Bảo hiểm thất nghiệp quận 9 ở đâu

Dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp tại quận 9 [thành phố Thủ Đức] là một trong những dịch vụ chuyên sâu, có uy tín của ACC. Đội ngũ luật sư, luật gia, chuyên viên pháp lý của ACC sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc của quý khách hàng trong quá trình thực hiện dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp tại quận 9 [thành phố Thủ Đức] và mọi vướng mắc khác phát sinh theo yêu cầu của khách hàng.

Trước khi tìm hiểu về dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp tại quận 9 [thành phố Thủ Đức] cần hiểu khái niệm bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật việc làm năm 2013, thì bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là chế độ bù đắp một phần nào đó thu nhập của người lao động khi bị mất việc việc làm, trong đó có hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm và tìm kiếm việc làm trên cơ sở người lao động đó có tham gia vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, từ định nghĩa trên có thể khái quát rằng, bảo hiểm thất nghiệp là sự hỗ trợ của quỹ bảo hiểm thất nghiệp của nhà nước, là giải pháp khắc phục tình trạng mất việc làm của người lao động, trợ giúp giúp đỡ kịp thời cho họ trong thời gian chưa tìm được việc làm trở lại và tạo tối đa điều kiện để họ có thể tìm được việc làm mới.

Theo quy định hiện hành, để có thể sử dụng dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp tại quận 9 [thành phố Thủ Đức], các cá nhân cần đáp ứng đúng và đủ các điều kiện sau:

  • Thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc trường hợp chấm dứt lao động nhưng đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ: 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn và đóng đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Đã tiến hành Đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian quy định của pháp luật.

Ngoài ra các cá nhân này phải chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Trường hợp cá nhân đi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an; đi học tập có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên; các cá nhân phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; các cá nhân bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù; cá nhân ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc cá nhân đã chết.

Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP [Được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 6, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020]. Cụ thể như sau:

[1] Sổ bảo hiểm xã hội;

[2] Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;

[3] Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  • Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
  • Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

[4] Chứng minh nhân dân/CCCD [bản photo].

Sau khi nộp hồ sơ người lao động sẽ nhận được giấy hẹn trả kết quả. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

[Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo]. 

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Khoản 6, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 thì trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong quá trình lao động và tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động không phải ai cũng biết rõ quyền và lợi ích của mình, đặc biệt là trong trường hợp người lao động bị thất nghiệp, chưa có việc làm. Để đáp ứng nhu cầu được tư vấn về bảo hiểm thất nghiệp, Công ty Luật ACC cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm thất nghiệp để có thể giải đáp cho khách hàng mọi vấn đề và vướng mắc trong lĩnh vực này. Công việc cụ thể như sau:

– Tư vấn các điều kiện hưởng chế độ thất nghiệp;

– Tư vấn giấy tờ cần thiết và hoàn thiện hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp;

– Tư vần về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp;

– Tư vấn về cách tính trợ cấp thất nghiệp;

– Tư vấn về thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp;

– Tư vấn về thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp;

– Tư vấn về nơi đăng kí hưởng trợ cấp;

– Tư vấn về quy trình và thủ tục cần thiết tiến hành nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

– Tư vấn về các trường hợp tạm ngưng, tạm dừng hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

– Tư vấn giải đáp các trường hợp vướng mắc, khó trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp;

– Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. 

Được tính theo số tháng thời gian đóng Bảo hiểm xã hội, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng  03 tháng trợ cấp và sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. 

Được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ để hưởng trợ cấp.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp tại quận 9 [thành phố Thủ Đức]. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC theo Hotline hoặc để lại thông tin để được các chuyên viên của chúng tôi chủ động liên hệ tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất. 

Email:

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Hiện nay, người lao động trên địa bàn TP. HCM có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại một trong các địa điểm sau:

1. Phòng bảo hiểm thất nghiệp 

Địa chỉ: Số 106/14D Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh.

Số điện thoại: 028.35147187 hoặc 0903708955 [Chị Kim Phượng] hoặc 0348078461 [Chị Huyền].

2. Cơ sở 2 - Củ Chi 

Địa chỉ: Số 108 đường 458, Ấp Thạnh An, Xã Trung An, Huyện Củ Chi.

Số điện thoại: 028.37975424 hoặc 0938718045 [Anh Phi Hùng].

3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 

Địa chỉ: Số 249 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4.

Số điện thoại: 028.39415841 hoặc 0905450188 [Chị Quế Phương].

4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6 

Địa chỉ: Số 743/34 Hồng Bàng, Phường 6, Quận 6.

Số điện thoại: 028.39600050 hoặc 0878648377 [Anh Ngọc Đức].

5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Thành phố Thủ Đức 

Địa chỉ: Số 1 Đường số 9, Phường Phước Bình, Thành phố Thủ Đức.

Số điện thoại: 028.37431373 hoặc 0702183171 [Chị Huyền Trang].       

6. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12

Địa chỉ: số 802 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12.

Số điện thoại: 0918 102 322 [Anh Năm] hoặc 0976 894 141 [Chị Kiều].

7. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình

Địa chỉ: số 456 Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình.

Số điện thoại: 028.38426154 hoặc 0919313236 [Anh Trung Đức].

Những thông tin này được công bố công khai tại Trang thông tin điện tử của Trung tập dịch vụ việc làm TP.HCM tại: //www.vieclamhcm.net 

Nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP. HCM [Ảnh minh họa]


Được nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng cách nào?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp [xem chi tiết mẫu đơn tại đây];

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ví dụ như:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc…

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi mà mình muốn nhận theo một trong các phương thức sau:

1 - Nộp trực tiếp.

2 - Ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện nếu thuộc trường hợp:

  • Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
  • Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
  • Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Lưu ý:

+ Khi nộp hồ sơ trực tiếp người lao động cần mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú kèm theo bản gốc để đối chiếu.

+ Khi nộp hồ sơ qua bưu điện có thêm bản photo 01 chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Xem thêm: Cách lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp nhanh chóng, đơn giản

Hiện tại toàn TP. HCM đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 [đến hết ngày 15/8/2021] nên trung tâm dịch vụ việc làm TP. HCM đã tạm dừng tiếp nhận trực tiếp các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Thay vào đó, người dân có thể nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện.

Tại thông báo khẩn của trung tâm dịch vụ việc làm TP. HCM tại website: //www.vieclamhcm.net, việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội được hướng dẫn cụ thể như sau:

- Người lao động không thể nộp hồ sơ đến các điểm tiếp nhận của Trung tâm thì có thể gửi hồ sơ đến Trung tâm ngay khi hết thời gian giãn cách hoặc hết thời gian bị cách ly, phong tỏa.

- Trường hợp thật sự cần thiết hoặc hồ sơ sắp hết thời hạn 03 tháng: Người lao động liên hệ đường dây nóng các điểm tiếp nhận để được tư vấn hướng dẫn.

Trên đây là thông tin về nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP.HCM. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng

>> Làm ở thành phố, về quê nhận bảo hiểm thất nghiệp được không?

>> Hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Toàn bộ quyền lợi và thủ tục nhận

Video liên quan

Chủ Đề