Bài thơ Viếng lăng Bác được xây dựng thành công bồi những nét đặc sắc nghệ thuật nào

Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Viếng lăng bác

Nhằm giúp học sinh tìm hiểu bài thơ Viếng lăng bác loigiaihay sẽ tóm tắt nội dung và những ý chính về đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ. Đây là bài thơ hay và xúc động của tác giả Viễn Phương trong một lần về viếng thăm lăng Bác.

Nội dung nghệ thuật bài Viếng lăng bác

1. Tác giả – Tác phẩm

Viễn Phương [1928 – 2005], sinh ra tại An Giang, tên thật của ông là Phan Thanh Viễn. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông được coi là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. Từng tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, thơ Viễn Phương luôn mang đậm dấu ấn chiến đấu và tình cảm đồng đội. Khi nhắc đến thơ Viễn Phương, người ta nghĩ ngay đến các bài thơ giàu cảm xúc, chân thành nhưng không hề bi lụy. Thơ Viễn Phương rất nền nã, có chút thì thầm mà bâng khuâng, xao xuyến lòng người. Các tác phẩm tiêu biểu nhất của ông phải kể đến như “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”.

Bài thơ được tác giả Viễn Phương sáng tác vào tháng 4, năm 1976. Đây là thời điểm kết thúc kháng chiến chống Mỹ, đất nước được thống nhất và lăng Bác vừa khánh thành, tác giả có dịp ra miền Bắc và ghé thăm lăng Bác.Từ những cảm xúc dâng trào tốt đẹp trong lòng mà Viễn Phương đã viết nên bài thơ này. Sau đó, bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” vào năm 1978.

2. Bố cục bài thơ

Bài thơ được chia thành 4 khổ với các nội dung như sau:

Khổ 1: “Con ở miền Nam…đứng thẳng hàng”: Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh vật ngoài lăng Bác.

Khổ 2: “Ngày ngày mặt trời..bảy mươi chín mùa xuân”: Cảm xúc của nhà thơ trước đoàn người nối nhau vào thăm lăng Bác.

Khổ 3:”Bác nằm trong giấc ngủ bình yên…trong tim”: Cảm xúc khi đặt chân vào lăng và được gặp Bác

Khổ 4: khổ còn lại: Tình cảm, cảm xúc lưu luyến của nhà thơ trước lúc rời xa Bác.

Xem thêm >>> Những đặc sắc trong bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương

2. Về nội dung

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, suốt cuộc đời bôn ba, gánh vác sự nghiệp giải phóng dân tộc mang lại tự do, hạnh phúc và ấm no cho nhân dân. Người qua đời vào năm 1969 đất nước và nhân dân mất đi một con người vĩ đại để lại nỗi tiếc thương sâu sắc trong mỗi người dân. Có rất nhiều tác giả sáng tác thơ viết về Bác trong đóViếng lăng bác là bài thơ xúc động của tác giả Viễn Phương kể về hành trình người con miền Nam lần đầu thăm lăng Bác.

Tác giả có dịp viếng lăng Bác vào năm 1976, thời điểm vừa mới thống nhất nước nhà, nhân dân đang xây dựng đất nước. Lúc đó lăng Bác vừa khánh thành, Viễn Phương từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Bài thơ chứa đựng tình cảm yêu mến, tiếc thương và kính trọng của riêng tác giả và những con người miền Nam nói chung.

Bài thơ có 4 khổ thơ, trong 2 khổ đầu là tâm trạng vui sướng, tự hào của tác giả khi được đến viếng lăng Bác. Trong khổ thứ 3 là sự ca ngợi, tiếc thương Bác. Khổ cuối đó là ước nguyện của tác giả muốn gắn bó chung thủy với chốn này.

3. Về nghệ thuật

Bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương có những đặc sắc nghệ thuật, được thể hiện qua thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ và hình ảnh giàu cảm xúc.

– Đây là bài thơ được viết theo thể thơ tự do với 4 khổ thơ, mỗi khổ 4 dòng, mỗi dòng từ bảy đến chín từ. Với thể thơ này, tác giả có thể bày tỏ cảm xúc của mình một cách trọn vẹn và chân thành nhất.

– Nhịp điệu thơ chậm mang cảm xúc tâm tình, ấm áp và trang nghiêm. Cảm xúc được sắp xếp nhẹ nhàng trong khổ đầu và tăng dần trong khổ cuối. Khi đó, cảm xúc được đẩy lên cao nhất, mạnh mẽ tuôn trào “Mai về miền Nam, thương trào nước mắt”. Đó là cảm xúc chân thật và tiếc thương sâu sắc nhất của nhà thơ khi phải rời xa Bác. Nó đúng với diễn biến cảm xúc, tâm trạng của một người con luôn hướng về Bác.

– Giọng thơ chân thật, chân tình đậm chất Nam Bộ. Sinh ra, lớn lên và chiến đấu gắn liền với mảnh đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến ác liệt, đã hun nấu trong lòng nhà thơ những tình cảm yêu thương chân thật nhất. Đó không chỉ là tình cảm riêng mà còn gửi gắm trong đó cả tình thương của đồng bào Nam Bộ dành cho người cha vĩ đại của dân tộc mình.

– Khổ thơ cuối điệp từ “muốn làm” thể hiện mong ước của tác giả. Đó là sự tiếc nuối, ân hận vô bờ của tác giả. Ước nguyện nhỏ nhoi dù là con chim, đóa hoa hay hàng tre để được gần Bác, bên Bác.

– Bài thơ là cả một nghệ thuật sáng tạo, có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ. Biện pháp ẩn dụ đẹp được tác giả sử dụng trong bài thơ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng… Ngôn ngữ được chọn lọc một cách tinh tế được đặt với những hình ảnh kì vĩ, lớn lao, nối tiếp nhau. Điều này làm cho người đọc phải suy ngẫm về sự lớn lao, kì vĩ đó, không chỉ là của cảnh sắc thiên nhiên mà còn là của con người vĩ đại.

+ Mặt trời nói về hình ảnh Bác, người soi đường dẫn lối cho dân tộc.

+ Vầng trăng đó là tình cảm nhẹ nhàng, thuần khiết mà Bác dành cho nhân dân, đất nước.

– Ngôn ngữ thơ sâu sắc, bình dị có chọn lọc, tình cảm chân thành khiến người đọc xúc động trước tình cảm nhà thơ với Bác.

Viếng lăng Bác là bài thơ nổi tiếng và thành công về nội dung và nghệ thuật. Tác giả nói lên tình cảm của cá nhân và đại diện cho nhân dân miền Nam thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.Bác đã sống cuộc đời của một con người vĩ đại và mãi trường tồn cùng dân tộc, đất nước.

>> Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác

Lớp 9 -
  • Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà hay và cảm động

  • Bài viết số 3 lớp 9 đề 4: Kể cuộc gặp gỡ anh bộ đội nhân ngày 22/12

  • Bài viết số 3 lớp 9 đề 3: kể kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô cũ

  • Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

  • Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện ngắn Lặng lẽ Sapa

  • Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sapa lớp 9

  • Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài thơ Cảnh ngày xuân

Những nét đặc sặc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn PhươngBác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Câu hát xúc động về Bác vẫn vanglên trong lòng chúng ta không khỏi khiến ta bùi ngùi, xúc động. Bác đã đi xa để lại cho dân tộc cả một niềm tiếc nhớvà kính yêu vô hạn. Đã biết bao nhà thơ khắc hoạ thành công tình cảm vô hạn của chúng ta dành cho Bác. Trong đókhông thể không nhắc đến bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.Bài thơ không chỉ là nén hương thơm Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâunặng mà nhà thơ thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu độc lập. Ấn tượng đầu tiên là cáchxưng hô rất thân thuộc, gần gũi của người con Nam Bộ với Bác:Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátHai tiếng con - Bác vang lên xoá nhoà khoảng cách giữa lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh với một người lao động cầnlao. Nó trở thành mối quan hệ máu thịt giữa cha và con, đặc biệt đứa con ấy lại là đứa con của miền Nam xa cách.Viễn Phương ra thăm Bác là trở về bên người cha yêu dấu, tìm lại niềm hạnh phúc ấm lòng sau bao năm tháng cáchxa. Vẻ đẹp đầu tiên nhà thơ nhận ra là hàng tre bát ngát, tượng trưng cho ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc.Niềm xúc động đã cất lên thành lời:Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng.Hàng tre quanh lăng Bác phải chăng là biểu tượng của cây cỏ mang màu sắc quê hương về đây hội tụ? Tre là mộtloài cây luôn vươn cao, đứng thẳng, hiên ngang trong bão táp mưa sa. Vì thế tre mang nhiều đặc điểm giống như đứctính của người Việt Nam ta: cần cù, chịu khó, hiên ngang, luôn hướng về cội nguồn. Hàng tre lăng Bác tượng trưngcho thế đứng vững vàng của toàn dân tộc. Giọng thơ bồi hồi tha thiết mà rạo rực, tự hào, kiêu hãnh.Nét đặc sắc của bài thơ là nhà thơ đã vận dụng rất sáng tạo và đặc sắc nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, tạo ra một loạt hìnhảnh, hình tượng lớn lao, đẹp đẽ, sáng ngời:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.Bác là mặt trời hay mặt trời là Bác? Có lẽ là cả hai. Người cùng như mặt trời vĩnh hằng và ấm áp. Người đem đếncho nhân loại tình yêu thương, lòng nhân ái và nền độc lập. Hình ảnh mặt trời làm sáng cả câu thơ. Bác là nguồn ánhsáng làm hồi sinh sự sống. Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam đã rũ bùn đứng dậy sáng loà [Nguyễn Đình Thi], đấtnước không còn cảnh:Con đói lả ôm lưng mẹ khócMẹ đợ con đấu thóc cầm hơiNgười người biết ơn Bác, đời đời ngợi ca Bác bằng những lời ca, ý thơ đẹp đẽ:Người rực rỡ một mặt trời cách mạngCòn đế quốc là loài dơi hốt hoảng.Cảm động sao những tấm lòng thành kính. Những tấm lòng như tấm lòng của Viễn Phương:Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là một phát hiện rất mới, chứa đựng nhiều ý nghĩa và cảm xúc. Khônggian nơi Bác nằm dường như là không gian của tình thương nỗi nhớ, không gian của tấm lòng thành kính, thiêngliêng. Và đây nữa, tràng hoa dâng Bác vừa là hình ảnh thực vừa mang nghĩa tượng trưng. Đó là tình đoàn kết, tươngthân tương ái của nhân dân ta, giúp dân tộc đứng vững trong những cơn phong ba bão táp. Những người con hôm naykhông chỉ dành cho vị cha già lòng biết ơn thành kính mà còn tự hào dâng lên Người những chiến công trong thờibình xây dựng chủ nghĩa xã hội.Mạch cảm xúc được phát triển theo từng bước đi của nhà thơ vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động đã thổn thức tronglòng người con từ khi hàng tre bên lăng còn xa xa, cho đến khi cùng dòng người bước tới rồi và nghẹn ngào khi đượcnhìn thấy Bác:Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVới chúng ta Bác không bao giờ mất, Bác mãi trường tồn cùng sông núi. Bác nằm đó trong giấc ngủ bình yên, mộtgiấc ngủ nhẹ nhàng, thanh thản. Một vẻ đẹp rất đỗi thanh cao đang toả sáng. Sự thanh cao đó phải chăng là một chânlí nhân cách của Người? Dù là trong thơ văn hay trong cuộc sống, giữa Bác và vầng trăng luôn có sự gặp gỡ, hoà hợpvà đồng điệu. Viễn Phương cũng như những người con khác ước mơ được ra thăm Bác dù chỉ một lần. Hôm nay nỗimong mỏi đã trở thành hiện thực nhưng sao nhà thơ lại thấy nhói đau:Vẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim!Dẫu biết rằng Bác sống mãi trong tâm hồn dân tộc, sự nghiệp cách mạng và con đường cứu nước sẽ mãi là kim chỉnam cho mọi hành động của dân tộc nhưng nhà thơ không thể nào kìm nén cảm xúc. Sự rung động đến nhói trong timlà một tình cảm chân thành của nhà thơ đối với Bác. Cố dồn nét niềm xúc động trong lòng nhưng nghĩ đến lúc phảirời xa dòng cảm xúc ấy vội trào ra, nức nở nghẹn ngào theo dòng nước mắt:Mai về miền Nam thương trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đoá hoa toả hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này.Giọng thơ bỗng trở nên gấp gáp, vội vàng thể hiện sự cuống quýt trong tâm tưởng người con nơi xa. Viễn Phươngmuốn làm tất cả những gì tốt đẹp nhất để dâng lên Người. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngàybên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏbé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện làm đoá hoabình dị lặng lẽ toả hương thơm ngát, tô điểm cho giấc ngủ của Người, vẫn chưa đủ, nhà thơ còn ước muốn là một câytre trung hiếu gìn giữ và bảo vệ giấc ngủ bình yên nhẹ nhàng cho Bác. Điều đặc biệt là kết thúc đầu cuối tương ứngtrong bài thơ. Hình ảnh cây tre mở đầu bài thơ và vẫn là hình ảnh cây tre ấy khép lại bài thơ tạo ra hình ảnh có giá trịđặc biệt. Phải chăng đằng sau bóng tre râm mát ấy là tấm lòng, là tâm hồn của cả dân tộc lặng lẽ và thành kính dânglên Bác. Điệp ngữ muốn làm được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối cùng càng khẳng định ước muốn, sự tựnguyện của những con người muốn chăm lo cho giấc ngủ của Bác Hồ. Cũng có thể xem những điệp ngữ này là nhữngnút nhấn cho thấy sự lưu luyến, bồi hồi, bối rối của nhà thơ. Làm sao có thể không xúc động khi trong lòng ta hìnhảnh Bác Hồ vẫn luôn sáng soi rực rỡ và ấm nồng:Ta bên Người, Người tỏa sáng trong taTa bỗng lớn ở bên Người một chút.Bài thơ khép lại mà dư âm cảm xúc của nó còn trong tâm trí ta. Nhà thơ đã truyền cảm xúc vào lòng người đọc baothế hệ với một ý nguyện chân thành. Chúng ta hôm nay được sống trong yên vui hoà bình, chúng ta cần phải ghi nhớcông lao to lớn của Bác và của nhân dân. Chúng ta hãy rèn luyện để xứng đáng với niềm tin của Bác, xứng đáng làmột cây tre trung hiếu bên Bác.Cảm nghĩ của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng CuộiNgười ta nhắc tới Tản Đà với nhiều ấn tượng sâu đậm: là thi sĩ khởi đầu cho nền thơ lãng mạn, là người chắp viêngạch nối thơ cổ đại với thơ hiện đại. Trong chất lãng mạn đó ẩn chứa tư tưởng, tình cảm và tấm lòng yêu nước sâu sắccủa ông. Bài thơ: "Muốn làm thằng Cuội" là một ví dụ tiêu biểu. Như ta đã biết - xã hội ông đang sống quá coi trọngđồng tiền và địa vị. Tài năng - sức lao động - tình cảm sâu đậm không đem lại hạnh phúc cho con người. Bao trùmbên trong là nỗi buồn về thực tại. Tản Đà đã bật lên một lời gọi, lời nhắn gửi chị Hằng - người bạn muôn đời củanhững kẻ cô đơn:Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!Trần thế em nay chán nửa rồi.Mở đầu bài thơ là một lời than thở, một nỗi sầu da diết. Giọng điệu thân thiết pha chút mỉa mai bởi cuộc đời ngộtngạt, bon chen vì công đanh dang dở: "Tài cao, phận thấp, chí khí uất”. Là thi sĩ nên nỗi buồn đã kết thành nỗi sầu.Đây là thái độ không chấp nhận thực tại, bất hoà thực tại, bất hoà với trần thế.Ông khát khao một cuộc sống đẹp hơn, vượt lên trên cái thấp hèn:Cung quế đã ai ngồi đó chửa?Đó là thế giới mà ông mơ ước, là cõi đời trong sáng, tinh khiết, không vướng bẩn, không lo lắng, bon chen.Hai câu thơ là câu hỏi, là lời đề nghị, là lời cầu xin được lên cung trăng, nơi thanh cao, không phải chịu cảnh đời trầnthế nhố nhăng tù hãm. Nỗi sầu của Tàn Đà là nỗi sầu của người nô lệ. Bất lực trước thực tại, Tản Đà muốn lẩn trốnvào thiên nhiên bằng mộng tưởng:Có bầu có bạn, can chi tủiCùng gió cùng mây thế mới vuiThi sĩ lên cung quế có bạn, có bè quên đi nỗi ngán ngẩm, chán nản, và giải toả được nỗi buồn - ông đã "vui” đã "cười"- ông cười tất cả những giành giật, nhố nhăng nơi trần thế, "cười” sung sướng khi thấy cõi trần không ai được nhưông, được hưởng cuộc sống thần tiên thoát tục.Hai câu thơ:Rồi cứ mỗi năm rằm tháng támTựa nhau trông thấy thế gian cườithật độc đáo và lãng mạn. Rằm tháng tám là khi trăng trong nhất, đẹp nhất và cũng là sáng nhất. Vào lúc tuyệt vờinhất của trăng ấy, nhân vật trữ tình ước muốn cùng chị Hằng; ngồi bên chị Hằng tựa vào nhau mà nhìn xuống trần thếđể cười. Câu thơ là đỉnh cao của cái ngông rất phù hợp với tính chất Tản Đà. Ngồi bên cạnh người đẹp, đó đã là mộtniềm hạnh phúc. Hơn thế nữa thi sĩ còn tự đặt mình lên một địa vị cao để mà cười cợt. Cái ngông này thật hiếm có,đáng yêu, đáng trân trọng ở trong giai đoạn này. Bởi các thi sĩ lãng mạn yêu nước nhưng không đủ dũng khí để chiếnđấu - thường tìm đến thiên nhiên hoặc trốn vào mộng tưởng để trốn đời. Cả bài thơ là giấc mộng kỳ thú, là niềm khaokhát về cuộc đời đẹp, về một cõi mơ trong sáng, không vướng bận sự đời.Tóm lại, tâm trạng bao trùm cả bài thơ là tâm trạng buồn chán thất vọng với cuộc đời. Đó là thái độ không dung hoàvới thực tại, là sự phản kháng gián tiếp với cuộc đời. Thi sĩ khát khao một xã hội tự do, tươi đẹp và trong sạch. Hìnhảnh chị Hằng với cung quế, cây đa là những hình ảnh của cõi tiên đầy lãng mạn. Cõi tiên ấy là cả một thế giới mà TảnĐà mong muốn có. Thực ra, sự chán chường và niềm khát khao ấy xuất phát từ lòng yêu nước thầm kín của Tản Đà nỗi buồn xuất phát từ nỗi nhục của người nô lệ và ước muốn xuất phát từ khát vọng được tự do.Cảm nhận về tình yêu que hương qua bài thơ Quê Hương của Tế HanhTế Hanh là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà. Đề tài quê hương trở đi trở lại trong thơ ông từ lúc tóc còn xanh chotới khi đầu bạc! Ông viết về quê hương bằng cảm xúc đậm đà, chân chất và dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn củamình một tình yêu thiết tha, sâu nặng.Bài thơ Quê hương sáng tác năm 1938, khi tác giả mới tròn mười bảy tuổi, đang theo học trung học ở Huế, là nỗi nhớ,là tình yêu nồng nàn đối với quê hương. Mở đầu bài thơ, bằng lời kể mộc mạc, tự nhiên, Tế Hanh giới thiệu:Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:Nước bao vấy, cách biển nửa ngày sông.Quê hương nhà thờ là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước. Dân làng sống bằng nghề chài lưới, cuộc đời gắn chặtvới biển cả mênh mông. Làng nghèo giống như bao làng biển khác nhưng khi,đi xa, nhà thơ thương nhớ đến quặnlòng. Nhớ nhất là khung cảnh:Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Đoàn thuyền nối đuôi nhau rời bến lúc bình minh. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bầu trời cao lồng lộng đồng điệuvới lòng người phơi phới. Hình ảnh các chàng trai xứ biển vạm vỡ và con thuyền băng băng lướt sóng đã in đậm trongtâm tưởng nhà thơ:Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt… đã diễn tả đầy ấntượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.Trong hai câu tiếp theo, tác giả miêu tả cánh buồm bằng sự so sánh độc đáo, bất ngờ và lãng mạn:Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió…Hình ảnh cánh buồm giản dị, quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Nhà thơ cảmthấy đó chính là biểu tượng của hồn làng nên dồn hết tình yêu thương vào ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiệncái hồn của cánh buồm. So sánh không đơn thuần là làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn mà đem lại cho nó mộtvẻ đẹp bay bổng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả chính xác cái hồn của làng chài bằng hìnhảnh cánh buồm trắng căng phồng ngọn gió biển khơi? Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng một kháiniệm vô hình thì quả là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Con thuyền ra khơi mang theo những nỗi lo toancùng niềm tin yêu, hi vọng của bao người. Nhiệt tình và sức sống của con người truyền sang cả vật vô tri khiến chocon thuyền dường như cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Nhịp thơ khỏe khoắn, tươi vui thể hiện khí thế sôi nổivà niềm khao khát hạnh phúc ấm no của người dân làng biển.Sáu câu thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá vừa làbức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng,vừa là bức tranh lao động đầyhứng khởi.Nếu cảnh đoàn thuyền ra khơi được nhà thơ miêu tả bằng bút pháp lãng mạn bay bổng thì cảnh đoàn thuyền đánhcá về bến được tả thực đến từng chi tiết:Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe về.Nhờ ơn trời! biển lặng cá đầy gheNhững con cá tươi ngon thân bạc trắng.Dân làng vui mừng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập. Những chiếc ghe đầy ắp nhữngcon cá tươi ngon thân bạc trắng trông thật thích mắt. Dân làng chân thành tạ ơn trời đất đã sóng yên biển lặng để đoànngư phủ được an toàn trở về với làng xóm thân yêu. Khi những người thân ra khơi đánh cá, người ở nhà đợi chờ trongphấp phỏng, lo âu. Nay những con thuyền cập bến bình yên với đầy khoang cá bạc, hỏi còn niềm vui nào lớn lao hơnthế bởi đó chính là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân làng.Biển cả đẹp đẽ, giàu có và hào phóng nhưng cũng thật khó lường bởi lúc thì trời yên biển lặng, lúc thì bão tố dữdội. Giữa đại dương mênh mông, làm sao tránh được hiểm nguy, bất trắc? Chỉ có những người một đời gắn bó, sốngchết với biển mới thấu hiểu điều này. Cuộc sống của dân chài ngàn đời nay phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ vất vả, cựcnhọc trăm bề để kiếm miếng cơm manh áo. Vì vậy, giây phút đón người thân sau chuyến đi biển an toàn trở về baogiờ cũng tràn ngập niềm vui. Giữa khung cảnh ấy nổi bật lên hình ảnh rắn rỏi, cường tráng của những chàng ngư phủquanh năm vật lộn với sóng gió đại dương. Dấu ấn của biển cả đã in đậm trên thân hình vả trong tâm hồn họ:Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.Những con thuyền về bến sau chuyến ra khơi được nhà thơ ví như con người nghỉ ngơi sau một ngày lao động vấtvả: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm, Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Bao hiểm nguy giờ đã lùi xa,nhường chỗ cho sự thanh thản, bình yên. Nghệ thuật nhân hóa đã đem đến cho con thuyền vô tri một đời sống và mộttâm hồn tinh tế.Nhà thơ đã phát hiện ra chất thơ trong đời sống vất vả, cực nhọc của dân quê, đó là điều đáng quý. Cũng vì vậymà hình ảnh quê hương trong bài thơ tươi sáng, mang hơi thở nồng ấm của cuộc đời cần lao. Hình ảnh quê hương đẹpđẽ với những con người lao động cần cù đã khắc sâu trong kí ức, hỏi làm sao khi xa cách, nhà thơ không thương nhớđến quặn lòng? Nếu không có tấm lòng gắn bó chân thành, máu thịt với con người cùng cuộc sống lao động ở làngchài quê hương thì thi sĩ không thể sáng tác ra những câu thơ xuất thần như vậy. Mỗi lần nhớ về quê hương, cảnh đẹpcủa biển cả như hiển hiện rõ ràng trong tâm trí nhà thơ:Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!Ở bốn câu thơ kết, nhà thơ trực tiếp bộc bạch nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của mình. Nhớ Màu nước xanh, cábạc, chiếc buồm vôi; Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi và nhớ cả cái mùi nồng mặn rất đặc trưng của gió biểncùng tất cả những gì thân thuộc của quê hương. Phải chăng nỗi nhớ da diết ấy chính là sợi dây kết chặt nhà thơ vớiquê hương suốt cả cuộc đời!Bài thơ Quê hương mộc mạc, tự nhiên nhưng rất sâu sắc và thấm thía bởi nó được viết lên từ cảm xúc chân thành.Sức hấp dẫn của nó trước hết là ở những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc và ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng. Những biệnpháp nghệ thuật so sánh, ví von, nhân hóa kết hợp hài hòa khiến cho bài thơ giống như một bức tranh phong cảnhtuyệt vời được vẽ nên từ tình yêu tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho quê hương. Có thể coi bài thơ này như một cungđàn dịu ngọt của những tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương xứ sở bởi đây là mảnh tâm hồn trong trẻo nhất, đằmthắm nhất của Tế Hanh dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rố

Video liên quan

Chủ Đề