Nghề nguội sửa chữa máy công cụ là gì

- Nguội là một phương pháp gia công cơ khí cắt gọt bằng tay, dùng sức người, sử dụng dụng cụ là dụng cụ nguội và vật liệu cần gia công không được gia nhiệt.

- Gia công nguội đã có tuổi đời từ lâu và là đời sau của hai phương pháp gia công đúc và gia công rèn, nhằm cung cấp các sản phẩn cơ khí có dạng cơ cấu, thiết bị và máy mà hai phương pháp gia công trước đó không thể thực hiện được.

2. Phân loại nghề nguội

Hiện nay nghề nguội được chia ra thành những nghề có mức độ chuyên môn sâu và được công nhận trong danh bạ nhà nước như sau:

+ Nghề nguội dụng cụ : là nghề nguội mà người thợ làm công việc dùng những dụng cụ cắt gọt để tạo ra các chi tiết đúng theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ chi tiết, và các chi tiết này có thể dùng để lắp thành cơ cấu, thiết bị hoặc máy, hoặc có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh như làm khuôn, và khi nói đến thợ khuôn thì chính nói đến thợ nguội dụng cụ.

+ Nghề nguội lắp ráp : là nghề nguội mà người thợ làm công việc dùng các chi tiết đã được chế tạo để lắp ráp chúng lại với nhau thành cơ cấu, thiết bị hoặc máy theo đúng các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ lắp, trong quá trình thực hiện công việc này thì người thợ nguội lắp ráp có khi cần phải sửa chữa, hiệu chỉnh lại các chi tiết sao cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật sản phẩm. NThợ nguội lắp ráp thường gọi họ là thợ lắp máy.

+ Nghề nguội sửa chữa : là nghề nguội mà người thợ làm  công việc bảo trì các thiết bị đang làm việc trong các cơ sở sản xuất. Công việc của thợ nguội sửa chữa là bảo dưỡng , sửa chữa phục hồi các thiết bị như: châm dầu, hiệu chỉnh thông số, thay thế chi tiết bị hỏng, tháo lắp và sửa chữa phục hồi các chi tiết bị hỏng. 

Ngoài ra, còn có nghề nguội mỹ nghệ, nó bao gồm thợ bạc, thợ sửa khóa, thợ sửa chữa xe máy, thợ gò máng xối, thùng, xô, . .

3. Đặc điểm của phương pháp gia công nguội.

+ Có thể chế tạo được những chi tiết mà các phương pháp gia công khác không thể thực hiện được.

+ Có mặt mọi nơi, nhất là ở những nơi thiếu hoặc không có thiết bị gia công cơ khí.

+ Tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao.

+ Tốn nhiều thời gian hơn các phương pháp gia công khác.

+ Tốn rất nhiều sức lực.

+ Các chi tiết, sản phẩm được gia công không giống nhau về hình dáng và kích thước, và không có độ đồng đều giữa các sản phẩm.

II. Trang bị dành cho thợ nguội

1. Bàn nguội 

Bàn nguội chính là nơi người thợ nguội thực hiện công việc, có kết cấu tương tự như những loại bàn khác, tuy nhiên nó cũng có những điểm khác biệt chính:

- Mặt bàn được làm bằng gỗ dày ≥5Cm, và chỉ được làm bằng gỗ mà không phải bằng bất kỳ vật liệu gì khác.

- Chiều cao của bàn không thống nhất mà phụ thuộc vào chiều cao của người thợ nguội, để các người thợ nguội có chiều cao khác nhau làm việc được thì người ta làm bàn nguội cao lên, và được điều chỉnh lại cho phù hợp với từng làm việc của người thợ bằng các bục gỗ.

Bàn nguội có thể là bàn đơn với một dãy êtô hoặc là bàn đôi với hai dãy êtô đối diện nhau và ở giữa có lưới phân cách an toàn.

2. Êtô

Êtô [bàn kẹp] là dụng cụ dùng để kẹp chặt chi tiết trong quá trình gia công và có nhiều cỡ loại khác nhau:

Tùy theo kích thước chi tiết gia công ta sử dụng Ê-tô có các cỡ phù hợp

Phân loại ê-tô:

+ Ê-tô bàn [ê-tô song hành] 

Đây là loại ê tô thông dụng được đặt trên bàn và bắt chặt nhờ các vít kẹp, khi mở và khép thì hai má kẹp của ê tô luôn luôn song song với nhau. Ê tô bàn được chế tạo bằng phương pháp đúc chính vì vậy nó không được dùng để thực hiện những công việc có tính va đập quá lớn.

+ Ê-tô đứng 

Ê tô đứng được lắp bên cạnh bàn nguội, có hai má kẹp chuyển động tương đối với nhau nhờ một khớp bản lề và không bao giờ song song với nhau, nên kém ổn định. Được dùng để thực hiện những công việc cần tác dụng lực va đập lớn.

+ Ê-tô tay

Dùng khi gia công các chi tiết có kích thước nhỏ, để xoay trở chi tiết cách dễ dàng và nhanh người ta dùng ê tô tay, và có thể được thay thế bằng kềm bấm.

3. Máy khoan

Máy khoan là thiết bị dùng trong gia công nguội để tạo lỗ cơ bản, Tùy theo kích thước máy cũng như kích thước chi tiết cần gia công có thển phân loại các kiểu máy khoan:

+ Máy khoan cần

Là kiểu máy khoan có kích thước lớn nhất, dùng để gia công các chi tiết nặng tới 1000kg. Máy có một dầm ngang [ cần] xoay quanh trụ thân máy, trên dầm có đầu máy có khả năng di chuyển ra vào. Máy khoan cần có thể được dùng để khoét, hay ta rô.

+ Máy khoan đứng 

Máy khoan đứng dùng để gia công các chi tiết có trọng lượng khoảng 100kg. Đầu máy được lắp cố định trên trụ thân máy, bàn máy có khả năng dịch chuyển lên xuống và quay quanh trụ thân máy.

+ Máy khoan bàn 

Đây là kiểu máy khoan thông dụng nhất, dùng để gia công các chi tiết có trọng lượng vài chục kg. Máy khoan bàn có kết cấu tương tự như máy khoan đứng tuy nhiên trụ thân máy ngắn hơn và được đặt trên bàn.

+ Máy khoan cầm tay 

Máy khoan cầm tay dùng để gia công ở những vị trí không gia công bằng các loại máy khoan khác, thường được dùng trong lắp ráp và sửa chữa. 

+ Máy khoan quay tay 

Máy khoan quay tay thường được dùng trong trường hợp không có nguồn điện và nguồn khí nén.

+ Máy khoan lắc tay

Sử dụng trong trường hợp người ta dùng khoan lắc tay như khi cần khoan lỗ để nối ống nước từ đường ống chính vào nhà.

16:37, 02/01/2019

Ngày 10/02/2019, Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH của BLĐTBXH ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí sẽ có hiệu lực.

Kiến thức tối thiểu ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng - Ảnh minh họa

Theo đó, tại Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề nguội sửa chữa máy công cụ ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH quy định kiến thức tối thiểu người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng như sau:

- Trình bày được các quy ước, ký hiệu và dung sai lắp ghép trên bản vẽ, biết cách tra bảng dung sai theo tiêu chuẩn Việt Nam;

- Trình bày được đặc điểm, thành phần, tính chất của các vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí, phương pháp lựa chọn vật liệu và phương pháp nhiệt luyện chi tiết máy, dụng cụ cắt, dụng cụ đo đơn giản;

- Phân tích được các loại bản vẽ chế tạo cơ khí, bản vẽ lắp các bộ phận máy công cụ;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý truyền động các máy công cụ điển hình; cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phạm vi sử dụng của các loại dụng cụ đo kiểm ngành cơ khí;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phạm vi áp dụng, khả năng phát triển của một số máy công cụ CNC;

- Phân tích được các chuẩn gia công, chuẩn lắp ráp, chuẩn đo lường trong sửa chữa, lắp ráp máy công cụ;

- Thiết kế được quy trình công nghệ sửa chữa, bảo dưỡng các chi tiết máy, cụm máy công cụ;

- Trình bày được quy trình kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng, lắp ráp các chi tiết máy, cụm máy công cụ;

- Phân tích được các biện pháp đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động, phòng tránh cháy nổ đảm bảo quy trình 5S;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Chi tiết quy định tại Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH, ban hành ngày 28/12/2018.

Lê Vy

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

16:33, 02/01/2019

Ngày 28/12/2018, BLĐTBXH đã ban hành Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.

Giới thiệu về ngành nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng - Ảnh minh họa

Theo đó, tại Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề nguội sửa chữa máy công cụ ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH quy định nguội sửa chữa máy công cụ trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện công việc sửa chữa theo hướng chuyên môn hóa các chi tiết, cụm chi tiết để trung tu, đại tu máy công cụ nhằm mục đích đưa máy công cụ trở lại hoạt động hoặc tái sử dụng trong tình trạng đạt chuẩn quy định; bảo dưỡng các chi tiết và cụm chi tiết cũng như lắp ráp và điều chỉnh được máy công cụ sau sửa chữa góp phần quan trọng vào việc đảm bảo năng suất, chất lượng của các sản phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng, nhà máy, công ty sản xuất có sử dụng máy công cụ và các máy gia công trong lĩnh vực cơ khí với địa điểm làm việc tương đối ổn định, ít thay đổi, môi trường làm việc theo tiêu chuẩn nên đảm bảo an toàn, vệ sinh và sức khỏe; cường độ làm việc không cao nhưng đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, tỷ mỷ, khéo léo và có tư duy sáng tạo trong việc chẩn đoán hư hỏng của các chi tiết cũng như bộ phận máy.

Trong quá trình thực hiện các công việc, người hành nghề phải sử dụng một số chủng loại vật tư và phát sinh bụi công nghiệp có nguy cơ tác động tiêu cực tới con người cũng như môi trường: dầu, mỡ công nghiệp, bụi sắt…. Vì vậy công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp phải được quan tâm.

Để làm nghề, người lao động phải có sức khỏe, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ [tương đương 90 tín chỉ]

Chi tiết quy định tại Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực từ 10/02/2019.

Lê Vy

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Video liên quan

Chủ Đề