Bến đò cồn khương khi nào hoạt động lại năm 2024

CẦN THƠ, Việt Nam [NV] – Bến đò Cồn Khương băng ngang sông Hậu nối phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, với xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, bị chính quyền Cần Thơ buộc ngừng hoạt động, trong khi không tìm bến tạm thay thế khiến người dân tức giận.

Theo báo Tuổi Trẻ, mấy ngày qua, nhiều người dân khu vực quận Ninh Kiều bất bình vì chính quyền thành phố Cần Thơ buộc ngưng hoạt động bến phà Cồn Khương đi Vĩnh Long vì giấy phép hoạt động hết thời hạn để đấu thầu khai thác bến đò mới ngay vị trí bến hiện hữu vừa bị ngừng hoạt động. Trong khi đó, Sở Giao Thông Vận Tải Cần Thơ và các ngành liên quan đã thành lập đoàn khảo sát vẫn loay hoay đi tìm bến tạm.

Ông Lê Tiến Dũng, phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải Cần Thơ, cho biết ngày 23 Tháng Ba, Văn Phòng Ủy Ban thành phố Cần Thơ đã ra thông báo đến doanh nghiệp được cấp phép bến đò Cồn Khương “phải ngừng hoạt động từ ngày 26 Tháng Ba do giấy phép hết hạn.” Đồng thời, sở phải cùng những đơn vị liên quan tìm vị trí mới làm bến tạm, nếu vị trí đó đủ điều kiện thì cấp phép oạt động tạm khoảng ba tháng, cho đến khi đầu thầu xong bến đò hiện hữu.

“Nếu không tìm được bến tạm thì phải chấm dứt hoạt động bến đò hiện hữu cho đến khi mở thầu, chọn được đơn vị mới khai thác,” ông Dũng cho biết.

Khi còn hoạt động, bến đò Cồn Khương là lựa chọn thuận tiện cho người dân huyện Bình Tân [Vĩnh Long] sang làm ăn tại thành phố Cần Thơ, nay họ phải di chuyển xa hơn cả chục cây số để đi bến đò khác. [Hình: Tuổi Trẻ]

Mới đây, đoàn khảo sát đã chọn được vị trí làm bến đò tạm cách bến hiện hữu khoảng 600 mét, nhưng bị chín nhà dân ở đây phản đối.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 29 Tháng Ba, ông Lê Văn Tâm, phó chủ tịch thường trực Ủy Ban Nhân Dân thành phố Cần Thơ, khẳng định “có bất cập” trong vụ việc này, đó là đấu thầu không làm trước mà tới khi ngừng bến đò mới đặt ra. Vì vậy “cần rút kinh nghiệm về việc không chủ động xử lý trước.”

Ông Tâm đặc biệt lưu ý ủy ban quận Ninh Kiều và các đơn vị liên quan “cần phải có sự đồng thuận của người dân, chính quyền không phải muốn quyết gì thì quyết tạo sự tức giận, thậm chí ngay cả một số cán bộ nguyên lãnh đạo thấy vụ việc này cũng bất bình, làm đơn phản ảnh.”

Hiện để qua lại giữa Cần Thơ và Vĩnh Long khi bến đò Cồn Khương ngừng hoạt động, người dân hai bên sông đã phải đi từ 3 cây số [phía Cần Thơ] đến gần 10 cây số [phía Vĩnh Long] để đi phà nối bến phà Cần Thơ cũ với thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, gây bất tiện tốn hao về thời gian, tiền bạc của người dân. [Tr.N]

LSVNO - Sáng 13/4, UBND phường Cái Khế [quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ] họp dân khu vực 3 Sông Hậu, hầu hết người dân phản đối di dời tạm bến phà vào khu dân cư.

LSVNO - Sáng 13/4, UBND phường Cái Khế [quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ] họp dân khu vực 3 Sông Hậu, hầu hết người dân phản đối di dời tạm bến phà vào khu dân cư.

\>>>Vụ bến phà Cồn Khương: Dân bức xúc vì cán bộ thiếu trung thực

Chủ trì buổi họp là Phó Chủ tịch UBND phường Cái Khế Trần Hồng Tuyết Trân, cùng dự có Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều Nguyễn Ngọc Ánh và nhiều cán bộ của quận.

Phó Chủ tịch phường Trần Hồng Tuyết Trân tuyên bố lý do cuộc họp là triển khai thông báo số 97/TB-VPUB ngày 04/4/2018, thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Đào Anh Dũng: “UBND phường Cái Khế họp dân, khi nào có sự đồng thuận cao của các hộ dân thì mới cấp phép cho bến khách ngang sông hoạt động tại vị trí di dời tạm”.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều Nguyễn Ngọc Ánh phát biểu: “Đây là cuộc họp dân đầu tiên từ khi ngừng bến phà Cồn Khương, mà lẽ ra phải họp trước đó. Vì không họp, cán bộ phường chỉ đi gặp gỡ vài người dân lấy ý kiến, nay chút mai chút rồi ghi lại không chính xác gây hiểu lầm giữa dân và chính quyền như Luật sư Việt Nam Online đã phản ánh. Cụ thể là Phó Chủ tịch UBND phường Cái Khế Võ Thanh Bình đã thiếu chính xác, như một tai nạn nghề nghiệp, dù không có ý đồ xấu và không dối trá nhưng cũng phải rút kinh nghiệm. Cảm ơn bà con dự cuộc họp này khá đông đủ, mời phát biểu thẳng thắn để chúng tôi ghi nhận được chính xác, báo cáo về trên có quyết định hợp ý Đảng lòng dân, mục đích cao nhất là vì quyền lợi chung của người dân, không vì lợi ích của cá nhân nào”.

Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều Nguyễn Ngọc Ánh phát biểu tại cuộc họp.

Theo đó, về phía người dân, phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Diệu nói: “Tôi ủng hộ địa phương họp dân công khai để thống nhất ý Đảng lòng dân. Quan điểm của tôi, làm gì cũng phải tuân theo pháp luật, di dời tạm bến phà vào giữa khu dân cư là vi phạm pháp luật nên tôi phản đối”. Bà Thái Thị Phượng nói thêm: “Mỗi người dân đều phải chấp hành pháp luật thì chính quyền càng phải chấp hành pháp luật nên tôi phản đối di dời bến phà vì trái luật”. Ông Phan Văn Ấn: “Di dời tạm bến phà vào khu dân cư vừa làm mất an toàn cho khu dân cư vừa gây thêm khó khăn cho người qua sông, vậy mắc mớ gì phải di dời để gây phiền hà cho dân? Tôi phản đối di dời”.

Kết quả biểu quyết, 85,7% số người dân dự họp phản đối di dời tạm bến phà, còn lại 14,3% đồng ý di dời. Có ý kiến đề nghị mở lại bến phà cũ và ý kiến nếu không cho mở lại bến phà cũ vì sợ ảnh hưởng việc xây dựng bến phà mới trên đất Nhà nước kế bên, thì ngừng bến phà cũ vĩnh viễn để chờ bến phà mới, tuy nhiên, không lấy biểu quyết các nội dung này. Trong đó, ông Phạm Công Nhân - chủ đất bến phà cũ, nhắc lại đề xuất trước đây: “Cho phép doanh nghiệp chúng tôi đưa khách qua sông tại bến phà cũ trong 3 tháng không thu tiền người dân. Khi hoàn thành bến phà mới kế bên, người dân qua sông được thuận lợi”.

Phó Chủ tịch phường Tuyết Trân nói: “Giải quyết bến phà Cồn Khương, chúng tôi đặt lên hàng đầu nhu cầu của người lao động nghèo qua sông chứ không vì doanh nghiệp nào. Tôi xin kể lại, khi có cầu Cần Thơ, nghĩ rằng người dân sẽ đi cầu thuận lợi nên thiếu quan tâm phà qua sông Hậu. Thực tế, người lao động nghèo không thể chạy vòng lên cầu Cần Thơ xa thêm 2-3 chục cây số, nhiều người đã chèo thuyền nhỏ qua sông cả đêm rất nguy hiểm. Vì thế mà phải mở bến phà Cồn Khương, nay cố gắng không ngừng lâu”.

Bến phà dự tính tạm di dời mới xây dựng trong khu dân cư.

Sau cuộc họp, một số phóng viên báo chí đi khảo sát thực tế. Khi phóng viên đến nơi ông Huỳnh Quang Thoại - chủ Doanh nghiệp tư nhân Thủy Phú Giang, đã xây dựng bến phà trong khu dân cư dự tính tạm di đời, đã bị ông la lối, xua đuổi. Một phóng viên phải gọi điện cho Phó Chủ tịch quận Nguyễn Ngọc Ánh và khi ông Ánh cùng Phó Chủ tịch phường Tuyết Trân và cán bộ Công an phường xuất hiện, không khí mới lắng dịu. Các phóng viên đến vị trí bến phà cũ, ông Phạm Công Nhân đón tiếp, cho biết: “Khu đất của Nhà nước chiều ngang 31 m, thiết kế bến phà mới có cầu tàu rộng 8 m, khi đấu thầu xây dựng sẽ không ảnh hưởng gì nhiều tới bến phà cũ bên cạnh, nếu được tiếp tục cho hoạt động. Tôi xin bày tỏ thêm, doanh nghiệp chúng tôi đầu tư xây dựng bến phà và chiếc phà hơn trăm tấn tốn 4 tỷ đồng, hợp tác với ông Thoại khai thác 5 năm qua, một tháng lúc cao nhất thu 60 triệu đồng. Khi ông Thoại muốn di dời bến phà về đất của ông trong khu dân cư thì chính quyền cũng đột ngột bắt ngừng ở đây, bây giờ tương lai chúng tôi mờ mịt. Nếu quản lý Nhà nước không ổn định và công bằng thì doanh nghiệp rất khó khăn”.

Chủ Đề