Bệnh nhân yếu có truyền được hóa chất

Truyền hóa chất đã và đang là một phương pháp điều trị ung thư phổ biến, hiệu quả, giúp hàng triệu người trên thế giới có cơ hội chiến thắng được căn bệnh quái ác này. Hiểu rõ về cơ chế, quy trình truyền hóa chất điều trị ung thư cũng như những tác dụng phụ liên quan, không chỉ giúp bạn chuẩn bị tốt tâm lý, mà còn giúp tăng cường hiệu quả điều trị điều trị và rút ngắn thời gian phục hồi. Vậy, truyền hóa chất là gì? Khi nào thì người bệnh ung thư được điều trị hóa chất? Vào hóa chất trị ung thư cần lưu ý những gì? Tất cả sẽ được Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.

Truyền hóa chất giúp người bệnh có thêm cơ hội chiến thắng được căn bệnh ung thư

Truyền hóa chất ung thư là gì?

Truyền hóa chất ung thư, còn được gọi là hóa trị liệu, điều trị hóa chất hoặc truyền hóa chất trị liệu, là phương pháp điều trị ung thư sử dụng các loại thuốc đặc chế để tiêu diệt các tế bào ung thư, hoặc ngăn chặn chúng tăng sinh và lây lan vào các tế bào khỏe mạnh; qua đó, kiểm soát sự phát triển và mức độ lây lan của mầm bệnh.

Truyền hóa chất trị liệu [tên tiếng anh: chemotherapy; viết tắt: chemo, CTX hay CTx] có thể được áp dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị và các liệu pháp miễn dịch để tối ưu hiệu quả chữa bệnh.

Truyền hóa chất điều trị ung thư như thế nào?

Thuốc hóa trị điều trị ung thư bằng cách lan truyền khắp cơ thể theo đường máu để tấn công và tiêu diệt tế bào đang ở giai đoạn phân chia. Điều này là rất quan trọng vì tế bào ung thư thường phân chia và phát triển nhanh hơn nhiều so với tế bào bình thường. [1]

Bệnh ung thư nào được chỉ định điều trị hóa chất?

Những bệnh ung thư có tính chất phân tán, lan rộng, dễ di căn đến nhiều phần khác của cơ thể và không thể được cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật hay xạ trị, sẽ được chỉ định điều trị hóa chất.

Theo đó, những loại ung thư thường được ưu tiên chỉ định điều trị hóa chất bao gồm: ung thư máu, ung thư tủy xương, ung thư hệ bạch huyết [bệnh Hodgkin], ung thư mô liên kết [sarcoma],… Bên cạnh đó, hóa trị cũng có thể được ứng dụng để chữa trị một số loại ung thư cục bộ như ung thư vú, phổi, buồng trứng và ung thư ruột. []

Truyền hóa chất có mục đích gì?

Truyền hóa chất trong điều trị ung thư thường được ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau [3, 4]. Dưới đây là một số mục đích quan trọng của phương pháp truyền hóa chất:

  • Điều trị chính [curative chemotherapy]: Truyền hóa chất có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị chính để tiêu diệt hoàn toàn hoặc làm thuyên giảm [thu nhỏ] các tế bào ung thư.
  • Điều trị giảm nhẹ [palliative chemotherapy]: Ngay cả khi hóa trị liệu không thể làm thuyên giảm hoặc tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư, nó vẫn có thể được sử dụng để kiểm soát cách thức ung thư phát triển và ức chế quá trình di căn. Trong một số trường hợp hiếm gặp, điều trị giảm nhẹ còn có thể làm thuyên giảm [thu nhỏ] tế bào ung thư. Đặc biệt, trong các trường hợp mà ung thư đã di căn tới nhiều nơi trong cơ thể và không thể điều trị, hóa trị liệu có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Điều trị duy trì [maintenance chemotherapy]: Người bệnh có thể phải duy trì truyền hóa chất vài tháng hoặc vài năm tiếp theo, ngay sau khi khối u thuyên giảm để tiếp tục ngăn chặn hoặc trì hoãn sự tái phát của tế bào ung thư.
  • Hỗ trợ các liệu pháp điều trị khác: Truyền hóa chất có thể hỗ trợ phẫu thuật và xạ trị bằng cách:
    • Truyền hóa chất trước phẫu thuật / xạ trị: Hóa trị liệu có thể được sử dụng trước phẫu thuật / xạ trị để giảm kích thước của khối u, giúp việc phẫu thuật / xạ trị diễn ra dễ dàng hơn.
    • Truyền hóa chất sau phẫu thuật / xạ trị: Sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị liệu có thể được sử dụng để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư còn lại mà không được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật / xạ trị.
  • Điều trị sau khi tái phát: Nếu ung thư tái phát sau một thời gian mà không có dấu hiệu của bệnh, truyền hóa chất có thể được tiếp tục sử dụng như một phương pháp điều trị chính.

Truyền hóa chất có thể giúp người bệnh chữa bệnh, giảm nhẹ triệu chứng hoặc ngăn ngừa ung thư tái phát

Có những loại thuốc nào được dùng trong điều trị hóa chất?

Có nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng trong truyền hóa chất trị liệu ung thư. Mỗi loại thuốc sẽ có ứng dụng điều trị và khuyến cáo riêng [5]. Dưới đây là một số loại thuốc hóa trị phổ biến:

Tên dòng thuốc Nguyên lý hoạt động Nhược điểm Ứng dụng điều trị Alkylating Agents [tác nhân kiềm hóa làm đứt gãy DNA] Làm gián đoạn quá trình tạo DNA của tế bào ung thư, từ đó thúc đẩy chu trình chết của khối u. – Có thể tác động đến các tế bào khỏe mạnh, gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi

– Có thể làm hỏng tủy xương, dẫn đến bệnh bạch cầu

– Ung thư máu

– Ung thư hạch bạch huyết

– Ung thư tủy

– Ung thư mô liên kết, phổi, vú và buồng trứng.

Antimetabolites [chất phản chuyển hóa chặn quá trình tạo DNA] Ức chế các yếu tố cần thiết để tế bào ung thư tổng hợp DNA Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược hoặc đau cơ – Bệnh bạch cầu

– Ung thư vú

– Ung thư đại tràng

– Ung thư buồng trứng

Inhibitors of Mitosis [chất chặn quá trình phân chia tế bào] Làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình phân chia tế bào Suy giảm miễn dịch, mất tóc, nôn mửa, mệt mỏi, sụt cân – Ung thư tủy

– Ung lympho

– Bệnh bạch cầu

– Ung thư vú hoặc phổi

Antitumor Antibiotics [kháng sinh chống ung thư] Vô hiệu hóa quá trình sao chép DNA, do đó dẫn đến chết tế bào . Liều cao dễ gây bệnh tim – Nhiều loại ung thư khác nhau Topoisomerase Inhibitors [enzyme ức chế DNA] Kích thích tổn thương DNA, ngăn chặn sao chép DNA và thúc đẩy chu trình chết tế bào Dễ khiến người bệnh mắc thêm bệnh ung thư bạch cầu cấp tính – Bệnh bạch cầu

– Ung thư phổi, buồng trứng, đường tiêu hóa và các bệnh ung thư khác

Các phương pháp truyền hóa chất đang được sử dụng hiện nay

Thuốc hóa trị liệu ung thư có thể được truyền vào cơ thể thông qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm:

  • Đường tiêm tĩnh mạch [Intravenous – IV]: Đây là con đường phổ biến nhất. Thuốc được truyền trực tiếp vào dòng máu thông qua một dây truyền tĩnh mạch được kết nối với một đầu kim đặt dưới da.
  • Đường uống [Oral]: Một số loại thuốc hóa trị có thể được uống dưới dạng viên nén, viên nang hoặc dung dịch để thuốc hấp thu qua hệ tiêu hóa, đặc biệt dùng trong việc điều trị ung thư đường tiêu hóa.
  • Đường tiêm cơ hoặc da [Intramuscular hoặc Subcutaneous]: Một số thuốc hóa trị có thể được tiêm vào cơ hoặc tiêm dưới da thay vì truyền trực tiếp vào tĩnh mạch để phân tán thời gian hấp thụ và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.
  • Đường tiêm màng não [Intrathecal]: Đối với một số loại ung thư não hoặc một số trường hợp ung thư đã di căn đến não, thuốc hóa trị có thể được tiêm trực tiếp vào không gian màng não để thuốc tấn công tế bào ung thư nhanh hơn.
  • Đường tiêm trực tiếp vào khối u [Intralesional]: Tiêm thuốc hóa trị trực tiếp vào khối u giúp tập trung dược động học của thuốc và nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Đường truyền động mạnh [Intra-arterial]: Trong một số trường hợp, thuốc hóa trị có thể được truyền trực tiếp vào một động mạch cung cấp máu cho khối u để thuốc thấm vào mọi “ngóc ngách” bên trong tế bào ung thư.
  • Đặt trong một cơ quan hoặc hốc của cơ thể [Intracavitary hoặc Intraperitoneal]: Đối với một số loại ung thư vùng ngực – bụng – chậu, thuốc hóa trị có thể được đặt trực tiếp vào một cơ quan hoặc hốc cơ thể, chẳng hạn như buồng tử cung hoặc ổ bụng để thuốc phát huy tác dụng trực tiếp vào vùng cần điều trị.

Truyền hóa chất qua đường tĩnh mạch là phương pháp truyền thuốc phổ biến nhất trong điều trị ung thư

Phác đồ truyền hóa chất được xác định dựa trên yếu tố nào?

Phác đồ truyền hóa chất điều trị ung thư, hay còn gọi là giao thức hóa trị, được xác định dựa trên nhiều yếu tố. Đây là một quyết định quan trọng mà bác sĩ và bệnh nhân cần phải thảo luận cẩn thận, chi tiết để tối ưu hóa hiệu quả điều trị bệnh, giảm thiểu tác dụng phụ và phù hợp với nguyện vọng của người bệnh. Dưới đây là một số yếu tố điển hình mà bác sĩ và người bệnh cần cân nhắc để xây dựng được một phác đồ truyền hóa chất toàn diện:

  • Loại ung thư: Không phải tất cả mọi loại ung thư đều cần truyền hóa chất. Mặt khác, mỗi loại ung thư khác nhau cần những loại thuốc hóa trị khác nhau, và mức độ đáp ứng của từng loại khối u với từng loại thuốc cũng khác nhau. Do đó, bác sĩ cần cân nhắc kỹ đặc điểm, tính chất của khối u để quyết định về tính khả thi, liều lượng và lịch trình truyền hóa chất phù hợp.
  • Giai đoạn ung thư: Ung thư giai đoạn đầu có thể được phẫu thuật hoặc áp dụng liệu pháp miễn dịch. Trong khi đó, ung thư giai đoạn muộn có thể được kết hợp truyền hóa chất với nhiều phương pháp điều trị khác, có thể ảnh hưởng đến quyết định về phác đồ hóa trị.
  • Mục tiêu điều trị: Mục tiêu của điều trị có thể ảnh hưởng đến phác đồ hóa trị. Mục tiêu có thể bao gồm cố gắng chữa lành, làm chậm sự phát triển của bệnh, giảm nhẹ triệu chứng, hoặc một sự kết hợp của những mục tiêu này. Ví dụ, với người bệnh ung thư giai đoạn cuối không thể được chữa lành, việc truyền hóa chất để giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài thời gian và cải thiện chất lượng sống có thể được bác sĩ ưu tiên thực hiện.
  • Tình trạng sức khỏe tổng quát: Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, bao gồm tuổi, giới tính, trọng lượng, tình trạng dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe tổng quát khác có thể ảnh hưởng đến sức chịu đựng của họ sau truyền hóa chất. Với người có hệ miễn dịch suy yếu, việc truyền hóa chất thường không phải là phương pháp được bác sĩ ưu tiên.
  • Tình trạng bệnh lý khác: Bệnh nhân có các bệnh lý khác như bệnh tim mạch, bệnh gan, bệnh thận, tiểu đường hoặc bệnh đường hô hấp có thể cần phải được điều chỉnh phác đồ hóa trị của họ để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Phản ứng với các phương pháp điều trị trước: Nếu bệnh nhân đã được điều trị ung thư trước đó, phản ứng của họ đối với liệu pháp điều trị trước có thể ảnh hưởng đến phác đồ hóa trị tiếp theo.
  • Hiệu quả và tác dụng phụ của các thuốc hóa trị: Các thuốc hóa trị khác nhau có hiệu quả và tác dụng phụ khác nhau. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của mỗi loại thuốc khi lập phác đồ điều trị.

Tóm lại, phác đồ truyền hóa chất luôn được xác định dựa trên nhiều yếu tố. Lúc này, bác sĩ và bệnh nhân cần làm việc cùng nhau để đưa ra quyết định tốt nhất về phác đồ hóa trị tối ưu, đáp ứng mục tiêu của bác sĩ và mong đợi cá nhân của người bệnh.

Người bệnh ung thư cần tích cực trao đổi với bác sĩ để thảo luận về phác đồ truyền hóa chất

Chi phí truyền hóa chất bao nhiêu?

Chi phí truyền hóa chất có thể dao động từ 200.000 VNĐ đến 18.000.000 VNĐ cho 01 lần truyền hóa chất. Tuy nhiên, đây chưa phải là chi phí cuối cùng mà bạn cần trả. Trên thực tế, mỗi phác đồ hóa trị thường bao gồm ít nhất từ 3 – 5 lần truyền hóa chất. Bên cạnh đó, ngoài chi phí hóa trị, bạn còn phải chi trả thêm phí xét nghiệm, phí thăm khám định kỳ, phí thuốc men, phí sinh hoạt và đi lại. Do đó, nhìn chung, chi phí trọn gói cho mỗi phác đồ hóa trị thường cao, có thể lên tới hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu đồng.

Mỗi đợt truyền hóa chất kéo dài bao lâu?

Mỗi đợt truyền hóa chất thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ, hoặc thậm chí hơn, tùy thuộc vào từng liều hóa trị cụ thể. Đặc biệt, một số loại thuốc có thể cần phải truyền qua đêm, đòi hỏi người bệnh phải ở lại bệnh viện trong nhiều ngày liên tiếp để được theo dõi sức khỏe.

Sau mỗi đợt truyền hóa chất, người bệnh cần nghỉ dưỡng ít nhất trong 2 – 6 tuần để hoàn tất chu kỳ hóa trị của mình. Tuy nhiên, để hoàn tất phác đồ hóa trị, người bệnh cần phải trải qua ít nhất 4 – 8 chu kỳ truyền hóa chất, kéo dài suốt khoảng thời gian từ 2 – 8 tháng.

Truyền hóa chất có phải cách ly không?

Người bệnh ung thư trong và sau khi truyền hóa chất đều KHÔNG CẦN CÁCH LY. Tuy nhiên, do hóa trị làm suy yếu hệ miễn dịch nên người bệnh có thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy, sau khi truyền hóa chất, người bệnh nên cố gắng giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở; đồng thời hạn chế tiếp xúc với những nơi công cộng hoặc những nguồn tiềm ẩn chứa nhiều vi khuẩn và virus khác.

Sau truyền hóa chất sống được bao lâu?

Thời gian sống sau khi truyền hóa chất điều trị ung thư có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Loại ung thư: Một số loại ung thư như ung thư vú ở giai đoạn sớm hoặc ung thư tuyến tiền liệt, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có tỷ lệ sống 5 năm sau khi điều trị rất cao. Tuy nhiên, các loại ung thư khác như ung thư phổi hoặc ung thư tụy có tỷ lệ sống thấp hơn sau khi điều trị.
  • Thời điểm phát hiện: Ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, chưa di căn thường có tỷ lệ sống cao hơn so với ung thư đã lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Tình trạng sức khỏe tổng quát: Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, bao gồm tuổi, tình trạng dinh dưỡng và các tình trạng y tế khác như bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc bệnh đường hô hấp, có thể ảnh hưởng đến thời gian sống sau khi truyền hóa chất.
  • Phản ứng với hóa trị: Một số bệnh nhân có thể phản ứng tốt với hóa trị hơn so với người khác; vì thế, thời gian sống cũng lâu hơn.

Sau hóa trị, tiên lượng sống của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Dưới đây là danh sách một số loại ung thư có tiên lượng sống sau 5 năm cao nếu được phát hiện và điều trị kịp thời:

Loại ung thư Thời điểm / đặc điểm lúc phát hiện bệnh Tiên lượng sống sau 5 nămUng thư vúGiai đoạn 0 và 1 99 – 100%Ung thư tuyến tiền liệtGiai đoạn 1 và 2 99%Ung thư tinh hoànKhối u cục bộ 99% Khối u đã di căn trong khu vực 96%Ung thư tuyến giápGiai đoạn 1 và 2 98 – 100%Ung thư daGiai đoạn 1 99%Ung thư cổ tử cungChưa di căn 92%Ung thư hạch bạch huyết [bệnh Hodgkin]Giai đoạn 1 và 2 92 – 95%

Truyền hóa chất có mệt không, có đau không?

Truyền hóa chất rất dễ gây mệt mỏi. Đây cũng là tác dụng phụ phổ biến nhất, có thể xảy ra với 71% người bệnh đang điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị liệu. Mệt mỏi thường xảy ra do cơ thể bị suy yếu miễn dịch và hiện tượng này có thể kéo dài liên tục vài tuần đến vài tháng sau khi truyền hóa chất.

Về cảm giác đau, truyền hóa chất đôi lúc gây đau nhói, bỏng rát nhẹ tại vị trí nhận liều hóa trị, đặc biệt là gây đau cơ nếu người bệnh được chỉ định tiêm thuốc trực tiếp vào bắp cơ. Tuy nhiên, cảm giác đau nhói chỉ là tạm thời, sẽ biến mất trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi người bệnh dứt liều hóa trị.

Tại sao truyền hóa chất gây ra tác dụng phụ?

Truyền hóa chất gây tác dụng phụ vì các loại thuốc hóa trị không thể phân biệt được giữa tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, “vô tình” tấn công nhầm vào những tế bào khỏe mạnh có tốc độ phân chia nhanh tương tự như tế bào ung thư, chẳng hạn như: tế bào niêm mạc miệng, dạ dày, tóc và hệ miễn dịch. Kết quả là sau mỗi đợt truyền hóa chất, người bệnh thường bị rụng tóc, nôn mửa, loét miệng hoặc rối loạn tiêu hóa.

Một số tác dụng phụ của truyền hóa chất thường gặp

Hầu hết người bệnh ung thư khi được chỉ định hóa trị liệu đều phải trải qua ít nhất một hoặc nhiều tác dụng phụ. Nhìn chung, biến chứng vì truyền hóa chất ung thư có thể rất đa dạng, trong đó bao gồm một số dấu hiệu phổ biến sau:

  • Mệt mỏi: Cơ thể cần nhiều năng lượng để hồi phục sau truyền hóa chất vì hệ miễn dịch bị suy yếu toàn diện;
  • Rụng tóc: Tế bào nang tóc phân chia nhanh nên cũng là đối tượng bị thuốc hóa trị tấn công;
  • Loét miệng: Thuốc hóa trị gây loét miệng vì tế bào niêm mạc miệng cũng là một trong những tế bào phân chia nhanh, khiến thuốc hóa trị “hiểu nhầm” là tế bào ung thư.
  • Nôn mửa, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa: Thuốc hóa trị gây nôn mửa, buồn nôn vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến niêm mạc dạ dày, ruột non; từ đó, kích thích người bệnh bị rối loạn tiêu hóa [tiêu chảy, táo bón] và chậm hấp thu.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Hóa trị gây suy yếu hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến người bệnh dễ bị sốt, cảm cúm, viêm hô hấp hoặc dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Mệt mỏi là tác dụng phụ phổ biến sau khi truyền hóa chất

Tác dụng phụ của truyền hóa chất kéo dài bao lâu?

Tác dụng phụ của truyền hóa chất có thể kéo dài từ vài giờ sau khi truyền hóa chất cho đến vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí là vĩnh viễn. Ví dụ, tình trạng:

  • Mệt mỏi, buồn nôn, hoặc miệng loét: Có thể khởi phát trong vòng vài giờ sau khi hóa trị và thuyên giảm dần trong vài ngày sau đó.
  • Rụng tóc: Thường bắt đầu sau một vài tuần truyền hóa chất và có thể kéo dài cho đến vài tháng sau khi phác đồ hóa trị thực sự kết thúc.
  • Rối loạn thần kinh ngoại biên: Bao gồm các triệu chứng như thay đổi vị giác, tê nhức tay chân,… có thể kéo dài đến vài tháng sau khi quá trình điều trị kết thúc.
  • Biến chứng về tim, phổi: Bao gồm các triệu chứng như rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, viêm phổi, loét phổi, khó thở,… có thể để lại hậu quả vĩnh viễn.

Phương pháp giảm tác dụng phụ của truyền hóa chất

Có nhiều cách khác nhau để giảm tác dụng phụ của hóa chất điều trị ung thư. Những phương pháp này bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng tác dụng phụ: Một số dược phẩm có thể được bác sĩ chỉ định cùng với thuốc hóa trị để giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn. Ví dụ, nếu người bệnh bị buồn nôn, bác sĩ sẽ bổ sung thuốc chống buồn nôn; nếu người bệnh bị đau cục bộ, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giảm đau để hỗ trợ làm giảm hoặc chấm dứt cơn đau.
  • Điều chỉnh liều lượng: Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hóa chất được truyền vào cơ thể để giảm bớt tác dụng phụ mà vẫn duy trì hiệu quả điều trị.
  • Thay đổi lịch trình điều trị: Đôi khi, trì hoãn hoặc giãn tần suất truyền hóa chất có thể giúp giảm tác dụng phụ.
  • Dinh dưỡng khoa học: Chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ dinh dưỡng và uống đủ nước có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau mỗi chu kỳ điều trị, góp phần làm giảm tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, khó tiêu và suy nhược.
  • Vận động và tập thể dục: Các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… có thể giúp giảm mệt mỏi và cải thiện tâm trạng.
  • Hỗ trợ tâm lý: Tư vấn sức khỏe tâm lý, thiền, vẽ tranh, nghe nhạc hoặc theo đuổi những sở thích lành mạnh khác có thể giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi sau khi truyền hóa chất.
  • Chăm sóc da: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da an toàn, không chứa hương liệu có thể giúp giảm khô, ngứa hoặc kích ứng trên da.

Dinh dưỡng đúng cách giúp người bệnh giảm nhẹ tác dụng phụ sau hóa trị

Cách thải độc sau khi truyền hóa chất

Sau khi truyền hóa chất, việc thải độc khỏi cơ thể là một phần quan trọng của quá trình phục hồi. Dưới đây là một số cách để thúc đẩy cơ thể thải độc hiệu quả:

  • Chế độ ăn uống cân đối: Ưu tiên ăn nhiều loại rau củ quả, hạt, đậu và các nguồn protein sạch như thịt gia cầm bỏ da, thủy hải sản, trứng và sữa. Đồng thời, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm ủ muối, lên men chua, chứa nhiều muối, đường, chất bảo quản và chất béo bão hòa.
  • Uống đủ nước: Uống đủ 1.5 – 2 lít nước / ngày giúp gan, thận thanh lọc cơ thể hiệu quả và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
  • Chia nhiều bữa nhỏ: Chia khẩu phần ăn thành 8 – 10 cữ / ngày giúp tăng cường hấp thụ dinh dưỡng và duy trì một nguồn năng lượng dồi dào trong suốt cả ngày dài.
  • Giảm cồn, cafein và thuốc lá: Tránh xa rượu bia, cà phê và thuốc là giúp làm giảm gánh nặng lên gan và thận – hai cơ quan chính giúp cơ thể thải độc.
  • Tập thể dục: Vận động giúp cải thiện tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình loại bỏ độc tố.

Trong quá trình truyền hoá chất điều trị ung thư, việc chọn được một cơ sở y tế uy tín để tiến hành hóa trị liệu là yếu tố quan trọng giúp tăng cường hiệu quả điều trị. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và đang tìm kiếm một nơi an toàn cùng mức chi phí hợp lý để hóa trị, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có thể là lựa chọn tốt dành cho bạn.

Đây là một cơ sở y tế hàng đầu với khoa Ung bướu tiên tiến. Sở hữu các thiết bị y tế hiện đại như hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa – miễn dịch, huyết học, vi sinh và sinh học phân tử, các bác sĩ tại đây có thể đánh giá toàn diện và chi tiết về đặc điểm bệnh học của bạn; từ đó, đề xuất phác đồ truyền hóa chất tối ưu.

Để đặt lịch tư vấn truyền hóa chất điều trị ung thư tại BVĐK Tâm Anh, bạn hãy liên hệ số hotline 093 180 6858 – 028 7102 6789 [TP.HCM] hay 024 7106 6858 – 024 3872 3872 [Hà Nội]. Hẹn gặp bạn tại hệ thống BVĐK Tâm Anh cơ sở gần nhất!

Trên đây là những thông tin quan trọng về chủ đề truyền hoá chất trị ung thư. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã phần nào hiểu được truyền hoá chất chữa ung thư là phương pháp gì, sau khi vào hóa chất trị ung thư thường gặp phải những tác dụng phụ nào, cũng như cách chăm sóc người bệnh tại nhà sau khi vào hóa chất trị ung thư sao cho đúng.

Chủ Đề