Uống kẽm vào thời gian nào trong ngày năm 2024

Cũng như một số loại vitamin và khoáng chất, kẽm chỉ nên dùng vào một số thời điểm thích hợp trong ngày. Việc bổ sung vào khoảng thời gian phù hợp sẽ giúp phát triển toàn diện về các khía cạnh thể chất. Không chỉ thế, nó còn hạn chế tác dụng phụ không mong xảy ra. Vậy mẹ đã biết nên cho trẻ sơ sinh uống kẽm vào lúc nào hay chưa?

Cho bé uống kẽm vào buổi sáng

Thời điểm thích hợp để trẻ uống kẽm là vào buổi sáng. Lý do là bởi lúc này cơ thể đang bị thiếu hụt vi chất. Việc bổ sung kẽm sẽ giúp các con hấp thu hiệu quả.

Hơn nữa, sáng sớm hàm lượng canxi trong máu đang thấp. Việc dùng kẽm sẽ không cạnh tranh hấp thu.

Bé nên dùng kẽm vào buổi sáng

Có nên cho bé uống kẽm vào buổi tối?

Một điều đáng mừng đó là, uống kẽm vào buổi tối sẽ giúp cải thiện giấc ngủ tốt. Thí nghiệm được các y tá ICU thực hiện đã chỉ ra rằng. Chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện sau khi uống viên nang kẽm sulphate 220 miligam- khoảng 50mg kẽm trong vòng 1 tháng trước khi ngủ. [Nguồn:

//www.tonichealth.co/blogs/news/when-is-the-best-time-to-take-zinc ]

Tuy nhiên việc dùng kẽm vào buổi tối sẽ không đạt được hiệu quả hấp thu tốt. Do các cơ quan trong cơ thể có xu hướng trì trệ muốn được nghỉ ngơi. Lúc này lượng kẽm chưa được hấp thu sẽ bị ứng đọng gây nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Không nên cho bé uống kẽm vào tối

Cho bé uống kẽm trước khi ăn

Mẹ nên cho bé uống kẽm vào trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Không nên dùng kẽm khi đang đói bụng. Vì nó có thể gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn. Trường hợp bé đau dạ dày, mẹ có thể cho dùng kẽm cùng với bữa ăn để tránh cơn đau.

Dùng kẽm trước hoặc sau khi ăn đều được

Lưu ý khi uống kẽm kết hợp với vi chất khác

Ngoài việc uống kẽm, nhiều bậc phụ huynh vì muốn con mình phát triển đầy đủ nên cùng một lúc đã dùng nhiều loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nếu các khoáng chất tương tác với nhau thì sẽ làm giảm khả năng hấp thu của bé. Vì vậy ngoài thời điểm uống trong ngày thì khi dùng các vi chất khác mẹ cần lưu ý thời gian bổ sung. Cụ thể:

  • Nếu có ý định bổ sung thêm sắt, canxi, magie, đồng thì mẹ nên dùng cách kẽm khoảng 2-3 h. Vi chất này có thể cạnh tranh hấp thu tại ruột, khiến hiệu quả bổ sung kẽm giảm. Ngoài ra, việc dùng chung với các loại kháng sinh như tetracyclin, ciprofloxacin cũng khiến hiệu quả hấp thu của kẽm bị giảm.
  • Bên cạnh những chất không nên dùng chung thì cũng có sự kết hợp giúp tăng hiệu quả hấp thu của kẽm. Chẳng hạn như kẽm kết hợp với vitamin C sẽ giúp tăng cường đề kháng, thúc đẩy cơ thể phát triển. Vì vậy mẹ hoàn toàn có thể dùng chung hai hoạt chất này với nhau.

Mẹ nên cho bé dùng kẽm và vitamin C cùng nhau

Mách nhỏ mẹ cách bổ sung kẽm cho bé sơ sinh đúng chuẩn khi dùng cùng vitamin đó là:

  • Uống sắt trước ăn sáng 15-30 phút, khi đang đói bụng
  • Uống canxi và magie sau ăn sáng 2 tiếng
  • Uống kẽm cùng vitamin C sau ăn trưa.

Một năm bổ sung kẽm cho bé mấy lần?

Một năm trẻ bổ sung kẽm mấy lần còn tùy thuộc vào thể trạng cũng như nhu cầu dinh dưỡng của con. Tuy nhiên về cơ bản khi bổ sung kẽm cho bé, thời gian bổ sung không nên quá dài hoặc quá ngắn.

Theo khuyến cáo của WHO, thời gian tối thiểu dùng kẽm nên từ 2 tháng, tối đa là khoảng 6 tháng. Giữa các đợt bổ sung kẽm nên có thời gian nghỉ từ 1-2 tháng.

Bổ sung thừa kẽm cho trẻ trong thời gian dài có thể gây hại cho cơ thể. Một số tác dụng phụ bé có thể gặp như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, khó thở,…

Cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày là một trong những vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao, cơ bắp, miễn dịch và thần kinh của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu bổ sung kẽm không đúng cách, có thể gây ra nhiều biến chứng cho bé.

Vậy nên cho trẻ uống kẽm khi nào, sáng hay tối? Và nên bổ sung cho trẻ bao nhiêu kẽm là đủ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Vai trò của kẽm đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Kẽm là một khoáng chất vi lượng rất quan trọng cho sức khỏe, có liên quan mật thiết đến nhiều hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể trẻ. Nó được xem là chất xúc tác khoảng 100 enzyme và giữ nhiều chức năng trọng yếu khác đối với hệ thống miễn dịch, tổng hợp ADN, tổng hợp protein, làm lành vết thương và quá trình phân chia tế bào, giúp hỗ trợ sự tăng trưởng, bảo vệ não bộ, điều hòa nội tiết tố, duy trì làn da, tóc và móng khỏe mạnh.

Theo số liệu thống kế của Viện Dinh dưỡng quốc gia, có tới 25 – 40% trẻ em Việt Nam mắc phải tình trạng thiếu kẽm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng biếng ăn, thấp còi, chậm phát triển và suy dinh dưỡng ở nhiều trẻ em. Do đó, bố mẹ cần bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ theo nhu cầu của từng độ tuổi.

Nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ theo từng độ tuổi

Nhu cầu kẽm cho sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau và nằm trong khoảng từ 2 – 11mg/ngày. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều kẽm có thể gây ngộ độc kẽm cấp tính, với những biểu hiện như suy giảm trầm trọng hệ miễn dịch, đau vùng thượng vị dạ dày, chóng mặt, nôn ói, thay đổi vị giác, tiêu chảy và co rút cơ vùng bụng.

Vì vậy, các mẹ cần đảm bảo bổ sung kẽm cho bé đúng liều lượng và đúng cách để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kẽm cần được bổ sung hàng ngày cho trẻ theo độ tuổi cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày.
  • Trẻ sơ sinh từ 7 đến 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 3 mg/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên: 11mg/ngày [đối với bé trai] và 9mg/ngày [đối với bé gái].

Bổ sung kẽm đúng liều lượng và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tối ưu cho trẻ.

Cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày, cho trẻ uống kẽm sáng hay tối là những câu hỏi được các bậc cha mẹ quan tâm.

Thời điểm tốt nhất để cho trẻ uống kẽm là vào buổi sáng, trước khi ăn 30 phút đến 1 giờ hoặc sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ. Bạn không nên cho trẻ uống kẽm khi còn đói bụng, vì có thể gây rối loạn tiêu hoá. Đối với trẻ bị đau dạ dày nên uống kẽm trong lúc ăn để tránh kích thích cơn đau. Bạn cũng không nên cho trẻ uống kẽm vào buổi tối, vì lượng kẽm chưa hấp thụ kịp sẽ ứ đọng và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh bổ sung kẽm cùng lúc với canxi, sắt và magie, bởi vì những chất này có thể cạnh tranh hấp thu với kẽm tại ruột, do đó khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể bị giảm. Nếu bạn cho trẻ uống chúng trong cùng một ngày, hãy để mỗi đợt uống cho từng loại khoáng chất cách xa nhau ít nhất 2 giờ. Magie và canxi nên được sử dụng vào buổi tối trong lúc ăn và trước khi đi ngủ. Đối với việc bổ sung sắt cho trẻ, bạn nên cho bé uống lúc đói bụng và cách xa thời gian dùng các loại vitamin khác.

Bên cạnh những vi chất không nên dùng chung với kẽm, thì cũng có những sự kết hợp giúp làm tăng hấp thu và nâng cao hiệu quả của kẽm. Kẽm kết hợp với vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Các cách bổ sung kẽm cho trẻ

Qua những thông tin ở trên, ba mẹ đã biết được nhu cầu bổ sung kẽm theo từng độ tuổi và nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày. Dưới đây là một số cách bổ sung kẽm cho trẻ:

  • Thực phẩm hàng ngày: Kẽm có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là trong hàu, thịt gia cầm và thịt đỏ. Hàu là một nguồn giàu kẽm, cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Ngoài ra, thịt gia cầm và thịt đỏ cũng chứa một lượng lớn chất kẽm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các nguồn thực phẩm giàu khẽm khác như ngũ cốc nguyên hạt, cua, tôm, sản phẩm từ sữa, đậu và các loại hạt khác để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.
  • Thực phẩm bổ sung: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng có chứa các dạng muối kẽm, ví dụ như kẽm sulfate, kẽm gluconate và kẽm acetat rất tốt cho sự phát triển của cơ thể trẻ.

Nên làm gì khi bỏ lỡ liều bổ sung kẽm cho bé

Bên cạnh việc cân nhắc cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày, các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý đến một số trường hợp trót bỏ lỡ liều bổ sung kẽm cho bé. Đối với tình huống này, bạn cần làm gì để không làm ảnh hưởng đến liệu trình uống kẽm của trẻ?

Trường hợp ba mẹ quá bận và quên cho bé uống liều kẽm trong ngày, hãy sắp xếp để bé uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời gian uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên trước đó và cho bé uống theo đúng lịch sử dụng sản phẩm như thường lệ, để tránh tình trạng quá liều.

Nếu bé bỏ lỡ uống liều kẽm trong một hoặc nhiều ngày, ba mẹ không cần quá lo lắng vì thiếu kẽm nghiêm trọng chỉ xảy ra sau một thời gian dài. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ lỡ liều uống của bé nhiều lần, ba mẹ nên cố gắng để bé uống đúng liều lượng.

Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ

Phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau để tăng hiệu quả tối đa khi bổ sung kẽm cho trẻ:

  • Hãy sử dụng liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ theo chỉ định. Việc dùng quá liều kẽm có thể gây ngộ độc và giảm sức đề kháng của cơ thể.
  • Tránh cho bé sử dụng những loại thức ăn sau trong vòng 2 giờ sau khi uống kẽm: các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, cám, bánh mì, ngũ cốc nguyên cám, và các thực phẩm chứa nhiều phốt pho như thịt gia cầm hoặc sữa.
  • Để bổ sung kẽm cho bé dưới 6 tháng tuổi, cần có sự chấp thuận từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Việc bổ sung kẽm cần được kết hợp với việc cải thiện dinh dưỡng để nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho trẻ em.
  • Với những bé đang bị chứng rối loạn tiêu hóa, ba mẹ cần cho con chữa bệnh trước mới dùng kẽm sau.
  • Khi cho bé uống các chất kẽm, sắt, đồng và phốt pho, ba mẹ nên tách biệt các liều và cách nhau ít nhất 2 giờ. Điều này sẽ giúp bé hấp thu tốt hơn các chất này.

Một số tác dụng phụ khi bổ sung kẽm cho trẻ

Trẻ có thể bị phản ứng không mong muốn khi dùng các thực phẩm bổ sung, kể cả kẽm. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau đây khi uống kẽm, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.

  • Trẻ có hiện tượng sốt, ớn lạnh, ợ chua, loét miệng hoặc cổ họng, buồn nôn, tiêu chảy, đau họng, mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.
  • Trẻ bị chóng mặt, đau ngực, nôn ói, ngất xỉu, khó thở, da hoặc mắt vàng, có thể là do uống quá liều kẽm.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về việc cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày và những vấn đề liên quan. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu được tầm quan trọng của kẽm, cũng như biết được thời điểm bổ sung kẽm thích hợp nhất cho con để con có sự phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần.

Chủ Đề