Bánh gai thanh hóa dđẻ lâu đc ko năm 2024

Cách trung tâm TP. Thanh Hóa hơn 40km theo hướng Tây, dọc theo con đường ngoằn ngoèo, chúng tôi tới xã Thọ Diên (huyện Thọ Xuân), nơi nổi tiếng với món bánh gai mang đặc trưng riêng biệt không nơi nào có.

Được sự giới thiệu của lãnh đạo UBND xã Thọ Diên, chúng tôi tìm về làng Mía, một trong bốn làng phát triển nghề bánh gai. Vừa bước vào làng, mùi thơm của gạo nếp, đỗ xanh, dừa khô, lá chuối tiêu hòa quyện với nhau đánh thức vị giác của bao người lần đầu đến với làng nghề.

Xã Thọ Diên có bốn làng, nhưng duy nhất làng Mía là làm được món bánh gai thơm ngon đặc biệt, đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp chứng nhận làng nghề năm 2015. Trong làng có 330 hộ và có tới 86 cơ sở sản xuất bánh gai, đây là yếu tố làng nghề luôn cung cấp được một số lượng lớn sản phẩm tới tay thực khách.

Các công đoạn làm ra chiếc bánh khá đơn giản, tuy nhiên không được xem nhẹ bất kì khâu sản xuất nào. Đầu tiên, lá gai được hái về (hoặc mua từ Nam Định), rửa sạch để cho ráo nước và xay nhuyễn thành bột; cùng với đó là gạo nếp cũng được làm tương tự; sau khi có được hỗn hợp bột lá gai, gạo nếp, những người thợ cho hỗn hợp này trộn lẫn với nhau bằng một ít nước sôi để nguội và nhào cho nhuyễn, càng nhuyễn thì bánh càng ngon và thơm.

Về phần nhân của bánh, người thợ lấy đậu xanh làm tương tự như gạo nếp và lá gai, sau đó trộn với dừa khô nạo nhỏ cộng với ít thịt nạc và đường trắng; cuối cùng là nặn bánh, chú ý cho nhân vào giữa thân bánh sao cho khi thưởng thức nhân bánh là vị cuối cùng mà đầu lưỡi chạm đến. Sau khi hoàn tất tất cả các công đoạn trên, bánh được cho vào nồi áp suất cỡ lớn (500-1.000 cái/lần hấp) để hấp trong vòng 1-1,5 giờ, sau đó bánh được vớt ra để ráo nước và đóng gói, dán logo của làng nghề mang đi tiêu thụ.

Khi mở vung nồi hấp để lấy bánh ra, có thể cảm nhận ngay được hương vị đặc trưng của gạo nếp hòa quyện với đậu xanh, lá gai, tạo cảm giác lâng lâng, lôi cuốn.

Bánh gai Tứ Trụ cùng với chè Sánh, chè Lược và cá rô Đầm Sét đã tạo nên thứ đặc sản của vùng đất Thọ Xuân. Trên thị trường có nhiều loại bánh gai của các làng nghề nổi tiếng Bà Thi (Nam Định), Ninh Giang (Hải Dương), thế nhưng bánh gai Tứ Trụ vẫn có vị thế riêng của mình.

Sản phẩm của làng nghề được đông đảo người tiêu dùng đón nhận vì bánh đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi ra lò, bánh gai Tứ Trụ được thương lái đến lấy và mang đi tiêu thụ ở nhiều địa điểm trong và ngoài tỉnh như các nhà ga tàu ở Thanh Hóa, các đại lí lớn trên các tuyến đường có xe Bắc - Nam chạy qua và đặc biệt là Cảng hàng không Thọ Xuân.

Trò chuyện với phóng viên, ông Lê Hữu Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề bánh gai Tứ Trụ, chia sẻ: “Làng nghề làm bánh gai không biết có từ bao giờ, chỉ biết khi tôi sinh ra đã thấy ông cha hàng ngày giã gạo, giã đậu xanh để làm bánh. Và rồi đam mê và gắn bó với nghề bao giờ không ai hay, hiện mỗi nhân công có thu nhập 4-4,5 triệu đồng/tháng”.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững làng nghề, theo ông Lâm, chính quyền cũng như các cấp, ban ngành cần có chính sách phù hợp, ngăn chặn vấn nạn hàng nhái, hàng giả làm mất uy tín, thương hiệu của làng nghề.

Còn theo ông Lê Hữu Tùng, Chủ tịch UBND xã Thọ Diên, thu nhập của làng nghề chiếm 1/3 tổng thu nhập của toàn xã (50 - 60 tỉ đồng/năm). Xã đã xây dựng đề tài khôi phục và phát triển làng nghề một cách bền vững. Đề tài do ông Lê Anh Xuân, Bí thư Huyện ủy làm chủ nhiệm, và đã hoàn thành hồi tháng 3/2016.

“Sắp tới, xã sẽ có giải pháp cụ thể để làng nghề bánh gai Tứ Trụ phát triển, khẳng định thương hiệu trên địa bàn tỉnh cũng như toàn quốc”, ông Tùng nói.

Bánh gai Tứ Trụ có nguồn gốc từ làng Mía, thuộc địa phận xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ngôi làng này được hình thành cách đây khoảng gần 600 năm, có vị trí thuận lợi, liền kề dòng sông chu màu mỡ trù phú. Tới nay, nghề làm bánh gai ở làng Mía vẫn còn tồn tại, có hơn một nửa hộ dân vẫn còn theo nghề.

Bánh gai thanh hóa dđẻ lâu đc ko năm 2024

Bánh gai Tứ Trụ - món ngon Thanh Hóa không thể chối từ. (Ảnh minh họa)

Theo lời kể của những người dân làng Mía ở Thọ Xuân, trước đây loại bánh gai này được dâng lên tiến vua và chỉ được làm vào những ngày Lễ, Tết, dịp quan trọng. Nhưng về sau này, nhu cầu của người mua ngày càng cao, vì vậy làng nghề sản xuất quanh năm để đáp ứng cho những cơ sở bán đặc sản hoặc phục vụ khách du lịch mua về làm quà.

Tên bánh gai Tứ Trụ xuất phát từ những năm 1940, khi người làng Mía mang bánh gai đi bán ở phố Tứ Trụ (thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân ngày nay), người mua quen miệng thường gọi là bánh gai Tứ Trụ. Vậy nên từ đó, bánh gai làng Mía mang một cái tên mới và trở thành món đặc sản Thanh Hóa ngon trứ danh, nổi tiếng khắp mọi miền đất nước.

Hương vị độc đáo của đặc sản bánh gai Tứ Trụ

Bánh gai đã không còn quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên món bánh gai Thanh Hóa Tứ Trụ lại mang trong mình một bản sắc riêng, khiến bất cứ du khách nào đặt chân tới đây cũng đều muốn thử một lần.

Thành phẩm món bánh gai Tứ Trụ đạt tiêu chuẩn sẽ có hương thơm đặc trưng của lá gai, lá chuối quyện vào nhau. Thưởng thức một miếng bánh, ta sẽ cảm nhận được dư vị thơm bùi của gạo nếp, mật mía, dầu chuối, nhân đậu xanh và đậm đà của thịt ruốc. Bánh gai Tứ Trụ có thể để ở nhiệt độ thường khoảng 1 tuần đối với mùa hè, mùa đông bánh sẽ để được lâu hơn khoảng 10 đến 15 ngày.

Bánh gai thanh hóa dđẻ lâu đc ko năm 2024

Bánh gai Tứ Trụ có thể để ở nhiệt độ thường khoảng 1 tuần đối với mùa hè. (Ảnh minh họa)

Một chiếc bánh đạt yêu cầu là thịt bánh phải vừa dẻo mịn vừa thơm đặc trưng của lá chuối tiêu, hòa quyện với vị dịu mát của lá gai, gạo nếp và mật mía, phảng phất hương thơm nồng của dầu chuối, thêm cái ngọt thanh thanh của nhân đậu, bùi bùi của dừa khô, đậm đà của thịt nạc… Đây cũng chính là bí quyết gia truyền đã làm nên hương vị thơm ngon, đặc trưng của bánh gai Tứ Trụ.

Bánh gai ngon nhưng cũng phải biết cách thưởng thức. Khi bóc bánh, đến lớp lá trong cùng phải bóc theo kiểu tước nhỏ giống bóc bánh nếp. Vì bánh dẻo và dính nên không thể bóc giống bóc bánh lá hay bánh giò. Bánh gai thường được ăn sau khi hấp khoảng 10 giờ.