Bao nhiêu tuổi được sở hữu điện thoại

Trẻ em bắt đầu sở hữuđiện thoại di độngở độ tuổi ngày càngnhỏ. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra 22% số trẻ tiểu học 60% số trẻ thiếu niên và 84% trẻ vị thành niên đi học đều sở hữu điện thoại di động cá nhân.

Khi nào thì hợp lý

Nhiều bậc cha mẹ thích viện cớ an toàn để sắm cho con mình một chiếc điện thoại di động. Họ muốn quản lý con mình, xem con đi đâu làm gì và luôn biết được mọi tình hình của con thông qua điện thoại. Điều này sẽ hoàn toàn đúng nếu con bạn ở nhà một mình sau khi tan học hoặc đi bộ về nhà một mình. Có những trẻ sở hữu một chiếc điện thoại từ rất sớm do bố mẹ li dị nhau nên điện thoại là một phương tiện để phụ huynhgiữ liên lạc và sự quan tâm với con. Vậy thời điểm nào thì hợp lý? Hãy cân nhắc một số việc sau trước khi quyết định trao cho con bạn một chiếc điện thoại di động.

Cân nhắc rủi ro

Nếu con bạn có một chiếc smartphone, cô bé hoặc cậu bécó thể truy cập vào những trang web không phù hợp với độtuổi một chút nào như những trang web về bạo lực, chết chóc, hoặc nội dung không lành mạnh. Thật vậy, ai có thể cấm chúng kia chứ trong khi trẻ em thì sẵn tính tò mò và giàu trítưởng tượng còn điện thoại thì ngày càng nhiều ứng dụng hay ho.

Chưa kể đến việc trẻ em có thể chơi trò chơi trên điện thoại và nhắn tin với bạn bè không biết mệt mỏi thậm chí hết cả đêm cũng được. Đây có lẽ cũng là lí domà chuyện trẻ em thiếu ngủ đang lan tràn như một dịch bệnh.

Một chiếc điện thoại cũng có thể khiến con bạn là nạn nhân của những vụ bắt nạt học đường.

Cô lập về mặt xã hội, giảm khả năng giao tiếp trựctiếp là những hệ quả của việc trẻ dành quá nhiều thời gian cho những thứ trên điện thoại di động.

Bên cạnh đó điện thoại di động còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà chúng ta ít khi nghĩ tới như việc trẻ có thể cung cấp những thông tin cho những người có ý đồ xấu qua điện thoại di động.

Đưa ra quyết định

Sâu khi cân nhắc rủi ro bạn đã cảm thấy sẵn sàng cho con bạn một chiếc điện thoại di động hay chưa? Nếu chưa, hãy làm một danh sách việc làm bạn cảm thấy chưa sẵn sàng:

  • Hầu hết trẻ ở lứa tuổi 12-13 mọi việc đều do bố mẹ quyết định, và tốt hơn là bố mẹ chứkhông phải ông bà hay họ hàng tặng cho trẻ một chiếc điện thoại di động
  • Xem xét con bạn có những kiến thức và mục tiêu đúng đắn để sẵn sàng sử dụng một thiết bị điện thoại di động.
  • Khi nhìn thấy hình ảnh đáng sợ con bạn sẽ phản ứng như thế nào?
  • Hãy xem xét lý do tại sao con bạn lại cần một chiếc điện thoại di động? Mục đích là để lên mạng vào Facebook hay Twitter hay cần điện thoại để nhắn tin cho bạn bè hay chỉ vì một người anh em họ hàng cũng có một chiếc smartphone nên con bạn cũng muốn có 1 cái.

Hãy nhìn vào khả năng nhận thức về điện thoại di động của trẻ để xem cho trẻ dùng điện thoại di động có quan trọng hoặc thích hợp hay không? Nhưng bạncũng nên đánh giá sự trưởng thành của con bạn bằng những cách khác như là trẻ có điện thoại di động nhưng vẫn hoàn thành bài tập về nhà đúng giờ hoặc vẫn làm tốt công việc nhà hoặc điểm số không hề bị tụt hạng.

Việc trẻ đã sẵn sàng dùng điện thoại di động hay chưa không phụ thuộc vào độ tuổi. Có những đứa trẻ 9-10 tuổi rất có trách nhiệm nhưng cũng có những đứa trẻ lớn hơn nhưng vẫn không có đủ trách nhiệm để bố mẹ an tâm giao cho một chiếc điện thoại.

Một số lời khuyên để sử dụng điện thoại di động một cách an toàn và có trách nhiệm

  • Sử dụng những ứng dụng kiểm soát hoặc hạn chế trẻ có thể nói chuyện, nhắn tin tán gẫuhoặc vào những trang web không phù hợp
  • Không cho phép trẻ tải trò chơi và ứng dụng về điện thoại
  • Nên cho trẻ dùng điện thoại thường chứ không phải là smartphone
  • Hãy là một tấm gương tốt về việc sử dụng điện thoại di động một cách hợp lý cho con bạn noi theo
  • Thiết lập giới hạn thời gian trên màn hình
  • Biết password của trẻ
  • Nói cho trẻ biết về việc bạn sẽ theo dõi sát sao việc dùng điện thoại
  • Mang điện thoại của trẻ ra khỏi phòng khi trẻ ngủ và sạc pin ở ngoài phòng ngủ của trẻ
  • Nói cho trẻ biết về những mối nguy hiểm của việc trao đổi thông tin với người lạ

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 tác hại đáng sợ của việc sử dụng smartphone

Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd

Video liên quan

Chủ Đề