Caán cân thanh toán một số nước trên thế giới năm 2024

Ví dụ: Khách hàng vay bằng đăng ký xe máy 10.000.000đ trong 12 tháng với lãi suất vay là 1.6%/ tháng [chưa bao gồm các phí khác]

Cán cân thanh toán còn gọi là bảng cân đối chỉ trả, bảng cân đối thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế. Bài viết phân tích này sẽ phân tích một số vấn đề pháp lý, tài chính liên quan đến khái niệm, cách hiểu cơ bản về cán cân thanh toán, cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Cán cân thanh toán là gì?

Cán cân thanh toán là gì?

Cán cân thanh toán còn gọi là bảng cân đối chỉ trả, bảng cân đối thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế.

Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ được xác định hay còn gọi là là bản ghi chép các giao dịch của một nước với các nước khác trên thế giới [nước ngoài]. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính và một số chuyển khoản.

Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.

Giao dịch kinh tế được phản ánh trên cán cân thương mại quốc tế bằng một đồng tiền duy nhất, tức là một đơn vị tiền tệ [nội tệ hoặc ngoại tệ]. Tuy nhiên theo khuyến cáo của quỹ tiền tệ quốc tế thì các quốc gia nên sử dụng đơn vị USD để lập BOP – cán cân thương mại quốc tế để dễ dàng hạch toán cũng như thống kê giao dịch, không có khoản chênh lệch.

Cán cân thanh toán là gì?

Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế

  • Cán cân mậu dịch

Là yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của BOP mà cán cân thương mại lại phụ thuộc yếu tố tác động trực tiếp đến nó. Vị trí của cán cân thanh toán quốc tế, một phần được quyết định bởi yếu tố này, mà yếu tố này lại chịu tác động trực tiếp bởi thương mại hữu hình và thương mại hữu hình.

Cụ thể:

– Thương mại hữu hình: Là một trong những nội dung thường xuyên có mặt trong BOP/ cán cân thanh toán quốc tế. Thực ra thì trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, nguồn nhân lực cùng với sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên… của từng quốc gia đều khác nhau, do vậy mà có một số quốc gia luôn ở vào vị trí nhập siêu. .

– Thương mại vô hình: chủ yếu là dịch vụ và du lịch. Có một số quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, cảnh quan và khí hậu đã trở thành nơi thu hút khách du lịch của thế giới.

  • Lạm phát

Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm. Những tác hại không lường của lạm phát đối với nền kinh tế của một nước thế nào chứ chưa cần nói đến cán cân thanh toán quốc tế đúng không.

Tuy nhiên thì với điều kiện cùng với khả năng các nhân tố khác không đổi, thì khi tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn so với quốc gia khác có mối quan hệ mậu dịch, thì chắc chắn điều này sẽ tác động đến việc cạnh tranh hàng hóa của nước này đối với thị trường kinh doanh quốc tế. Bởi sự chênh lệch giữa tỷ giá cũng sẽ có sự thay đổi và chưa kể nó còn làm cho khối xuất khẩu cũng sẽ bị giảm. Như vậy chắc chắn số liệu được thống kê trên cán cân thanh toán quốc tế BOP cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

  • Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

Nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm, nếu các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Kết quả là nhu cầu hàng hóa đó giảm[cán cân vãng lai].

  • Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân

Về bản chất thì mức thu nhập của một quốc gia sẽ tăng giảm theo tỷ lệ cao thấp hơn tỷ lệ giảm/ tăng của một nước khác, và lúc này thì tài khoản vãng lai của quốc gia cũng sẽ giảm, tăng theo chiều hướng tương ứng nếu các yếu tố khác bằng nhau. Chính vì điều đó mà mức thu nhập thực tế sau khi được điều chỉnh lạm phát [nếu có] tăng thì mức tiêu thụ hàng hóa cũng từ đó được tăng. Như vậy ảnh hưởng của thu nhập quốc dân sẽ có tác động đến sự thống kê trong cán cân thanh toán quốc tế.

Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế [đã điều chỉnh do lạm phát] tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng..

  • Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ

Mỗi quốc gia có chính sách xuất nhập khẩu khác nhau, có những sự phát triển cũng như tăng trưởng khác nhau, nên chắc chắn khi đó cán cân thương mại cũng phần nào chịu sự tác động từ đó. Với những quốc gia được Chính phủ điều hành, quản lý hiệu quả thì sẽ có nền kinh tế vững mạnh và khả năng kinh tế đối ngoại cũng sẽ được tăng lên cao. Cho nên, có thể cán cân thanh toán quốc tế cũng sẽ được cải thiện phần nào.

Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Yếu tố này vừa mang tính thử nghiệm vừa đánh giá sự năng động trong điều hành nền kinh tế của chính phủ trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại cũng sẽ đạt được. Do đó, cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều thuận.

Cán cân thanh toán là gì?

Công thức tính cán cân thanh toán

– Cán cân vãng lai gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú ở Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai.

Công thức tính:

  • Cán cân vãng lai[ A] = Hàng hóa ròng+ Dịch vụ ròng+ Thu nhập[ thu nhập sơ cấp]+ Chuyển giao vãng lai[ thu nhập thứ cấp]
  • Hàng hóa ròng= Xuất khẩu hàng hóa [FOB] – Nhập khẩu hàng hóa [FOB]
  • Dịch vụ ròng= Xuất khẩu dịch vụ- Nhập khẩu dịch vụ
  • Thu nhập[ thu nhập sơ cấp- ròng]= Thu[ thu nhập sơ cấp] – Chi[ thu nhập sơ cấp]
  • Chuyển giao vãng lai[ thu nhập thứ cấp- ròng]= Thu từ chuyển giao vãng lai[ thu nhập thứ cấp] – Chi chuyển giao vãng lai [thu nhập thứ cấp]

– Cán cân vốn gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và không cư trú về chuyển giao vốn và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân.

Công thức tính:

  • Cán cân vốn [ B] = Thu cán cân vốn – Chi cán cân vốn

Công thức tính:

– Cán cân tài chính gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi.

– Cán cân tài chính [C] = Đầu tư trực tiếp [ròng] + Đầu tư gián tiếp [ròng] + Các công cụ tài chính phái sinh [không nằm trong dự trữ] [ròng]+ Đầu tư khác [ròng]

Đầu tư trực tiếp [ròng] = Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài [tài sản có] + Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam [tài sản nợ]

Đầu tư gián tiếp [ròng] = Đầu tư gián tiếp nước ngoài [tài sản có] + Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam [tài sản nợ]

Các công cụ tài chính phái sinh [không nằm trong dự trữ] [ròng] = Các công cụ tài chính phái sinh [không nằm trong dự trữ] [tài sản có] + Các công cụ tài chính phái sinh [không nằm trong dự trữ] [tài sản nợ]

– Đầu tư khác gồm các giao dịch vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi giữa người cư trú và người không cư trú ở Việt Nam.

Công thức tính:

Đầu tư khác [ròng] = Đầu tư khác [tài sản có] + Đầu tư khác [tài sản nợ]– Lỗi và sai sót là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể.

Lỗi và sai sót

Công thức tính:[D] = E – [A + B + C].

– Cán cân tổng thể: được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo [E = -F]

– Dự trữ và các hạng mục liên quan: được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.

Ý nghĩa của cán cân thanh toán

  • Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia là một biểu đồ quan trọng thể hiện tình hình tài chính và kinh tế của quốc gia đó.
  • Báo cáo cán cân thanh toán có thể dùng như một công cụ thống kê để đánh giá sự biến động của giá trị tiền tệ của quốc gia, xem xét sự tăng giảm của nó.
  • Chính phủ có thể sử dụng chỉ số cán cân thanh toán quốc tế để đưa ra quyết định về chính sách tài khóa và thương mại tối ưu nhất cho quốc gia.
  • Cán cân thanh toán cung cấp thông tin quan trọng để phân tích và hiểu các giao dịch kinh tế giữa quốc gia và các quốc gia khác.

Báo cáo cán cân thanh toán quốc tế là một công cụ hữu ích để so sánh số tiền thực tế mà một quốc gia nhận từ nước ngoài và số tiền mà nó trả cho nước ngoài trong một khoảng thời gian cụ thể. Thông tin này giúp chính phủ đưa ra các quyết sách về xuất nhập khẩu, tỷ giá tiền tệ và nhiều chính sách kinh tế khác.

Chủ Đề