Bộ nhớ đệm của điện thoại ở đâu

Ứng dụng nặng hơn, hệ điều hành chiếm nhiều dung lượng hơn là những yếu tố cơ bản làm đầy bộ nhớ trên điện thoại. Tuy nhiên, còn một tác nhân chiếm khá nhiều bộ nhớ của máy đó là bộ nhớ cache hay còn gọi là bộ nhớ đệm. Vậy bộ nhớ đệm điện thoại là gì, chúng có cần thiết cho các smartphone, khi nào nên xoá bộ nhớ đệm trên Android. Hãy cùng Thành Trung Mobile tìm hiểu về bộ nhớ đệm trong bài viết này.

Bộ nhớ đệm điện thoại Android là gì?

Bộ nhớ đệm [cache] điện thoại là loạt dữ liệu được máy lưu lại mang tính tạm thời trong quá trình hệ điều hành hoạt động. Cả ứng dụng hệ thống và ứng dụng thông thường bạn cài đặt từ file apk hay từ kho ứng dụng CH Play đều có bộ nhớ đệm riêng. Sau khi lưu trữ về máy, người dùng sẽ khai thác và sử dụng những dữ liệu này thông qua các ứng dụng, việc load ứng dụng, thao tác và trải nghiệm sẽ nhanh hơn do dữ liệu đã sẵn có trong bộ nhớ đệm.

Điện thoại Android hoạt động luôn cần bộ nhớ đệm, bản chất khi hệ điều hành Android hoạt động sẽ dựa trên rất nhiều ứng dụng nhỏ bên trong, mỗi ứng dụng như thế sẽ đảm nhận những chức năng riêng biệt mà gộp chung tất cả lại gọi là ứng dụng hệ thống.

Các ứng dụng này trong quá trình hoạt động sinh ra dữ liệu đệm gọi chung là bộ nhớ đệm của hệ điều hành. Bạn dễ dàng quản lý các dữ liệu này thông qua mục Cài đặt của máy, còn bộ nhớ cache của CPU được phân biệt riêng trong trường hợp này, nhiều người vẫn hay lầm tưởng 2 trường hợp này.

Do đã được lưu lại dữ liệu thông qua bộ nhớ đệm ở lần khởi chạy trước nên ứng dụng sẽ load nhanh hơn ở lần chạy thứ 2, nếu không có quá nhiều thay đổi trong cấu trúc dữ liệu và dạng dữ liệu ở lần load sau thì tốc độ càng nhanh đáng kể và không cần kết nối mạng.

Bạn dễ dàng thấy trường hợp này khi bạn bật trình duyệt hay ứng dụng Facebook: ứng dụng vẫn load được một số thành phần thiết yếu dù bạn chưa bật kết nối mạng, điều kiện là bạn đã có lượt truy cập tương tự trước đó. Đây là một trong những vai trò của bộ nhớ đệm giúp thuận tiện hơn cho người sử dụng.

Một ví dụ khác, những trang web mà bạn đã truy cập chuyển sang màu tím nhạt khi tìm kiếm trên Google, hay dữ liệu tự điền tất cả đều là tiện ích của bộ nhớ đệm.Tức chúng lưu lại những dữ liệu bạn đã sử dụng rồi đối chiếu với dữ liệu mới, phần trùng sẽ lọc bớt đi và chỉ thay đổi thêm những phần mới chưa có trong bộ nhớ đệm để tối ưu tốc độ và trải nghiệm.

Bộ nhớ đệm của điện thoại có thể tìm thấy ở đâu?

Thực tế, bộ nhớ đệm trên các máy Andoird đã bị ẩn đi, bạn không thể quan sát hay truy cập được bằng những ứng dụng thông thường trên CH Play. Bạn chỉ có thể truy cập và xóa trực tiếp khi điện thoại Android của bạn đã được root và cài ứng dụng có quyền truy cập vào hệ thống như Root Explorer.

Máy càng hoạt động lâu dài và bạn chưa từng khôi phục cài đặt gốc cho máy hay chưa format [định dạng] thẻ nhớ SD thì về lâu dài, máy sẽ khá ì ạch do quá nhiều dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ đệm. Một lượng dữ liệu vừa đủ, đúng và phù hợp với những thao tác, bản chất ứng dụng bạn đang dùng thì máy sẽ nhanh, mượt mà, ngược lại nếu dữ liệu trong bộ nhớ đệm quá thừa sẽ làm máy bạn chậm chạp hơn chỉ vì….đọc dữ liệu.

Điều này sẽ ít xảy ra với những dòng điện thoại cao cấp vì chip xử lí của máy khá mạnh, tuy nhiên xét về lâu dài thì cũng không tránh khỏi vì dữ liệu tải về là vô hạn, còn khả năng chip xử lí là có hạn. Do đó các thao tác không còn nhạy và mượt mà như lúc mới mua về.

Bạn chỉ có thể xem bộ nhớ cache của từng ứng dụng như Facebook, Messenger, trình duyệt Chrome…và dễ dàng xóa đi, Thành Trung mobile sẽ hướng dẫn chi tiết ở phần tiếp theo.

Khi nào nên xóa bộ nhớ đệm trên Android?

  • Bộ nhớ máy còn rất ít, sắp đầy và máy hiện thông báo cảnh báo
  • Bạn cần có thêm dung lượng trống cho nhu cầu khác [chụp ảnh, quay phim, tải thêm dữ liệu,v.v…..]
  • Những máy có bộ nhớ thấp

Việc xóa bộ nhớ đệm có thể làm ứng dụng của bạn mất thời gian lâu hơn để tải nội dung tuy nhiên, ở vài lần tiếp theo bạn chạy lại ứng dụng đó thì dữ liệu đệm đã được sinh ra mọi thao tác sẽ mượt mà hơn.

Hướng Dẫn Xóa Bộ Nhớ Đệm Cho Điện Thoại Android

Xóa bộ nhớ đệm[cache]của các ứng dụng cài từ CH Play

Bạn vào Settings [Cài đặt] > Applications Manager [Quản lí ứng dụng] > chọn ứng dụng cần xóa bộ nhớ đệm 

Tiếp đến, trong Cache [Bộ nhớ đệm] - Chọn Clear Cache [xóa bộ nhớ đệm] để xóa bộ nhớ đệm của ứng dụng. Thực hiện tương tự cho các ứng dụng khác như Zalo, Messenger, Chrome…

Xóa bộ nhớ đệm cho hệ thống Android

Bạn vào Setting [Cài đặt] – Storage [bộ nhớ]  - Bộ nhớ trong [Internal Storage] > Cached Data  [dữ liệu bộ nhớ đệm]

Nhấp vào Cache Data và chọn Delete

Như vậy, bạn đã biết bộ nhớ đệm điện thoại là gì và bộ nhớ đệm quan trọng như thế nào với hệ điều hành Android. Nếu bạn là người thường xuyên quan tâm đến hiệu năng, độ mượt mà của máy thì tìm hiểu về bộ nhớ cache sẽ giúp bạn có nhiều giải pháp hơn.

Tất nhiên, với những máy Android đã root, bạn sẽ có nhiều cách thực hiện xóa bộ nhớ đệm tự động mà không cần quá nhiều bước như trên. Bạn theo dõi các bài viết tiếp theo của Thành Trung Mobile để cập nhật cho mình những thông tin mới nhất và các bài viết liên quan.

Chúc các bạn thành công!        

Một trong những vấn đề khiến bộ nhớ điện thoại Android bị giảm đáng kể là bộ nhớ đệm. Vậy làm thế nào để xóa bộ nhớ đệm trên Android? hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách xóa bộ nhớ đệm trên Android đơn giản và đúng cách.

Xem thêm: Cách đăng ký nhạc chờ Viettel

Bộ nhớ đệm[cache] là gì?

Bộ nhớ đệm [cache] là những dữ liệu được lưu trữ tạm thời do quá trình hệ điều hành hoặc ứng dụng hoạt động để tạo ra, giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc khai thác và sử dụng các chức năng cụ thể.

Bản chất của hệ thống khi hoạt động gồm các ứng dụng nền nhỏ thực hiện từng chức năng riêng biệt. Các ứng dụng này trong quá trình hoạt động thường sinh ra dữ liệu đệm gọi chung là bộ nhớ đệm của hệ điều hành.

Bộ nhớ đệm là gì

Mục đích của việc này là tiết kiệm thời gian, tăng tốc độ hoạt động của thiết bị và giảm lượng dữ liệu cần xử lý trong quá trình sử dụng.

Bạn có để ý là sau khi khởi động lại điện thoại, các ứng dụng sẽ khởi động khá chậm, và sẽ nhanh hơn trong các lần mở tiếp theo? Sự gia tăng tốc độ trong các lần khởi động sau là nhờ vào dữ liệu được lưu trong bộ nhớ đệm này.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi mở trình duyệt trên điện thoại, nó sẽ tự load lại toàn bộ trang web ở lần mở cuối cùng mà không cần phải kết nối lại mạng. Đây là một trong những vai trò của bộ nhớ đêm giúp thuận tiên hơn cho người sử dụng.

Bộ nhớ đệm được lưu trữ ở đâu?

Bộ nhớ đệm của điện thoại Android nàm trong Folder Cache của từng ứng dụng cụ thể. Nếu điện thoại của bạn chưa Root thì bạn không thể truy cập để xem Folder này, bởi nó đã bị hệ thống ẩn đi. Bạn chỉ cần có thể xem bộ nhớ Cache của từng ứng dụng như Facebook, Messenger, trình duyệt Chrome,…

Bộ nhớ đệm được lưu trữ ở đâu

Bộ nhớ đệm của thiết bị Android thường sẽ sinh ra trong quá trình sử dụng thời gian làm điện thoại chậm hẳn đi. Các thao tác trên điện thoại sẽ không còn nhạy và mượt mà nhưu lúc mới mua về. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên vấn đề này là bộ nhớ đệm hệ thống tăng lên.

Có nên xóa bộ nhớ đệm trên Android không?

Thực tế thì việc xóa bộ nhớ đệm hệ thống không gây ra bất cứ rắc rối nào, nhưng nó thực sự không giúp ích được gì nhiều. Các File được lưu trữ trong đó sẽ cho phép thiết bị truy cập vào các thông tin tham chiếu mà không cần phải khởi tạo lại liên tục.

Nếu bạn xóa Cache, thì lần sau hệ thống vẫn sẽ khởi tạo lại những File này vào lần tiếp theo mà điện thoại cần. Vì vậy, bạn không nên thường xuyên xóa bộ nhớ đệm của hệ thống, nhất là trong trường hợp không có lý do gì.

Có nên xóa bộ nhớ đệm trên Android không

Tuy nhiên, mục đích của bạn là để tiết kiệm không gian lưu trữ. Một số ứng dụng có thể lưu trữ dữ liệu lên đến hàng GB mà bạn không còn cần nữa. Trong trường hợp đó, bạn nên xóa chúng đi để giải phóng dung lượng cho bộ nhớ của máy.

Một lý do khác như và phổ biến hơn cho việc này là giúp bạn đặt lại ứng dụng về trạng thái mặc định khi ứng dụng bị lỗi hoặc gặp khó khăn khi sử dụng.

Những trường hợp nên xóa bộ nhớ đệm:

Dưới đây là một số trường hợp, bạn nên xóa bộ nhớ đệm điện thoại:

  • Bộ nhớ của thiết bị bạn có giới hạn, và liên tục nhận được thông báo tình trạng bộ nhớ điện thoại đầy. Lúc này, bạn nên xóa Cache đi để có thêm nhiều không gian lưu trữ cho thiết bị.
  • Một số ứng dụng trên thiết bị sau một thời gian sử dụng có thể xuất hiện một số tình trạng giật, lag. Vậy nên, bạn cần xóa bộ nhớ đệm để giúp sửa lỗi ứng dụng hiệu quả.
  • Trong trường hợp bạn muốn xóa các tập tin có chứa thông tin cá nhân để bảo vệ sự riêng tư của mình.

Cách xóa bộ nhớ đệm Android đơn giản:

1. Cách xóa tất cả bộ nhớ đệm:

Để xóa tất cả bộ nhớ đệm trên Android, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn vào Cài đặt >> Chọn Bộ nhớ >> Chọn dữ liệu trong bộ nhớ đệm

Đi đến mục dữ liệu lưu trong bộ nhớ đệm

Bước 2: Tại đây, bạn nhấn Xóa

Xóa tất cả dữ liệu trong bộ nhớ đệm

Chỉ 2 bước đơn giản, bạn đã xóa sạch bộ nhớ đệm trên thiết bị Android rồi.

2. Cách xóa bộ nhớ đệm cho từng ứng dụng:

Để xóa bộ nhớ đệm cho từng ứng dụng, bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Đầu tiên, bạn mở ứng dụng Cài đặt trên điện thoại >> chọn Ứng dụng >> Chọn Quản lý ứng dụng.

Vào phần quản lý ứng dụng để xóa cache

Bước 2: Tiếp đến, bạn chọn ứng dụng cần xóa Cache >> Sau đó bạn nhấn chọn Bộ nhớ.

Chọn ứng dụng cần xóa cache

Bước 3: Cuối cùng bạn nhấn Xóa bộ nhớ đệm.

Xóa bộ nhớ đệm riêng của ứng dụng

Chỉ vài bước đơn giản bạn đã giải phóng bộ nhớ cho thiết bị hiệu quả rồi. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Xem thêm: Cách hiển thị lịch âm trên Samsung

Video liên quan

Chủ Đề