháp luật của các cơ quan chức năng; tất cả những nhân tố đó đã tạo cho người dân một cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về pháp luật, từ đó, người dân chấp hành, tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách tự giác, chủ động và nghiêm chỉnh. Ví dụ như có nhiều vụ tham nhũng của các cán bộ công chức nhà nước như tham nhũng về đất, tiền đóng góp của người dân. . . đã bị người dân khiếu nại, tố cáo. Nhân dân ủng hộ nhiệt tình với các chủ trương của chính phủ trong việc giải quyết dứt khoát, không tránh né dù đối tượng có cương vị, trọng trách cao đến đâu, cũng có nghĩa rằng nhu cầu công bằng xã hội được dư luận xã hội quan tâm, tán thành, ủng hộ. Không chỉ đem lại quyền lợi cho người dân mà thể hiện tính dân chủ của nhà nước. Điều này cũng cho thấy nhận thức về pháp luật của người dân đã được củng cố và nâng cao.

Sự phát triển về kinh tế với những chính sách kinh tế thuận lợi; đường lối chính trị đúng đắn, định hướng nhân cách con người; nét đẹp truyền thống và những đổi mới theo hướng tích cực, lối sống văn hóa cùng với các hệ thống pháp lý chặt chẽ đã tạo điều kiện cho người dân thực hiện pháp luật một cách hiệu quả nhất. Nhìn chung, xã hội hiện nay tương đối ổn định, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội; để có được điều này là nhờ có hoạt động thực hiện pháp luật của con người được đảm bảo, duy trì và giữ vững.

Bên cạnh những mặt tích cực trong thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay thì trong thực tế vẫn còn tồn đọng một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật. Mặc dù có sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, đường lối chính trị đúng đắn của nhà nước, tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ thực hiện pháp luật trái với quy định nhà nước, có thể gọi là vi phạm pháp luật và tội phạm. Điều này cho thấy ý thức pháp luật của những bộ phận này chưa cao, kém hiểu biết và ảnh hưởng xấu tới sự ổn định và trật tự xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề