Bộ đội chủ lực ở đâu

Các thế lực ngoại xâm cấu kết với bọn tay sai phản động trong nước âm mưu dùng mọi thủ đoạn hòng lật đổ Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa-nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, tiêu diệt Đảng Cộng sản, đặt lại ách thống trị thực dân trên cả nước. Cùng một lúc, quân và dân ta phải đối phó với nguy cơ xâm lược, ở phía Bắc là quân Tưởng Giới Thạch; phía Nam là quân Anh, Nhật, Pháp.

Trước tình hình đó, Đảng ta hết sức chăm lo xây dựng tiềm lực quân sự, quốc phòng đất nước, trong đó đặc biệt coi trọng xây dựng LLVT, lấy xây dựng và phát triển bộ đội chủ lực Giải phóng quân làm nòng cốt cho toàn dân bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ. Từ đầu tháng 9-1945, các LLVT địa phương phát triển khá nhanh, nhưng các đơn vị vũ trang tập trung [bộ đội chủ lực] trực thuộc Trung ương còn ít, chỉ có hai chi đội 3 và 4 từ Việt Bắc về Hà Nội làm nhiệm vụ bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ.

Một chi đội Vệ Quốc quân tham dự Lễ Quốc khánh tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.Ảnh tư liệu

Trước yêu cầu xây dựng bộ đội chủ lực trong tình hình mới, cuối tháng 10-1945, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức hội nghị bàn về xây dựng Vệ quốc đoàn và kiến nghị được Trung ương Đảng phê duyệt. Theo phương hướng xây dựng đó, hàng triệu nam, nữ thanh niên hăng hái tham gia dân quân, tự vệ, trong đó hơn 8 vạn người đã tình nguyện gia nhập Vệ quốc đoàn. Đến cuối năm 1945, bộ đội chủ lực toàn quốc có khoảng 50.000 người, được tổ chức thành 40 chi đội ở hầu khắp các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ và một số tỉnh ở Nam Bộ. Bên cạnh việc xây dựng về tổ chức, biên chế, sự lãnh đạo của Đảng đối với các đơn vị bộ đội chủ lực cũng được tăng cường. Để giúp Trung ương Đảng lãnh đạo toàn diện công tác quân sự trong quân đội, tháng 1-1946, Trung ương Quân ủy được thành lập. Tiếp đó, cấp ủy đảng trong bộ đội chủ lực khu cũng lần lượt được tổ chức, việc xây dựng chi bộ, phát triển đảng viên được đẩy mạnh ở các đơn vị bộ đội chủ lực.

Để xây dựng bộ đội chủ lực-quân đội chính quy của Nhà nước Việt Nam độc lập, các chi đội ở Bắc Bộ, Trung Bộ được chấn chỉnh về tổ chức, thống nhất biên chế theo từng đơn vị cấp trung đoàn [32 trung đoàn] và 32 tiểu đoàn độc lập. Riêng ở Nam Bộ, do chưa có đủ điều kiện chấn chỉnh các chi đội thành trung đoàn nên vẫn tổ chức 25 chi đội. Bên cạnh việc xây dựng các đơn vị chủ lực bộ binh, một số tổ chức tiền thân của binh chủng kỹ thuật cũng được xây dựng. Điển hình là việc thành lập 3 trung đội: Pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh [tháng 6-1946].

Cùng với việc xây dựng về tổ chức biên chế, từ cuối năm 1945, công tác huấn luyện quân sự bắt đầu thực hiện ở hầu khắp các đơn vị LLVT tập trung. Nội dung huấn luyện gồm: Động tác đội ngũ, cách sử dụng các loại vũ khí thông thường, kỹ thuật chiến đấu cá nhân, chiến thuật cấp tiểu đội, trung đội tiến công, phòng ngự. Sang năm 1946, chương trình, nội dung huấn luyện về kỹ thuật, chiến thuật của bộ đội chủ lực thống nhất theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Nhằm xây dựng LLVT có trình độ kỹ thuật, chiến thuật và khả năng chiến đấu, đáp ứng nhiệm vụ tác chiến, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự các cấp. “Đó là khâu chính trong các thứ công tác… có thể nâng cao chiến thuật và kỹ thuật cho bộ đội”[Hồ Chí Minh toàn tập,tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr.14]. Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cho LLVT được tiến hành khẩn trương. Đến giữa tháng 12-1946, các trường đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng nghìn cán bộ, kịp thời bổ sung cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cho các đơn vị LLVT sẵn sàng chiến đấu [SSCĐ]. Ở Nam Trung Bộ, các trung đoàn: 81, 82 và 13 đội tự vệ thành [Nam Bộ] phối hợp với các đội cảm tử tiến công địch, phát triển chiến tranh du kích, buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó, không thể đưa quân tăng viện ra Bắc. Tuy mới được xây dựng, trang bị còn thô sơ và thiếu thốn, nhưng LLVT được xây dựng ở các miền: Bắc, Trung, Nam là nòng cốt cho toàn dân SSCĐ và chủ động chiến đấu khi quân Pháp mở rộng chiến tranh ra quy mô cả nước.

Xây dựng LLVT, bộ đội chủ lực để bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng và chuẩn bị chu đáo cho toàn quốc kháng chiến là một trong những thành tựu nổi bật, thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ đội chủ lực phát triển cả về quân số và quy mô tổ chức biên chế; đồng thời, bước đầu được gấp rút huấn luyện về kỹ thuật, chiến thuật và có một số kinh nghiệm qua thực tiễn chiến đấu ở các thành phố, thị xã. Kinh nghiệm về xây dựng LLVT bảo vệ chính quyền cách mạng và chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến là tài sản quý báu cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, nâng cao sức mạnh chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại tá, TSDƯƠNG ĐÌNH LẬP

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức LLVT đã được thực hiện trong xây dựng, phát triển Việt Nam Giải phóng quân trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Các chi đội Giải phóng quân, các đội du kích, các đội tự vệ của các chiến khu, các địa phương cùng với nhân dân hợp thành đội quân khởi nghĩa, hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chính trị giành chính quyền về tay nhân dân trên cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng mới được thành lập, đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", cùng một lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù, nhiều đội quân xâm lược hiếu chiến. Tuy mỗi kẻ thù toan tính một kế hoạch riêng đối với nước ta, nhưng chúng đều thống nhất một mục tiêu là tiêu diệt quân đội và chính quyền cách mạng Việt Nam.

Các đơn vị Vệ quốc đoàn rời Hà Nội vào Nam chiến đấu. Ảnh tư liệu

Đứng trước các thế lực thực dân, đế quốc và lực lượng phản cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương vừa tranh thủ hòa bình, ngăn chặn và đẩy lùi chiến tranh, chỉ đạo kháng chiến ở Nam Bộ, vừa khẩn trương xây dựng, phát triển LLVT nhân dân. Trung ương Đảng và Chính phủ đã tập trung xây dựng Việt Nam Giải phóng quân, sau đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội Quốc gia Việt Nam, để đưa vào Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đang ở tình thế nguy cấp. Một bộ phận Vệ quốc quân, Quân đội Quốc gia-các chi đội Giải phóng quân, chi đội Vệ quốc quân trở thành bộ đội địa phương ở các tỉnh, thành phố. Một số tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ tổ chức bộ đội cảnh vệ. Ở Nam Bộ, ngoài các chi đội Vệ quốc quân ở miền Bắc, miền Trung vào, bộ đội địa phương được xây dựng, phát triển dưới nhiều hình thức tổ chức như LLVT của Tổng công đoàn, Giải phóng quân liên quận Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hòa...

Khi quân đội Anh, Nhật, Tưởng lần lượt rút khỏi nước ta và các thế lực tay sai phản động, giả danh cách mạng, chống phá chính quyền cách mạng non trẻ từng bước bị tiêu diệt, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Quân ủy lãnh đạo, chỉ đạo tập trung xây dựng LLVT, nòng cốt là bộ đội chủ lực để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo đó, các chi đội Vệ quốc đoàn ở Bắc Bộ, Trung Bộ chấn chỉnh tổ chức, thống nhất biên chế theo từng đơn vị cấp trung đoàn [32 trung đoàn] và 32 tiểu đoàn độc lập. Riêng Nam Bộ, do chưa có đủ điều kiện chấn chỉnh các chi đội thành trung đoàn nên vẫn tổ chức chi đội [25 chi đội]. Trên cơ sở các trung đoàn, giữa năm 1946, Bắc Bộ tổ chức hai Đại đoàn 1 và 2; Nam Trung Bộ tổ chức 3 Đại đoàn: 23, 27 và 31. Các đơn vị bộ đội chủ lực được gọi là đại đoàn, song mới chỉ là về hình thức tổ chức, thu gom lực lượng, còn trang bị vũ khí, đặc biệt là trình độ tác chiến rất hạn chế. Sớm nhận thức được cách tổ chức đó chưa phù hợp, tháng 11-1946, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo giải thể các đại đoàn ở Bắc Bộ, Nam Trung Bộ. Lúc này, tổ chức cao nhất của bộ đội chủ lực ở miền Bắc là trung đoàn [27 trung đoàn] và miền Nam là chi đội [25 chi đội]. Bên cạnh việc xây dựng tổ chức biên chế các đơn vị chủ lực bộ binh, một số tổ chức tiền thân của binh chủng kỹ thuật cũng được xây dựng. Ngày 29-6-1946, 3 trung đội pháo binh gồm: Pháo Đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh được thành lập. Đây là những trung đội pháo binh chủ lực đầu tiên của Quân đội ta.

Sau ngày 19-12-1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và mệnh lệnh của Chính phủ, các LLVT và nhân dân ta nhất tề đứng lên cầm vũ khí bước vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh chống thực dân Pháp xâm lược. LLVT nhân dân bước vào thời kỳ phát triển mới, ngày càng hoàn thiện, lớn mạnh, với 3 thứ quân gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Bộ đội chủ lực giữ vị trí chiến lược chủ yếu trong đấu tranh vũ trang, có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là thực hiện những đòn đánh tiêu diệt lớn lực lượng chủ lực của địch, giải phóng và bảo vệ những vùng đất quan trọng, phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, thực hiện những đòn đánh quyết định trên hướng chiến lược chủ yếu, làm chuyển biến cục diện chiến tranh có lợi cho ta, tiến lên đánh bại ý chí xâm lược của địch, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh.

75 năm đã trôi qua, nhưng những bài học và kinh nghiệm về xây dựng LLVT, bộ đội chủ lực sau Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Xây dựng, phát triển LLVT nhân dân gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, trong đó, bộ đội chủ lực là nòng cốt hỗ trợ cùng các LLVT và nhân dân kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao; thực hiện tiến công quân địch rộng khắp ở cả 3 vùng chiến lược: Rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; tiến công địch từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ; giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Đây là hình mẫu tổ chức quân sự sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, một hình mẫu tổ chức quân sự mang tính dân chủ rộng lớn, tính nhân dân sâu sắc.

Đại táVŨ HỒNG KHANH

Video liên quan

Chủ Đề