Bệnh phenylceton niệu là gì

Các tên gọi khác của bệnh này:

Phenylceton niệu [PKU] Là một rối loạn di truyền hiếm gặp có thể gây ra sự phát triển bất thường về tinh thần và thể chất. Phenylceton niệu là chứng rối loạn về chuyển hóa Phenylalanyl [Phe] thành Tyrosine [Tyr] do thiếu hụt Enzyme phenylalanine hydroxylase. Tyrosine là tiền chất quan trọng để sản xuất Serotonin, các Catecholoamine [chất dẫn truyền thần kinh], Hormon tuyến giáp và Melanin. Người bị bệnh này phải kiểm soát lượng Phe trong thức ăn được đưa vào để ngăn ngừa sự tích tụ của Phenylalanin trong cơ thể. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm [ngay từ những tuần đầu của thai kỳ] sẽ dẫn đến sự chậm phát triển trí tuệ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh [co giật] và một số vấn đề y tế khác. Tuy nhiên, với chế độ dinh dưỡng đặc biệt [không có Phe và được bổ sung đầy đủ Tyr] được áp dụng sớm, nghiêm ngặt, những đứa trẻ bị bệnh vẫn có thể phát triển và có tuổi đời bình thường.

Triệu chứng

Triệu chứng Phenylceton niệu [PKU] là Trẻ sơ sinh ban đầu không có triệu chứng. Dấu hiệu của sự chậm phát triển bắt đầu sớm nhất khi trẻ được 3 tháng tuổi. Trẻ em bị PKU có một số triệu chứng đặc trưng: thường xanh xao, tóc vàng và mắt màu xanh, tầm vóc ngắn, đầu nhỏ và có mùi mốc. Những triệu chứng nghiêm trọng bao gồm chậm phát triển, dễ bị kích thích, co giật và cứng cơ.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Tất cả các trẻ sơ sinh được sàng lọc PKU trong tuần đầu tiên của cuộc đời.

  • Sau một bữa ăn có chất đạm, xét nghiệm máu được thực hiện, nếu nồng độ Phenylalanine cao bất thường, cần tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán PKU.

Điều trị

Điều trị Phenylceton niệu [PKU] bao gồm việc tránh các thức ăn có chứa Phenylalanine. Bệnh nhân cần có chế độ ăn hạn chế protein, tránh ăn các thực phẩm như gà, cá, trứng, sữa và pho mát.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bệnh Phenylketo niệu là một rối loạn di truyền hiếm gặp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các khuyết tật trí tuệ và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Việc tầm soát và tìm hiểu kĩ càng về bệnh di truyền này, đặc biệt là căn bệnh phenylketo niệu sẽ giúp cha mẹ tìm được chiến lược chăm sóc, tư vấn và điều trị thích hợp cho trẻ.

    • Bệnh phenylketo niệu là gì?
    • Bệnh phêninkêtô niệu là đột biến gì?
    • Triệu chứng bệnh phenylketo niệu
    • Nguyên nhân gây bệnh phêninkêtô niệu ở người
  • Cơ chế gây bệnh phenylketo niệu
    • Điều trị phenylketo niệu như thế nào?
      • Chế độ ăn
      • Thuốc
    • Cách phòng bệnh phenylketo niệu
    • Cách phát hiện sớm bệnh phenylketo niệu ở người
    • Bệnh phenylketo niệu là bệnh di truyền?
    • Bệnh phenylketo niệu có ở nam hay nữ?

Tên đầy đủ: Phenylketonuria – gọi tắt là PKU hoặc Phenylketo niệu, cũng có nhiều người gọi là phêninkêtô niệu.

Phenylketo niệu là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự thiếu hụt một axit amin gọi là phenylalanine tích tụ trong cơ thể. Bệnh là rối loạn di truyền làm tăng mức độ của một chất gọi là phenylalanin trong máu. Nếu không được điều trị, việc tích lũy chất này sẽ gây hại cho cơ thể, gây ra khuyết tật trí tuệ và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Bệnh phêninkêtô niệu là đột biến gì?

Bệnh là đột biến được gây ra bởi các biến thể trong gen phenylalanin hydroxylase [PAH][1], là kiểu hình Mendel di truyền lặn phổ biến nhất trong quá trình chuyển hóa axit amin.

Nó là một rối loạn di truyền làm tăng mức độ của một chất gọi là phenylalanin trong máu. Sự đột biến enzym phenylalanin hydroxylase [PAH] – giúp tạo ra loại enzym cần thiết để phân hủy phenylalanin – dẫn đến việc không có enzym cần thiết để phá vỡ phenylalanin.

Do không có enzym để phá vỡ, sự tích tụ phenylalanin sẽ dẫn đến sự nguy hiểm có thể phát triển khi một người bị PKU tiêu thụ thực phẩm tạo ra phenylalanin: thức ăn có chứa nhiều protein hoặc chứa aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Triệu chứng bệnh phenylketo niệu

Trẻ sơ sinh mắc bệnh ban đầu không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu không được điều trị nhanh chóng, trẻ sơ sinh thường phát triển các dấu hiệu của bệnh trong vòng vài tháng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của người mắc bệnh không được điều trị có thể từ nhẹ đến nặng bao gồm:

  • Có mùi mốc trong hơi thở, da hoặc nước tiểu do quá nhiều phenylalanin trong cơ thể
  • Các vấn đề về hệ thần kinh [thần kinh] có thể bao gồm cơ thể co giật, run rẩy
  • Phát ban trên da, chẳng hạn như bệnh chàm
  • Da, tóc và mắt sáng hơn các thành viên trong gia đình khác, bởi vì phenylalanin không thể chuyển hóa thành melanin – sắc tố chính chịu trách nhiệm chính cho màu tóc và màu da
  • Kích thước đầu nhỏ bất thường
  • Hiếu động thái quá
  • Khuyết tật về trí tuệ
  • Nhận thức kém, trí não phát triển chậm
  • Những vấn đề rối loạn về hành vi và cảm xúc
  • Gặp các rối loạn sức khỏe tâm thần, trở nên “điên loạn”

Dạng nghiêm trọng nhất của rối loạn này được gọi là PKU cổ điển. Trẻ sơ sinh bị PKU cổ điển có thể bình thường trong vài tháng đầu đời.

Nếu trẻ không được điều trị bệnh trong thời gian này, chúng sẽ bắt đầu phát triển các triệu chứng của bệnh như sau:

  • Co giật, run rẩy
  • Tăng trưởng chậm và còi cọc
  • Hiếu động thái quá
  • Da gặp các vấn đề như mắc bệnh chàm
  • Nước tiểu, mồ hôi có “mùi mốc”

Nếu bệnh không được chẩn đoán khi mới sinh và không được điều trị nhanh chóng, những rối loạn do bệnh gây ra có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như tổn thương não không thể phục hồi, khuyết tật trí tuệ trong vài tháng đầu đời bên cạnh các vấn đề về hành vi và co giật ở trẻ lớn tuổi hơn khi không được điều trị.

Nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện ngay sau khi sinh bằng cách sàng lọc sơ sinh và được tiến hành  điều trị kịp thời. Do đó, các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng của PKU cổ điển rất hiếm khi xảy ra

Một dạng ít nghiêm trọng hơn được gọi là PKU biến thể. Điều này xảy ra khi trẻ có quá nhiều phenylalanin trong cơ thể. Trẻ sơ sinh mắc chứng rối loạn dạng này có thể chỉ có các triệu chứng nhẹ, nhưng chúng sẽ cần phải tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt để ngăn ngừa vấn để tổn thương trí não như khuyết tật trí tuệ.

Sau khi bắt đầu áp dụng chế độ ăn kiêng cụ thể và các phương pháp điều trị cần thiết khác, các triệu chứng của bệnh bắt đầu giảm bớt. Những người mắc bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ thường không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Nguyên nhân gây bệnh phêninkêtô niệu ở người

Các đột biến trong gen PAH gây ra bệnh phenylketon niệu. Loại gen PAH giúp tạo ra phenylalanin hydroxylase, enzyme chịu trách nhiệm phân hủy phenylalanin. Enzyme này chuyển đổi axit amin phenylalanin thành các hợp chất quan trọng khác trong cơ thể.

Nếu đột biến gen làm giảm hoạt động của phenylalanin hydroxylase, thì phenylalanin từ chế độ ăn sẽ không được xử lý đúng. Kết quả là, axit amin này có thể tích tụ thành mức gây độc hại trong máu và các mô khác.

Bởi vì các tế bào thần kinh trong não đặc biệt nhạy cảm với mức phenylalanine, lượng chất này nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương não. Sự tích tụ phenylalanin nguy hiểm có thể xảy ra khi người bệnh ăn thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như trứng và thịt.

PKU cổ điển, dạng rối loạn nghiêm trọng nhất, xảy ra khi hoạt động của phenylalanin hydroxylase bị giảm nghiêm trọng hoặc thậm chí không hoạt động. Những người mắc bệnh PKU cổ điển không được điều trị có mức phenylalanine đủ cao để gây tổn thương não nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Các đột biến trên gen PAH cho phép enzym duy trì một số hoạt động dẫn đến các phiên bản nhẹ hơn của tình trạng này, chẳng hạn như PKU biến thể hoặc tăng phenylalanin máu không phải PKU.

Những thay đổi trong các gen khác cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của PKU, nhưng ít người biết về những yếu tố di truyền bổ sung này.

Cơ chế gây bệnh phenylketo niệu

Cơ chế gây bệnh Phenylketonuria đến từ việc thiếu hụt men phenylalanine hydroxylase có tác dụng chính là chuyển hóa phenylalanine thành tyrosine. Tyrosine là loại chất mà cơ thể bạn cần để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh như epinephrine, norepinephrine và dopamine. Việc khiếm khuyết men này gây ra sự tích tụ phenylalanin trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt cho não.

Điều trị phenylketo niệu như thế nào?

Những người bị PKU có thể giảm các triệu chứng của họ và ngăn ngừa các biến chứng bằng cách tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt và dùng thuốc.

Chế độ ăn

Cách chính để điều trị là thực hiện một chế độ ăn uống đặc biệt hạn chế thực phẩm có chứa phenylalanin. Trẻ sơ sinh bị bệnh này có thể bú sữa mẹ. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh này thường cũng cần sử dụng một loại sữa công thức đặc biệt được gọi là Lofenalac. Khi bé đã đủ lớn để ăn thức ăn đặc, bạn cần tránh cho bé ăn thức ăn giàu đạm. Những thực phẩm này bao gồm: trứng, phô mai, quả hạch, sữa, đậu, gà, thịt bò. thịt lợn và cá.

Để đảm bảo rằng trẻ vẫn nhận được đủ lượng protein, trẻ mắc PKU cần dùng sữa công thức đặc biệt. Loại sữa này chứa tất cả các axit amin mà cơ thể cần, ngoại trừ phenylalanin. Ngoài ra còn có một số loại thực phẩm ít protein, thân thiện với người mắc bệnh có thể tìm thấy tại các cửa hàng chăm sóc sức khỏe đặc biệt.

Bên cạnh đó, người bị PKU cũng phải tránh các sản phẩm thực phẩm có chứa aspartame, vì nó cũng là loại thực phẩm khi tiêu thụ sẽ được chuyển hóa thành phenylalanine trong cơ thể.

Aspartame là một chất tạo ngọt nhân tạo được dùng như một sản phẩm thay thế đường. Nó có mặt trong thực phẩm như chất làm ngọt nhân tạo thường được sử dụng trong trà và cà phê, các phiên bản ít calo thức uống  dành cho người ăn kiêng như đồ uống có ga, kẹo cao su,…. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể chứa aspartame, chẳng hạn như thuốc chữa cảm cúm cho trẻ em

Một điều quan trọng cũng không kém là cần lưu ý các kế hoạch ăn uống của người bị bệnh này. Những người bị thiếu hụt men phenylalanin hydroxylase cần theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để duy trì sự cân bằng hợp lý của các chất dinh dưỡng trong khi hạn chế tiêu thụ phenylalanin. Họ cũng phải theo dõi mức độ phenylalanin của mình bằng cách ghi lại lượng phenylalanin trong thực phẩm họ tiêu thụ trong ngày.

Những người mắc bệnh sẽ phải tuân theo những hạn chế về chế độ ăn uống này cả đời để kiểm soát các triệu chứng của họ.

Thuốc

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] gần đây đã phê duyệt thuốc sapropterin [Kuvan] để điều trị bệnh này. Sapropterin giúp giảm mức phenylalanin trong máu.

Thuốc này phải được sử dụng kết hợp với kế hoạch bữa ăn đặc biệt dành cho bệnh nhân mắc bệnh này. Tuy nhiên, nó không phải là thuốc có tác dụng với tất cả mọi người mắc bệnh. Nó có hiệu quả nhất ở trẻ em mắc bệnh PKU nhẹ.

Cách phòng bệnh phenylketo niệu

Đây là một bệnh di truyền, vì vậy không thể phòng ngừa được bệnh. Tuy nhiên, một xét nghiệm enzym có thể được thực hiện đối với những người có kế hoạch sinh con. Xét nghiệm enzym là một xét nghiệm máu có thể xác định xem ai đó có mang gen khiếm khuyết gây ra PKU hay không. Xét nghiệm này cũng có thể được thực hiện trong khi mang thai để sàng lọc phenylketo niệu cho thai nhi.

Với điều kiện là mức phenylalanin được kiểm soát chặt chẽ trong thời kỳ mang thai, các vấn đề có thể tránh được và không có lý do gì khiến một phụ nữ mắc bệnh PKU không thể sinh con bình thường, khỏe mạnh.

Người phụ nữ mắc bệnh PKU có thể có nguy cơ bị các biến chứng từ bệnh bao gồm cả sẩy thai nếu họ không tuân theo kế hoạch bữa ăn dinh dưỡng cho người mắc bệnh. Thai nhi cũng có khả năng tiếp xúc với lượng phenylalanin cao và có thể dẫn đến các vấn đề khác nhau khi trẻ em ra đời bao gồm thiểu năng trí tuệ, khuyết tật tim, chậm phát triển, cân nặng khi sinh thấp,…

Do đó tất cả phụ nữ có mắc bệnh nên lập kế hoạch mang thai thật cẩn thận. Phụ nữ mang thai mắc bệnh nên tuân theo một chế độ ăn uống ít protein nghiêm ngặt và theo dõi lượng máu của bạn hai lần một tuần trước khi mang thai.

Liên hệ với bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng càng sớm càng tốt nếu bạn mang thai khi mức phenylalanine của bạn không được kiểm soát đầy đủ. Tốt nhất nên cố gắng thụ thai khi mức phenylalanine nằm trong giới hạn cho thai kỳ. Nếu mức độ phenylalanine của bạn có thể được kiểm soát trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, thì nguy cơ gây hại cho thai nhi sẽ rất nhỏ. Ngay sau khi con bạn được sinh ra, việc kiểm soát phenylalanin có thể được nới lỏng một chút và có thể cho con bú sữa mẹ bình thường.

Cách phát hiện sớm bệnh phenylketo niệu ở người

Để phát hiện sớm bệnh phenylketo niệu ở người, người ta thường thực hiện phương pháp sinh thiết gai nhau [CVS] để tiến hành lấy các tế bào phôi để phân tích ADN từ đó áp dụng các biện pháp ăn kiêng hợp lý.

Đây là thủ thuật y tế được thực hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ để kiểm tra xem những bất thường của thai nhi. Phương pháp được thực hiện khi phát hiện cha hay mẹ của thai nhi mắc bệnh di truyền bẩm sinh từ gia đình.

Gai nhau là các mô nhỏ hình ngón tay ở trong nhau thai. Gen di truyền trong tế bào gai nhau giống với những tế bào di truyền trong cơ thể thai nhi. Khi thực hiện sinh thiết gai nhau, mẫu thử tế bào gai nhau được lấy để thực hiện xét nghiệm. Tế bào gai nhau sẽ được kiểm tra rồi từ đó bác sĩ có thể biết được thai nhi có những bất thường nào hay không. Quy trình thực hiện thủ thuật này ở giai đoạn sau của 3 tháng đầu của thai kỳ, nhất là ở giai đoạn tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ.

Không chỉ phát hiện sớm bệnh pheninketo niệu, thủ thuật sinh thiết gai nhau có thể được dùng để phát hiện một số bệnh di truyền bẩm sinh khác bao gồm những rối loạn về máu, bệnh lý nhiễm sắc thể, bệnh lí thần kinh, rối loạn trong việc trao đổi chất, rối loạn di truyền,…

Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm bệnh Phenylketonuria và hơn 70 bệnh rối loạn nội tiết, chuyển hóa, di truyền thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Bệnh phenylketo niệu là bệnh di truyền?

Bệnh thiếu hụt phenylalanin hydroxylase là bệnh di truyền. Điều này nghĩa là trẻ em ra đời được truyền lại từ ba mẹ mắc bệnh. Hoặc cha mẹ của người mắc bệnh này có thể chỉ là những người bình thường nhưng mang tính trạng lặn của bệnh trên NST và họ không có bất kỳ triệu chứng, biểu hiện nào của tính trạng này. Tuy nhiên họ hoàn toàn có thể truyền bệnh cho con cái do họ là người dị hợp tử mang tính trạng của bệnh.

Bệnh phenylketo niệu có ở nam hay nữ?

Mỗi năm ước tính rằng trên thế giới có 0,45 triệu cá nhân mắc PKU  với tỉ lệ toàn cầu là 1: 23.930. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là ở Ý với 1:4500 và thấp nhất là ở Nhật Bản với tỉ lệ  1:125.000.

Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ thuộc mọi sắc tộc [mặc dù bệnh này phổ biến hơn ở những người có nguồn gốc từ Bắc Âu và thổ dân châu Mỹ]. Rủi ro mắc phải bệnh này là như nhau đối với cả hai giới tính nam và nữ. Hơn 300 thay đổi [đột biến] khác nhau trong gen PKU đã được xác định.

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh Phenylketo niệu – Phenylketonuria ở người. Nếu cần tư vấn di truyền chuyên sâu, liên hệ ngay với CHEK Genomics để được giải đáp chi tiết.

Xem thêm:

  • Thuốc chữa ung thư phổi giai đoạn cuối gồm những loại nào?
  • Ung thư máu: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chẩn đoán và Điều trị
  • Rối loạn chu trình chuyển hóa Ure bẩm sinh là gì? Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chẩn đoán, Điều trị
  • Ung thư vú có di truyền không? Cách ngăn ngừa ung thư vú như thế nào?

Chủ Đề