Bảo hiểm tnlđ là gì

Hỏi: Cơ quan của tôi là đơn vị sự nghiệp công lập, hưởng lương từ ngân sách tỉnh. Vậy, cơ quan của tôi có được hưởng hỗ trợ giảm đóng vào quỹ BH TNLĐ-BNN?

Trả lời:

Điều 1 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người SDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 quy định đối tượng hỗ trợ như sau:

Người SDLĐ đóng vào quỹ BH TNLĐ-BNN cho NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chế độ BH TNLĐ-BNN theo quy định của pháp luật về BHXH và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động [trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, NLĐ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ NSNN].

Do đó, trường hợp cơ quan của bạn là đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ NSNN, nên không thuộc đối tượng hỗ trợ giảm đóng vào quỹ BH TNLĐ-BNN.

Hỏi: Trong thời gian được giảm mức đóng vào quỹ BH TNLĐ-BNN theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, nếu NLĐ phát hiện bị BNN hoặc xảy ra TNLĐ, thì có được chi trả chế độ không?

Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi được quy định rõ trong Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ; Điều 1, Chương I Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người SDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 về giảm mức đóng BH TNLĐ-BNN; cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH, Luật ATVSLĐ.

Theo đó, trong thời gian giảm đóng vào quỹ BH TNLĐ-BNN theo quy định trên, NLĐ vẫn được hưởng các quyền lợi như đang đóng BH TNLĐ-BNN.

Hỏi: Các doanh nghiệp, đơn vị thành lập mới từ sau ngày 1/7/2021, thì có được giảm mức đóng BH TNLĐ-BNN hay không?

Trả lời:

Theo quy định, người SDLĐ [đơn vị] được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ BH TNLĐ-BNN trong 12 tháng [thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022] cho NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chế độ BH TNLĐ-BNN [trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, NLĐ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ NSNN].

Vì vây, trường hợp đơn vị, DN thành lập mới từ sau ngày 1/7/2021 thuộc đối tượng này, thì cũng được giảm mức đóng BH TNLĐ-BNN.

Hỏi: Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về trong thời gian và địa điểm hợp lý; có giấy ra viện và Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì có được hưởng chế độ ốm đau không? Người lao động khi đã bình phục, công ty có được làm thủ tục để người lao động đi giám định y khoa và làm thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động nếu có tỷ lệ thương tật từ 5% trở lên?

Trả lời:

Điểm c Khoản 1, Khoản 2 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh, lao động quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trường hợp người lao động tại đơn vị bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về, nếu được đoàn điều tra tai nạn lao động kết luận là tai nạn lao động và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định nêu trên.

Mặt khác, tại điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ LĐ-TB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Không giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Do đó, thời gian điều trị tai nạn lao động lần đầu, người lao động tại đơn vị không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.

Trường hợp người lao động bị tai nạn do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động ngoài việc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh, lao động vẫn phải thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh, lao động bao gồm cả việc giới thiệu để người lao động đi khám giám định y khoa và lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động đối với người lao động.

Hỏi: Có phải theo quy định mới của Nhà nước, NLĐ phát hiện bị bện nghề nghiệp [BNN] khi đã nghỉ hưu cũng được hưởng chế độ BNN? Các chế độ cụ thể là gì? Cần phải làm thủ tục gì để khám BNN?

Trả lời:

Ngày 28/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ về bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc [có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2020, thay thế Nghị định số 37/2016/NĐ-CP]. 

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 88 quy định: NLĐ khi đã nghỉ hưu hoặc thôi việc hoặc chuyển đến làm việc cho người SDLĐ khác mà nghi ngờ hoặc thấy có triệu chứng, dấu hiệu bị BNN do các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN trước đó đã làm việc gây nên thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động [KNLĐ] do mắc BNN như sau:

a] NLĐ đã nghỉ hưu, thôi việc gửi bản sao hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám BNN khi khám phát hiện BNN [có bản chính để đối chiếu]. Sau khi có kết quả khám phát hiện BNN, cơ sở khám BNN hoàn thiện hồ sơ BNN cho NLĐ theo quy định của Bộ Y tế;

b] NLĐ đã chuyển làm công việc khác gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám BNN khi khám phát hiện BNN. Sau khi khám phát hiện BNN, NLĐ hoặc người SDLĐ nơi NLĐ đang làm việc lập hồ sơ BNN trên cơ sở hồ sơ quản lý sức khỏe của NLĐ;

c] Sau khi có hồ sơ BNN, NLĐ chủ động đi khám hoặc đề nghị đơn vị nơi NLĐ đã từng làm việc hoặc đang làm việc giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm KNLĐ.

Khoản 3 Điều 5 Nghị định này quy định: NLĐ bị BNN, thân nhân NLĐ bị BNN theo quy định tại khoản 1 Điều này được Quỹ BHXH về tai nạn lao động, BNN chi trả các chế độ sau đây:

a] Các chế độ theo quy định tạiMục 3 Chương III Luật ATVSLĐđối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần hoặc hằng tháng; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi NLĐ chết do BNN; đóng BHYT cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm BNN hằng tháng;

b] Hỗ trợ 100% chi phí khám BNN tính theo biểu giá khám BNN do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm NLĐ khám BNN sau khi đã được BHYT chi trả; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi NLĐ là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần;

c] Hỗ trợ 100% chi phí chữa BNN tính theo biểu giá chữa BNN tại thời điểm NLĐ chữa BNN theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được BHYT chi trả; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi NLĐ là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.

Ngoài ra, Khoản 4 Điều 5 Nghị định này cũng nêu rõ: NLĐ được hưởng các chế độ quy định tại khoản 3 Điều này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Phát hiện bị BNN trong khoảng thời gian bảo đảm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b] Có tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian làm nghề, công việc gây ra BNN quy định tại điểm a khoản này;

c] Bị suy giảm KNLĐ từ 5% trở lên do bị BNN, đối với các trường hợp xem xét hưởng chế độ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Hỏi: Theo quy định mới đây của Chính phủ, thời gian và tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ-BNN của NLĐ được xác định như thế nào?

Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ về BH TNLĐ, BNN bắt buộc [có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2020, thay thế Nghị định số 37/2016/NĐ-CP].

Khoản 1 Điều 11 quy định: Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ-BNN là tổng thời gian đóng BH vào Quỹ BH TNLĐ-BNN của NLĐ, không kể thời gian đóng trùng của các HĐLĐ; thời gian đóng BH vào Quỹ BH TNLĐ-BNN nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian NLĐ giữ các chức danh theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 trước ngày 1/1/1998 mà được tính hưởng BHXH thì thời gian đó được tính hưởng chế độ TNLĐ-BNN.

Tuy nhiên, thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ BH TNLĐ-BNN.

Khoản 6 Điều 11 quy định, tổng số năm đóng BH vào Quỹ BH TNLĐ-BNN được xác định như sau:

a] Đối với trường hợp bị TNLĐ là tổng số năm đóng BH vào Quỹ BH TNLĐ-BNN tính đến tháng trước liền kề tháng bị TNLĐ;

b] Đối với trường hợp bị BNN là tổng số năm đóng BH vào Quỹ BH TNLĐ-BNN tính đến tháng trước liền kề tháng làm công việc mà công việc đó gây ra BNN;

c] Trường hợp NLĐ đồng thời giao kết HĐLĐ với nhiều người SDLĐ thì thời gian đóng BH vào Quỹ BH TNLĐ-BNN trùng nhau của các HĐLĐ chỉ được tính một lần;

d] Một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng BH vào Quỹ BH TNLĐ-BNN.

* Về tiền lương đóng BH vào Quỹ BH TNLĐ-BNN làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ-BNN, Khoản 7 Điều 11 hướng dẫn xác định như sau:

a] Tiền lương tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ-BNN; trường hợp NLĐ bị TNLĐ ngay trong tháng đầu đóng BH vào Quỹ BH TNLĐ-BNN hoặc bị TNLĐ-BNN trong tháng đầu trở lại làm việc đóng BH sau thời gian đóng gián đoạn do chấm dứt HĐLĐ thì bằng tiền lương đóng vào Quỹ BH TNLĐ-BNN của chính tháng đó;

b] Tiền lương tháng cuối cùng đóng vào Quỹ BH TNLĐ-BNN của công việc đã làm mà công việc đó gây ra BNN đối với trường hợp bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN;

c] Trường hợp NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1/1/2016 mà thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp được tính trên cơ sở hệ số tiền lương và phụ cấp [nếu có] nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp;

d] Trường hợp NLĐ đồng thời giao kết HĐLĐ với nhiều người SDLĐ thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng BH vào Quỹ BH TNLĐ-BNN của tất cả các HĐLĐ tại tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ hoặc bị BNN của lần sau cùng nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở.

Hỏi: Tôi được biết, Nhà nước mới có quy định cho phép đơn vị SDLĐ có đủ một số điều kiện được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ BH TNLĐ, BNN. Để được hưởng chính sách này, đơn vị SDLĐ cần làm những thủ tục gì? Cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết? Chính sách này được thực hiện trong thời hạn bao lâu?

Trả lời:

Vấn đề bạn đọc hỏi được quy định tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020 của Chính phủ quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ BH TNLĐ, BNN [có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2020].

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ BH TNLĐ, BNN bao gồm:

1. Văn bản đề nghị quy định theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác ATVSLĐ và giảm tần suất TNLĐ được thực hiện bởi tổ chức đánh giá ATVSLĐ quy định tại Điều 7 Nghị định này. Báo cáo đánh giá công tác ATVSLĐ và giảm tần suất TNLĐ quy định theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

l Trình tự, thủ tục quyết định áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ BH TNLĐ, BNN được quy định tại Điều 8 Nghị định, cụ thể: 

1. Người SDLĐ có nhu cầu áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ BH TNLĐ, BNN thì nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này về Bộ LĐ-TB&XH.

2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người SDLĐ, Bộ LĐ-TB&XH có trách nhiệm triển khai các công việc sau:

a] Gửi văn bản đến Sở LĐ-TB&XH đề nghị đánh giá về tình hình chấp hành pháp luật về ATVSLĐ theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b] Thực hiện đăng tải thông tin của cơ quan, đơn vị, DN, tổ chức lên Cổng thông tin điện tử của Bộ LĐ-TB&XH để lấy ý kiến rộng rãi trong vòng ít nhất 10 ngày;

c] Tổ chức thẩm định, quyết định việc áp dụng mức đóng mới thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ BH TNLĐ, BNN theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; gửi hoặc trả kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện cho DN và cơ quan BHXH để tổ chức thực hiện;

d] Trường hợp không đủ điều kiện áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường thì phải trả lời cho người SDLĐ và nêu rõ lý do.

l Về thời hạn áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ BH TNLĐ, BNN, Điều 9 Nghị định 58/2020 quy định:

1. Thời hạn thực hiện mức đóng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này là 36 tháng, kể từ tháng quyết định áp dụng mức đóng có hiệu lực.

2. Trong vòng 60 ngày trước ngày hết thời hạn áp dụng mức đóng theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu người SDLĐ vẫn có nhu cầu tiếp tục mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ BH TNLĐ thì lập 1 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 và thực hiện đề nghị theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

BBT - Sở Thông tin và Truyền thông 

Video liên quan

Chủ Đề