Bài tập kỹ thuật đệm bóng thấp tay

I. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tàiThể thao là một nét không thể thiếu trong nền văn hóa của mỗi dân tộc cũng như nền văn minh của nhân loại.Thể dục thể thao cũng là phương tiện giáo dục con người, giúp con người nâng cao sức mạnh, sức khỏe trong cuộc sống, lao động, bảo vệ tổ quốc, an ninh quốc phòng.Hiện nay có rất nhiều môn thể thao đã đi vào giới trẻ, dễ tiếp cận nó thông qua trường học, các trung tâm văn hóa, các ngôi làng, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng có một môn thể thao không thể không nhắc tới là môn thể thao bóng chuyền, nó phù hợp với mọi lứa tuổi tham gia và đam mê với môn thể thao này.Bóng chuyền là một môn thể thao Olympic, trong đó hai đội được tách ra bởi một tấm lưới cao và sử dụng bàn tay, cánh tay [rất hiếm] các bộ phận khác của cơ thể để đánh trái banh bay qua tấm lưới. Mỗi đội có quyền chạm banh 3 lần để khiến trái banh bay qua lưới và tới phần sân của đội kia. Một điểm được ghi nếu trái banh chạm mặt sân của đối thủ thất bại trong việc đánh giá trái banh. Môn bóng chuyền được nhiều người, nhiều giới yêu thích và tập luyện, xong để đạt được trình độ kỹ thuật cao không phải là điều đơn giản. Nếu ngay từ đầu người tập không tạo cho mình một nền móng thể lực tốt thì trong quá trình tập luyện sẽ không đạt được thành tích cao, mặt khác hạn chế nhiều trong quá trình tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật cũng như nâng cao hiệu quả kỹ - chiến thuật. Nhằm xác định và lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công thì người học phải trải qua quá trình luyện tập bền bỉ, khắc phục khó khăn mắc phải trong luyện tập.Chính vì vậy khi giảng dạy người giáo viên phải luôn tìm ra bài tập, nhằm nâng cao kỹ thuật cho học sinh.Hiện nay ở các trường phổ thông kỹ thuật động tác của các em còn chưa hoàn thiện, các em còn sai lầm, chủ quan trong tập luyện. Dẫn đến ảnh hưởng thành tích sau này của các em.1Lỗi kỹ thuật cơ bản các em thường mắc phải là kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt.Các nhà khoa học bóng chuyền đã nghiên cứu kỹ thuật đệm bóng, tăng cường các bài tập kỹ thuật để các em có thể hình thành động tác một cách tốt nhất mang tính khoa học và toàn diện.Thực trạng ở các trường phổ thông các em tiếp cận không được nhiều, thông qua giảng dạy vẫn chưa đủ mà các em phải ngoại khóa thêm, bổ sung thêm kiến thức, ứng dụng kiến thức của mình vào thực tiễn, các em có thể hiểu rộng hơn về môn thể thao này. Để nâng cao thành tích bóng chuyền có rất nhiều cách như: Điều kiện tập luyện, phương pháp giảng dạy, chế độ ăn uống… thì việc xây dựng bài tập hỗ trợ cũng hợp lý, giúp các em nâng cao thành tích trong bóng chuyền.Trường trung học phổ thông Krông Bông chính thức thành lập tháng 7 năm 1983 theo quyết định của UBND tỉnh Đắk Lắk. Trường đã trôi qua hơn 30 năm, đã có bao thế hệ học sinh tốt nghiệp. Trong đó thể dục nói chung môn bóng chuyền nói riêng luôn được đưa vào giảng dạy.Xuất phát từ thực tế đó tôi mạnh dạn chọn đề tài. “Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh lớp 11a1, 11a2 Năm học 2014 – 2015 Trường trung học phổ thông Krông Bông Đắk Lắk”.2. Mục đích nghiên cứuMục đích của đề tài là trên cơ sở các kết quả nghiên cứu sự phát triển kĩ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt, xây dựng các hệ thống bài tập và tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh Trường trung học phổ thông Krông Bông.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài giải quyết những nhiệm vụ sau:Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh lớp 11a1, 11a2.2Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt.4. Những đóng góp của đề tài.Hệ thống hóa cơ sở lí luận về kỹ thuật đệm bóng thấp tay trong bóng chuyền.Đề tài góp phần vào việc ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, giảng viên ở các trường trung học phổ thông, ngành bóng chuyền.5. Cấu trúc đề tàiNgoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo thì đề tài gồm có 3 chươngChương I: Cơ sở lý luận.Chương II:Nội dung và phương pháp nghiên cứuChương III: Kết quả và thảo luận.Kết luận và kiến nghị3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Cơ sở lí luậnTrong những năm qua các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã liên tục thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề sự phát triển bóng chuyền, để bóng chuyền ngày càng hoàn thiện, hiện đại hơn.Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương tiện để nâng cao kỹ thuật và phát triển năng lực thi đấu bằng những phương tiện khác nhau trong đó sử dụng nhiều phương tiện bài tập là chính.Như đã nói, Việt Nam đang chú trọng phát triển môn thể thao bóng chuyền vì vậy mà thu hút được mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật đệm bóng. Một số tác giả đã nghiên cứu về bóng chuyền như: “Nghiên cứu ứng dụng bài tập chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền 2 cho vận động viên bóng chuyền nữ tuổi 14 - 16 Hà Nội” của Hoàng Hồng Gấm.“Nghiên cứu ứng dụng bài tập chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng thấp tay bằng 2 tay cho nữ vận động viên bóng chuyền bãi biển Thái Bình” của Bùi Văn Hồng.“Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy chuyền 2 cho vận động viên bóng chuyền nữ tỉnh Hải Dương” của Trần Thị Hồng.“Nghiên cứu ứng dụng bài tập chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật nhảy chuyền 2 cho nữ vận động viên bóng chuyền nữ tỉnh Thái Bình” của Phạm Ngọc Khuê.Và một số công trình nghiên cứu khác nữa.1.2. Từ năm 1975 đến nayTừ năm 1975 đến nay, đất nước hòa bình, thống nhất, môn bóng chuyền được phát triển mạnh mẽ. Hằng năm từ cơ sở đến Trung ương đều tổ chức các giải bóng chuyền cho các đối tượng hầu hết các tỉnh, thành, ngành. Số đội tham 4gia thi đấu ngày càng tăng, trình độ chuyên môn của vận động viên và các đội cũng không ngừng được nâng cao.Tháng 8 năm 1991: Tại Hà Nội, Đại hội Hiệp hội Bóng chuyền Việt Nam lần II đã quyết định đổi tên thành Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam [Volleyball Federatron of Vietnam - VFV]. Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là thành viên chính thức của FIVB và AVC [Liên đoàn Bóng chuyền Châu á]. Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam [VFV] gồm có 6 tiểu ban:+ Tiểu ban huấn luyện - khoa học kỹ thuật.+ Tiểu ban thi đấu, trọng tài.+ Tiểu ban tài chính.+ Tiểu ban thanh - thiếu niên.+ Tiểu ban kiểm tra - khen thưởng – kỹ luật.+ Tiểu ban bảo trợ.Giải bóng chuyền cho các đối tượng khác nhau được tổ chức hằng năm: Giải vô địch các đội mạnh toàn quốc; giải A1, A2: giải bóng chuyền bãi biển Bóng chuyền là môn thi đấu chính thức của Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc [4 năm một lần] hay trong chương trình Hội khỏe Phù Đổng [4 năm một lần].Bóng chuyền là môn thể thao được Đảng và Nhà Nước quan tâm tạo nhiều điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần, do đó phong trào bóng chuyền được phát triển rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Bóng chuyền đỉnh cao cũng được phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh, thành, ngành: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thái Bình, Long An, Quân đội, Công an, Bưu điện Tại các giải thi đấu khu vực hay quốc tế. Các đội tuyển bóng chuyền trong nhà hay bãi biển của Việt Nam đã giành được thứ hạng cao. Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam luôn chiếm vị trí số 2 từ Seagame 20 [Đại hội thể thao Đông Nam Á] cho đến nay.Trong ngành Đại học - Cao đẳng - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, bóng chuyền là môn thể thao phổ cập và nằm trong chương trình giảng dạy chính khóa ở các trường.Được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Ban giám hiệu các trường nên phong trào phát triển mạnh. Mỗi trường đều có đội đại biểu, có 5sân tập hoàn chỉnh và các trang thiết bị khác để tập luyện bóng chuyền. Năm 1968, đại hội bóng chuyền ngành Đại học và Trung học chuyên nghiệp lần I được tổ chức có trên 100 đội nam, nữ tham gia. Năm 1969 thành lập đội đại biểu ngành tham gia giải hạng A toàn miền Bắc. Sau tháng 4 năm 1975, Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề nay là Bộ Giáo dục – Đào tạo đã cùng Hội thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức định kỳ giải bóng chuyền toàn Ngành, lôi cuốn hàng trăm trường và hàng ngàn vận động viên tập luyện và thi đấu.1.3. Đặc điểm môn Bóng chuyềnBóng chuyền là môn thể thao tập thể mang tính chất đối kháng không trực tiếp, thi đấu giữa hai đội chơi trên sân có lưới phân cách ở giữa. Trận đấu được tổ chức thi đấu trên sân có kích thước 18m x 9m giữa hai đội.Quá trình thi đấu hình thành hai đội hai bên sân gồm 6 người có lưới và vạch ngăn giữa sân. Số lần chạm bóng của mỗi đội không quá 3 lần, thời gian thi đấu không hạn chế. Đội thắng 3 ván trước là đội thắng trận, số điểm thắng tối thiểu ở 4 ván đầu là 25, ván 5 là 15.Từ năm 1999, FIVB chính thức áp dụng luật thi đấu bóng chuyền mới, với nhiều thay đổi, đã mang lại cho môn bóng chuyền có nhiều thay đổi trong hình thức và hoạt động thi đấu.Hoạt động thi đấu trong môn bóng chuyền là hoạt động không có chu kỳ, các tình huống diễn ra trên sân thay đổi liên tục giữa hai mặt tấn công và phòng thủ. Các kỹ thuật tùy theo tình huống thi đấu cụ thể trên sân mang tính chất đối lập nhau và hình thành một hệ thống liên hoàn giữa tấn công và phòng thủ.Ví dụ: Phát bóng – đỡ chuyền một, đập – chắn, đập phòng thủ hàng sau…Một đặc trưng rất quan trọng của bóng chuyền là vị trí các VĐV trong quá trình thi đấu luôn có sự theo thứ tự xoay vòng đến các khu vực quy định theo chiều kim đồng hồ. Các VĐV hàng sau không được tấn công hay chắn bóng trên vạch 3m, nghĩa là các VĐV phải thi đấu cả hàng trước cũng như hàng sau trong tấn công cũng như phòng thủ. 6Do vậy yêu cầu năng lực toàn diện và tấn công và phòng thủ của các VĐV ảnh hưởng đến hiệu quả thành tích thi đấu của toàn đội.Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu trên một diện tích sân nhỏ, có số lượng VĐV nhiều, khoảng cách di chuyển của các VĐV ngắn, tốc độ đường bóng bay trong sân ngắn, biến hóa rất nhanh.Ví dụ: Tốc độ của đường bóng đập có thể đạt đến 28-30m/s, tốc độ của đường nhảy phát 30m/s…Thời gian thi đấu bóng chuyền không hạn chế, tốc độ thi đấu nhanh, hệ thống tính điểm trực tiếp, thông thường các trận đấu căng thẳng ở trình độ cao điểm cách biệt thắng thua chỉ tư 4-5 điểm, có hiệp có những điểm cuối đến 40:42. Như vậy để đáp ứng yêu cầu thi đấu, các VĐV bóng chuyền không đơn thuần là tổng hợp các động tác tấn công và phòng thủ, mà tập những hành động được hợp nhất vào một hệ thống linh hoạt duy nhất bởi mục đích chung. 1.3.1. Đặc điểm bóng chuyền hiện đạiBóng chuyền thế giới hiện nay đã có những biến đổi nhanh, từ năm 2000 đến nay, trình độ thi đấu các đội bóng trên thế giới ngày càng gần nhau. Thành công của bóng chuyền nữ Trung Quốc, Nga… Sự tiến bộ ổn định của các đội bóng khu vực châu Mỹ như, Mỹ, Braxin, Achentina… cho thấy bóng chuyền đỉnh cao thế giới phát triển theo xu hướng chung, các trường phái và khu vực không còn chênh lệnh nữa.Bóng chuyền là môn thể thao có kỹ chiến thuật đa dạng phức tạp, yêu cầu cao các yếu tố về thể lực, tâm lý… Theo giáo sư Ngô Trung Lượng [Trung Quốc]: bóng chuyền hiện nay đòi hỏi toàn diện với phương châm “nhanh - cao - biến hóa - linh hoạt”. Do vậy, muốn đạt đến đỉnh cao VĐV bóng chuyền phải có hình thái tố, các tố chất thể lực đáp ứng thi đấu là khả năng linh hoạt, tốc độ, sức bật và khéo léo.Nhìn chung, các VĐV Châu Âu có chiều cao đứng và chiều cao với tay tốt lại thêm năng lực sức bật tốt [Nga, CHLB Đức, Ư, Hà Lan…], các VĐV Mỹ la tinh điển hình là Cu Ba cả nam và nữ đều có sức bật tuyệt vời nên đã giành 7được các vị trí hàng đầu thế giới trong thời gian dài trong lịch sử BC các giải thế giới. Vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 các VĐV Châu Á, điển hình là VĐV nữ Trung Quốc, đã đuổi kịp các nước Châu Âu, Châu Mỹ khi tập trung phát triển theo hướng chiều cao đứng đồng thời tăng sức bật và năng lực linh hoạt.Tấn công ở tầm cao đa dạng và biến hóa, thể hiện bằng phương pháp tận dụng khả năng linh hoạt khéo léo trên cả chiều dài và chiều sâu của lưới. Ví dụ: Phát bóng: tận dụng ưu thế về chiều cao, sức bật tốt, kỹ thuật nhảy phát bóng dược hầu hết các VĐV châu Âu - Mỹ sử dụng rất nhanh nhằm nâng cao uy lực, tạo hiệu quả từng đường bóng tấn công đầu tiên. Hiện nay các đội bóng chuyền khu vực Châu Á cũng sử dụng nhiều kỹ thuật phát này, tuy nhiên do hạn chế về thể hình và sức mạnh, chưa đạt được hiệu quả.Chuyền bóng: Trên cơ sở là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tấn công và phản công của toàn đội, VĐV chuyền bóng giữ vai trò tổ chức, phát động, điều chỉnh nhịp độ trận đấu. Để tăng tốc độ trong các hoạt động phối hợp tấn công, tạo yếu tố bất ngờ, gây khó khăn cho phòng thủ đối phương.Đập bóng: Là kỹ thuật mang lại hiệu quả cao nhất trong thi đấu bóng chuyền. Hiện nay xu hướng tấn công mạnh, tầm cao của các VĐV tấn công có ưu thế về tố chất thân thể, năng lực sức mạnh tốt mang lại ưu thế cho các đội bóng châu Âu và Mỹ, các VĐV viên châu Á hiện nay nhu đội bóng chuyền nữ Trung Quốc cũng có nhiều VĐV rất cao. Chiếm lĩnh không gian trên lưới, áp đảo đối phương bằng các quả đập mạnh từ nhiều hướng trước lẫn sau, đã mang lại bóng chuyền một sức sống và hấp dẫn mới.Trên cơ sở tận dụng chiếm lĩnh không gian và thời gian, bóng chuyền hiện đại đã chuyển từ mô hình toàn diện sang xu hướng nhanh và biến hóa linh hoạt.Mục đích chiến thuật nhanh là để chủ động chiếm lĩnh không gian, thời gian tấn công xa, gần xuất chiều dài 9m dọc lưới và cả không gian bên ngoài 2 cọc giới hạn. Mô hình hệ thống chiến thuật không gian, thời gian biến hóa linh hoạt dựa trên cơ sở trình độ chuẩn bị hoàn hảo về kỹ - chiến thuật cá nhân, khả năng sáng tạo và điều khiển bóng chuẩn xác.8Tốc độ trước hết luôn sẵn sàng tốc độ: Tốc độ là một trong những nhân tố cấu thành thành tích thể thao, phát huy được tốc độ chính là giành được quyền chủ động trong thi đấu.Nắm vững và tinh thông – kỹ chiến thuật. Chiến thuật tấn công [tấn công nhanh, tấn công biên…] Chiến thuật phòng thủ [phòng thủ trên lưới và phòng thủ hàng sau]Kỹ thuật là cơ sở của chiến thuật, nhưng chiến thuật phải nhằm vận dụng và phát huy hiệu quả các động tác kỹ thuật. VĐV cấp cao cần có kỹ thuật toàn diện, điêu luyện và chuẩn xác để có thể thích ứng và đạt hiệu quả trong mọi tình huống thi đấu, hình thức chiến thuật. 1.4. Đặc trưng và xu thế phát triển bóng chuyền hiện đại1.4.1. Xu thế phát triển Bóng chuyền hiện đạiTừ khi Bóng chuyền 6 người đưa vào thi đấu Olympic [1964] đã nhanh chóng thêm một số loại hình khác như bóng chuyền bãi biển, bóng chuyền mềm, bóng chuyền cho người khuyết tật… Làm cho bóng chuyền trở nên hấp dẫn và là môn thể thao không thể thiếu được trên thế giới cũng như Việt nam…Bóng chuyền là môn đồng đội mang tính kỹ năng, kỹ xảo, thi đấu đối kháng không cùng sân, ngăn cách bởi lưới, thân thể không qua chạm trực tiếp. hoạt động thi đấu bóng chuyền theo hướng hiện đại là toàn diện - nhanh cao - chuẩn biến.Toàn diện trong hoạt động thi đấu bóng chuyền mỗi vận động viên và toàn đội phải nắm vững kỹ thuật cơ bản [chuyền, đệm , phát, chắn], vận dụng vào thi đấu một cách có hiệu quả, đồng thời mỗi cá nhân phải có kỹ thuật sở trường, độc chiêu, có năng lực vận dụng điêu luyện vào mọi tình huống thi đấu biến hóa đa dạng theo nhiệm vụ từng cá nhân [chuyền, libero, chủ công, phụ công, phát…]. Chỉ có như vậy, mới tăng được điểm và dành thắng lợi. Vì thế mỗi VĐV phải có trình độ cao về kỹ thuật, phát triển toàn diện về tố chất thể lực, trí lực, tâm lý, vận dụng kỹ thuật theo mục đích và chiến thuật cá nhân và tập thể để đạt được hiệu quả cao.9Cao: Là chỉ cao về chiều cao đứng, cao với tay, bật cao để khống chế nhiều hơn không gian trên lưới, tầm khống chế cao tạo điều kiện tấn công và phòng thủ.Nhanh: Chỉ năng lực phán đoán nhanh, động tác nhanh, di chuyển nhanh, chỉ điều khiển thần kinh với động tác tăng tốc và giảm tốc. Để thực hiện biến hóa động tác phù hợp thực tế thi đấu. Ngoài ra nhanh còn chỉ nhịp độ vận động nhanh, tốc độ trận đấu nhanh, khả năng điều khiển vận động nhanh của VĐV.Chuẩn: Chỉ năng lực thực hiện kỹ - chiến thuật, trình độ kỹ năng, kỹ xảo, năng lực phối hợp đồng đội ăn ý, điêu luyện, chính xác.Biến: Chỉ năng lực điều khiển linh hoạt kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng ứng phó biến đổi trong thi đấu. Biến thể hiện biến nhịp độ, biến điểm, biến tầm, biến phương, biến chiều, biến hình động tác, biến lực, biến trong phối hợp… Bóng chuyền phải vận động đến bóng, tiếp xúc bóng chuyển động với thời gian rất ngắn [theo luật], nếu để có tính nghệ thuật sáng tạo VĐV phải có năng lực linh hoạt cao biến đổi động tác nhất là ở trên không.1.4.2. Xu thế phát triển kỹ thuật Bóng chuyền hiện đạiKỹ thuật Bóng chuyền là tổng hợp của các động tác chuyên môn cần cho vận động viên thi đấu đạt hiệu quả cao, là phương tiện quan trọng thi đấu thể thao, giải quyết các nhiệm vụ chiến thuật cụ thể trong các tình huống thi đấu khác nhau. Để đạt được giải quyết hiệu quả các tình huống chớp nhoáng xảy ra trong thi đấu vận động viên phải nắm vững các kỹ thuật và sử dụng hiệu quả trong thi đấu. Điều đó chỉ trình độ kỹ thuật điêu luyện kỹ thuật của vận động viên.Trình độ điêu luyện kỹ thuật bóng chuyền hiện đại có các tính chất sau:Tính toàn diện: Nắm vững toàn diện các động tác kỹ thuật thuần thục và cả biến dạng của nó, để không bị mất điểm.Tính hiệu quả: Biểu hiện qua vận dụng kết quả cao động tác kỹ thuật trong điều kiện biến hóa cụ thể của thi đấu theo luật định .Tính ổn định: Thể hiện qua mức ổn định thực hiện kỹ thuật với động tác của các nhân tố bất lợi khác nhau đạt hiệu quả trong mọi điều kiện.10Tính hai mặt công thủ: Tức một hành động kỹ thuật dẫn đến hỏng mất điểm, mất phát hay được điểm, được phát, vì thế cần tính toàn diện, tính hiệu quả và tính ổn định.Trình độ điêu luyện kỹ thuật viên giữ vai trò chủ yếu trong quyết định phương án chiến thuật bảo đảm thành tích thi đấu chung của đội.1.4.2.1. Đặc điểm chiến thuật Bóng chuyền hiện đạiThi đấu Bóng chuyền là loại hình không va chạm trực tiếp do ngăn cách lưới của hai đội với số lần va chạm bóng hạn chế của một đội đưa bóng sang sân đối phương cũng như số lần chạm bóng của một VĐV tính theo sự liên tục. Để biến hóa được lối đánh, phải có các hình thức phối hợp khác nhau trước khi đưa bóng qua. Để đạt được yêu cầu giành thắng lợi đó thì phải đi vào chiến thuật một cách hiệu quả theo trình độ thực của từng đội.Chiến thuật là mục tiêu xuyên suốt, giữ vai trò chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của VĐV trong đội. Về thực chất chiến thuật là sự tổng hợp toàn bộ trình độ thể hiện năng lực của VĐV và tập thể trong thi đấu đối kháng.Hiện nay trình độ thể lực của VĐV và sự hoàn thiện kỹ thuật ngày càng cao, nên tạo cơ sở vững cho thực hiện chiến thuật nhanh – biến hóa rõ rệt. Việc hoàn thành chiến thuật xét cả về trình độ kỹ thuật, đặc điểm kỹ thuật, thể lực, ý thức chiến thuật tâm lý để đưa ra chiến thuật phù hợp làm cho đối phương bất ngờ. Trong thi đấu cá nhân phải vận dụng kỹ thuật linh hoạt [như đập biến đường, đập biến điểm, biến lực, biến tốc…]. Phải phối hợp nhuần nhuyễn hoàn thiện đạt mức nghệ thuật trong thi đấu.Đó chính là xu hướng chủ đạo của Bóng chuyền hiện đại.Tư tưởng chiến thuật của các nước mạnh trên thế giới chỉ rõ, khi thực hiện đúng tư tưởng chỉ đạo chiến thuật sẽ tạo thế và lực trong lối đánh của từng nước: Như Liên Xô nêu cao đập mạnh, CHDC Đức nêu siêu cao đập mạnh, Tiệp khéo léo mạnh, Cuba khéo léo – cao – mạnh, Trung Quốc là trên cơ sở kỹ thuật toàn diện phát triển theo hướng công thủ toàn diện – nhanh – biến.111.5. Kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt Khái niệm: Là kĩ thuật sử dụng cẳng tay, bàn tay dể chuyền bóng đi, diện tiếp xúc giữa tay với bóng rộng nhưng điểm tiếp xúc lại ít hơn chuyền bóng cao tay, do đó hạn chế được phạm lỗi kĩ thuật như dính bóng, hai tiếng Đệm bóng là kỹ thuật phòng thủ dùng chủ yếu để đỡ phát bóng, đỡ đập bóng và cứu bóng.1.5.1. Cơ sở hoạt động của đệm bóng thấp tay trước mặtLà kỹ thuật dùng khi thực hiện bóng đi và hướng bóng đến ở phía trước mặt, gần như cùng quỹ đạo chuyển động nhưng ngược chiều. 1.5.2. Tầm quan trọng của đệm bóng thấp tay trước mặtĐỡ được những đường bóng nhanh, mạnh, thấp và khó khi đối phương tấn công sang. Phạm vi khống chế rộng, đỡ được những đường bóng ở xa thân người.1.6. Phân tích kỹ thuật Kỹ thuật đệm bóng thấp tay bằng hai tay trước mặtKhi người tập xác định chính xác được điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp thì hai tay đưa ra đỡ bóng, hai tay duỗi thẳng, hai bàn đặt chéo lên nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song kề nhau Người đứng ở tư thế trung bình thấp, hai chân rộng bằng hoặc hơn vai hoặc chân trước chân sau, hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, mắt quan sát bóng, thân hơi gập.1.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đệm bóng thấp tay trước mặt• Do thể lực chung yếu, phản xạ chậm .• Chưa nắm được kỹ thuật cơ bản.• Động tác di chuyển đón đỡ bóng yếu.• Chưa có khả năng phán đoán bóng chính xác.• Góc độ, hình tay đỡ bóng không hợp lý.• Phối hợp cảm giác dùng sức kém.• Do kỹ thuật động tác chưa hoàn chỉnh.• Yếu tố tâm lý không ổn định.• Cảm giác không gian kém, chưa xác định được vị trí điểm rơi.121.6.2. Phương pháp tập luyện và những sai lầm thường mắc1.6.2.1. Phương pháp tập luyệnHoạt động của các môn thể thao có tính chu kỳ nói chung, việc tiếp thu kỹ thuật được lặp đi, lặp lại nhiều lần vì việc tiếp thu kỹ thuật tương đối đơn giản. Nhưng kỹ thuật của môn bóng chuyền là một hoạt động không có chu kỳ, luôn luôn thay đổi theo tình huống. Kỹ thuật xem ra có vẻ đơn giản nhưng không thể thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật ngay từ những lần tập đầu tiên.Thông thường là phụ thuộc vào khả năng tích lũy năng kinh nghiệm, sử dụng phối hợp vận động, do đó trên cơ sở lý luận chung, dựa vào phương pháp tập luyện. Thường sử dụng các phương pháp sau:Phương pháp thuyết trình: Dùng lời nói phân tích kỹ thuật. Phương pháp trực quan: Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát trực tiếp hoặc cho học sinh xem băng hình kỹ thuật.Phương pháp phân chia [phân đoạn].Phương pháp giúp đỡ, sửa chữa trực tiếp.Các phương pháp này luôn được vận dụng cùng một lúc như phương pháp sử dụng lời nói [thuyết trình] với phương pháp phân chia các khâu cơ bản của kỹ thuật.Trong quá trình luyện tập muốn đạt được trình độ kỹ thuật cao, người tập phải tuân thủ các nguyên tắc tập luyện: Trước hết trong quá trình luyện tập phải tự giác, tích cực, có lòng ham mê, có nghị lực và ý chí cao của bản thân. Tự giác, tích cực trong học tập rèn luyện giúp người học chủ động, nghiên cứu kỹ thuật kỹ càng trong khi học và sau khi học để áp dụng vào thực tế cho thành thạo.Luyện tập phải thường xuyên có hệ thống, phải tập theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tránh tình trạng chạy theo động tác mới cao hơn khi chưa hoàn thiện động tác cơ bản, đơn giản. Việc nắm vững kỹ thuật cơ bản giúp cho người tập nâng cao được hiệu quả cao trong thi đấu, đồng thời tạo điều kiện vững chắc cho việc đi sâu vào kỹ thuật phức tạp hơn, tạo tự tin cho sự sáng tạo chiến thuật trong thi đấu. Việc củng cố, nâng cao luyện tập các bài tập kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, ở giai đoạn đầu luyện tập dễ mắc những sai lầm và có nhiều động tác thừa không chuẩn xác kỹ thuật. Chính vì vậy 13mà khi tập luyện, giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền ở giai đoạn đầu giáo viên, huấn luyện viên cần sử dụng nhiều phương pháp, sáng tạo, tận tình giúp học sinh khắc phục những sai lầm mắc phải trong khi thực hiện động tác.1.6.2.2. Những sai lầm thường mắc khi đệm bóng thấp tay trước mặt và phương pháp sửa chữa. - Do thể lực chung còn yếu, phản xạ phối hợp vận động chậmBiểu hiện thứ nhất là: Việc nắm vững kỹ thuật động tác và hoạt động chiến thuật phụ thuộc vào trình độ các tố chất và thể lực của người tập.Thứ hai là: Tác động của bản thân các phương tiện tập luyện bóng chuyền tới sự phát triển thể lực toàn diện và trạng thái chức năng cơ thể lại phụ thuộc nhiều vào trình độ nắm vững kỹ thuật động tác.Thứ ba là: Vai trò của tập luyện cho học sinh, vận động viên bóng chuyền là hết sức quan trọng trong thi đấu.Xu hướng chính cho tập luyện, huấn luyện thể lực của người tập bóng chuyền trong giai đoạn đầu là tác động để phát triển trình độ thể lực toàn diện nắm vững nhanh kỹ thuật thi đấu hợp lý, đảm bảo việc duy trì lượng vận động cho người tập ở mức độ tối ưu, tạo điều kiện hoàn thiện nâng cao kỹ - chiến thuật trong giai đoạn tiếp theo.- Động tác phối hợp di chuyển thực hiện đón đỡ bóng trong chuyền bóng thấp tay yếuTrong quá trình tập luyện hay thi đấu việc xác định động tác phối hợp di chuyển đón bóng là yếu tố quan trọng. Do vậy có được động tác di chuyển phù hợp để đón đỡ bóng hợp lý cần phải được xác định đúng nguyên nhân dẫn đến sai lầm hạn chế đó là:• Cảm giác không gian về bóng kém.• Chưa xác định đúng vị trí điểm rơi của bóng.• Động tác phối hợp, di chuyển chưa nhịp nhàng.- Chưa có khả năng phán đoán bóng đến chính xácTrong khi đánh bóng: việc xác định hướng bóng, đường bóng đến là hết sức quan trọng. Nếu phán đoán tốc độ bay của bóng đến mình hạn chế thì không 14có khả năng thực hiện kỹ thuật chuyền bóng chính xác được. Nguyên nhân xảy ra hạn chế đó là:• Không xác định rõ tính năng của đường bóng đi.• Chưa có khả năng định hình trong không gian.• Ít nhạy cảm với kỹ thuật.- Góc độ và hình tay đón đỡ, chuyền bóng đi không hợp lýDo khả năng phán đoán tính năng đường bóng trong không gian chưa tốt nên ảnh hưởng đến độ chuẩn xác khi tiếp xúc với bóng. Nguyên nhân đó là:• Động tác di chuyển đến vị trí chuyền bóng thích hợp để tiếp xúc bóng không chính xác, sớm quá hoặc muộn quá.• Chưa nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật, khái niệm động tác còn sai.- Do kỹ thuật động tác chưa hoàn thiệnBất kỳ một VĐV thể thao nào nếu kỹ thuật động tác chưa đạt tới mức hoàn thiện thì hiệu quả thi đấu không thể đạt kết quả cao. Vì vậy, việc nắm vững và hoàn thiện kỹ thuật là điều thiết yếu.• Cần nắm vững then chốt kỹ thuật động tác.• Thực hiện kỹ thuật phải hợp lý, điêu luyện phù hợp với trình độ của VĐV.Trong quá trình giảng dạy việc truyền đạt kỹ thuật là yếu tố quan trọng giữa giáo viên với học sinh. Khả năng hoàn thiện kỹ thuật còn phụ thuộc vào thời gian giảng dạy và trình độ tiếp thu của học sinh. Song song với các yếu tố trên còn phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân, giới tính. Theo chương trình giảng dạy môn bóng chuyền cho học sinh trung học phổ thông, học sinh mới học ở giai đoạn đầu nên nắm vững và hoàn thiện các kỹ thuật động tác tốt nhất.1.7. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi 15 – 18 về mặt sinh học, xã hộiYếu tố sinh học Từ 15, 16, 17 đến 18 tuổi là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con người đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh, tuy nhiên sự phát triển này còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Giai đoạn này bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý.15 Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao đã chậm lại, các em gái đạt được sự tăng trưởng của mình trung bình vào khoảng tuổi 16, 17 [± 13 tháng], các em trai khoảng tuổi 17, 18 [± 10 tháng]. Điều này giúp hình thành một cơ thể cân đối, đẹp, khỏe của thanh niên. Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, cân nặng của thanh niên 16, 17 tuổi có thể gấp đôi cân thiếu niên. Các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, dự dẻo dai được tăng cường. Cơ bắp, sức lực phát triển mạnh dễ đạt những thành tích trong thể thao.Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những cấu trúc như trong cấu trúc tế bào não của người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ đại não lại. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoá hoạt động phân tích, tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập. Đây là thời kỳ trưởng thành về giới tính. Đa số các em đã vượt qua thời kỳ phát dục, những khủng hoảng tuổi dậy thì chấm dứt để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn, xét cả trên các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác của cơ thể về thể chất.Nguyên nhân của những thay đổi về sinh lý học trên chính là hoạt động của các nội tiết tố, đặc biệt là vai trò của nội tiết tố sinh trưởng và nội tiết tố giới tính. Nội tiết tố sinh trưởng được sản xuất và duy trì từ lúc con người sinh ra cho đến lúc chết. Mức sản xuất nội tiết tố này tăng trưởng đột ngột vào lúc tuổi dậy thì bắt đầu và duy trì ở mức độ ổn định khi cơ thể đã đạt được sự tăng trưởng của xương, tất cả các cơ quan và hệ thống khác làm cơ thể phát triển hài hoà. Song tuổi thanh niên, việc sản xuất nội tiết tố sẽ giảm xuống mức duy trì và sửa chữa các tế bào, các mô và các cơ quan, hoàn thiện cơ thể. Nội tiết tố giới tính có nhiệm vụ tạo vóc dáng của cơ thể cho phù hợp với sự phát triển sinh dục và sinh sản của một người đàn ông hay phụ nữ. Các nội tiết tố này, đã bị ngừng sản xuất sau khi thai nhi đã phát triển trong tử cung, được tái sản xuất vào lúc bắt đầu tuổi dậy thì. Theo mệnh lệnh của vùng dưới 16đồi, FSH [hormon của tuyến yên tác động nên noãn bào của buồng trứng] và LH [hormon tạo thể vàng] được sản sinh, kích thích các cơ quan sinh sản ra các nội tiết tố tại chỗ của riêng chúng: các tinh hoàn sản sinh các testosteron và buồng trứng sản sinh ra ostrogen và progesteron. Các nội tiết tố nam và nữ tác động đến sự phát triển của các đặc điểm giới tính bẩm sinh, và các đặc điểm giới tính thứ phát, tức là tạo ra tất cả những khác biệt về thể chất giữa cơ thể nam và nữ. Yếu tố xã hội Hoạt động ngày càng phong phú và phức tạp nên vai trò những hứng thú xã hội của lứa tuổi này không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng, ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông xuất hiện ngày càng nhiều vai trò của người lớn và các em thực hiện các vai trò đó ngày càng có tính độc lập và tinh thần tránh nhiệm hơn. Thanh niên chiếm vị trí trung gian giữa trẻ em và người lớn. Các em không phải là những trẻ em nữa nhưng cũng chưa phải là người lớn, các em đang trở thành những người lớn. Vai trò xã hội thay đổi cơ bản: ở gia đình, thanh niên đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em một số vấn đề trong gia đình. Và các em cũng biết quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt trong gia đình. Vai trò độc lập và mức độ trách nhiệm đối với gia đình ngày càng rõ rệt. Họ là anh chị lớn trong gia đình, tham gia lao động, có ý thức với việc chọn nghề nghiệp tương lai. Nhiều em đã làm ra của cải vật chất, có vai trò khá quyết định đối với một số việc trong gia đình. Từ 14 tuổi, các em đủ tuổi tham gia vào Đoàn thanh niên cộng sản, trong tổ chức Đoàn, các em có thể tham gia các công tác xã hội một cách độc lập hơn và có trách nhiệm hơn. Đến 18 tuổi, các em có quyền bầu cử, có chứng minh thư, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động với xã hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của mình. Tất cả các em đều đứng trước suy nghĩ về việc chọn ngành nghề. Đây là giai đoạn lứa tuổi mà con người có những điều kiện thể chất thuận 17lợi để hoàn thiện vẻ đẹp hình thể của mình, tạo điều kiện cho hoạt động học tập, lao động, thể thao, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ. Thanh niên mới lớn có hình dáng người lớn, nhưng chưa phải là người lớn. Thanh niên học sinh còn phụ thuộc vào người lớn, người lớn còn giữ vai trò quyết định nội dung và xu hướng chính của hoạt động của các em. Cả người lớn và thanh niên hoạt động đều thấy rằng, các vai trò mà các em thực hiện khác về chất so với vai trò của người lớn. Các em vẫn đến trường học tập dưới sự lãnh đạo của người lớn, vẫn phụ thuộc bố mẹ về vật chất. Cả trong nhà trường và ngoài xã hội, thái độ của người lớn thường thể hiện tính chất hai mặt: một mặt nhắc nhở các em rằng chúng đã lớn, đòi hỏi ở chúng tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý. Mặt khác lại đòi hỏi chúng phải thích ứng, nghe lời bố mẹ, giáo viên. Vị trí này của thanh niên có tính chất không xác định. Nguyên nhân là do hoạt động lao động ngày càng đòi hỏi sự phức tạp và những kỹ thuật tinh vi, thời gian đào tạo kéo dài đáng kể, thường dẫn đến tình trạng kéo dài giai đoạn trưởng thành, nên vai trò của thanh niên còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Bởi vậy tính không xác định về vị trí xã hội của thanh niên thường diễn ra: trong hoàn cảnh, điều kiện này các em được coi là người lớn, nhưng trang hoàn cảnh, thời điểm khác, các em lại bị coi là trẻ em. Tính chất đó và những yêu cầu đề ra cho các em được phản ánh độc đáo vào tâm lý các em. Vị trí “không xác định” của thanh niên là một tất yếu khách quan. Người lớn phải tìm cách tạo điều kiện cho việc xây dựng một phương thức sống mới phù hợp với mức độ phát triển chung của thanh niên và khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong tập thể các em. Bên cạnh đó, đặc điểm hoạt động giao tiếp có nhiều biến đổi, mở rộng phát triển các mối quan hệ cả về chất lượng và số lượng, vị trí của thanh niên trong các mối quan hệ thay đổi ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn xã hội thay đổi về chất, được xã hội thừa nhận một cách chính thức đã làm tăng cường các hoạt động xã hội, chi phối quyết định sự phát triển của thanh niên về mọi mặt. Theo Erik Erikxơn, đây là 18giai đoạn người thanh niên trẻ đang hình thành, tìm kiếm cái bản sắc riêng có mục đích xã hội của mình.1.8. Hệ cơ và cơ chế co cơ1.8.1. Hệ cơCơ của con người không phải là một bó các sợi đồng nhất mà ngược lại chúng có các sợi cơ co nhanh, cơ co chậm và cơ trung gian. Các sợi cơ hoạt động cần có oxy để sản sinh năng lượng gọi là loại I, cơ này có tính chất ưa khí, màu đỏ hay cơ co chậm [ST]. Các sợi cơ nhanh có khả năng sinh ra lực tối đa trong thời gian ngắn, được chia làm 2 loại là IIa và IIb , cơ này có tính chất yếm khí, màu trắng hay cơ co nhanh [FT]. Ở VĐV bóng chuyền thường có tỷ lệ FT cao hơn nhưng cũng mau mệt hơn [7;92-94].Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy: tay có tỷ lệ sợi cơ nhanh nhiều hơn chân: cơ nhị đầu có 55% FT và cơ tam đầu có 60% FT; bắp chân chỉ có khoảng 24% Ft [Fox et al, 1989]. Ở các môn công suất – tốc độ như bóng chuyền, chạy cự ly ngắn, tỷ lệ FT chiếm khoảng 60-70%. Tập luyện có thể phát triển đáng kể năng lực SMTĐ và SM tối đa [Costill et al…]. 1.8.2. Cơ chế co cơKhi không có xung động thần kinh, sợi cơ nằm ở trạng thái tĩnh hay còn gọi là thả lỏng. Trong trạng thái này các cầu nối ngang của sợi myosin không gắn được vào sợi actin, vì trên sợi actin có các phân tử tropomiosin và troposin. Các phân tử này ngăn cản phản ứng gắn các cầu nối ngang và ức chế men myosin ATPaza [men phân giải ATP để cung cấp năng lượng]. Khi có một luồng xung động thần kinh đến sẽ gây nên điện thế động lan tỏa theo bề mặt và vào bên trong sợi cơ, gây ra những biến đổi hóa học, phát động quá trình co cơ như sau:- Sự lan tỏa điện thế động vào trong cơ làm thay đổi tính thấm của màng các bể chứa ở lưới cơ tương. Sự thay đổi tính thấm đó làm cho các ion canxi nằm rất nhiều trong bể chứa nhanh chóng đi ra ngoài vào giữa các tơ cơ. Các ion canxi tự do được giải phóng sẽ bị hút bởi troponin rồi kết hợp với tropomiosin ở 19sợi actin, giải phóng vị trí để các cầu nối ngang của sợi myosin có thể gắn vào sợi actin.- Các cầu nối ngang của sợi myosin di chuyển về phía phân tử actin và gắn vào điểm nối của chúng. Khi gắn vào được sợi actin, các cầu nối ngang nằm ở vị trí chéo có thể thực hiện một lực kéo dọc làm cho các sợi actin trược dọc theo sợi myosin. Các sợi actin lúc đó sẽ chui vào khoảng giữa các sợi myosin, di chuyển về phía tâm của ô cơ. Cùng lúc đó ion canxi tự do cũng kết hợp với phân tử troponin và như vậy giải phóng hoạt tính men myosin ATPaza. Nó sẽ phân hủy ATP ở đầu myosin để cung cấp năng lượng cho các cầu nối ngang kéo sợi actin.- Sau khi kéo, cầu nối ngang ở điểm tiếp xúc với sợi actin lại đứt ra. Phân tử ATP mới sẽ được tái tổng hợp ở cầu nối ngang của myosin.- Quá trình co cơ như vậy làm cho ô cơ có một số thay đổi. Đĩa I bị thu hẹp dần và mất hẳn. Khoảng hở tâm ô cơ cũng bị mất dần. Các sợi actin từ 2 phía ô cơ tiến lại gần nhau về phía tâm ô cơ. Khi cơ co nhiều, các sợi actin này có thể lồng vào nhau. Khi co, các sợi actin và myosin không ngắn lại mà chúng chỉ trượt lên nhau. Tuy nhiên chiều dài của toàn bộ ô cơ ngắn lại rõ rệt, điều đó làm cho sợi cơ ngắn lại. Lực co cơ sẽ truyền qua màng cơ và từ đó đến gân cơ.- Khi nào trong các tơ cơ còn có ion canxi thì chu kỳ trên còn tiếp tục lặp lại. Cầu nối ngang sẽ lại gắn vào một điểm mới trên sợi actin. Phân tử ATP mới lại phân hủy để cung cấp năng lượng cho các cầu nối ngang kéo sợi actin. Các chu kỳ này chỉ kết thúc khi ion canxi quay trở về bể chứa, hoặc khi ATP cung cấp năng lượng cho các cầu nối ngang được tổng hợp không đủ.- Khi ion canxi mất đi, troposin ở sợi actin được giải phóng và tiếp tục ức chế men myosin ATPaza làm cho ATP không bị phân hủy và không cung cấp được năng lượng. Sự kết hợp giữa cầu nối ngang của sợi actin bị ngăn cản, cơ duỗi ra, trở về trạng thái yên tĩnh.- Lực do sợi cơ sinh ra phụ thuộc vào số lượng các cầu nối ngang được hình thành, còn tốc độ co thì phụ thuộc vào tốc độ hình thành cầu nối ngang. Khi tốc độ co cơ tăng lên, số lượng các cầu nối ngang gắn và cơ sẽ giảm xuống, vì vậy lực cơ co sẽ giảm khi tốc độ co cơ tăng lên. Phân loại hoạt động cơ bắp:20- Hoạt động co hướng tâm [Concentric] xảy ra khi tổng lực các cầu nối của cơ được tăng lên đến mức đủ để vượt qua ngoại lực.- Hoạt động đẳng trường [Isometric] xảy ra khi tổng lực các cầu nối của cơ bằng ngoại lực, nên chiều dài cơ duy trì không đổi.- Hoạt động co ly tâm [Eccentric] xảy ra khi tổng lực các cầu nối của cơ nhỏ.Hình 1: Lý thuyết trượt của sợi nguyên cơ21CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Mục đích nghiên cứu.Mục đích của đề tài là trên cơ sở các kết quả nghiên cứu sự phát triển kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt, xây dựng các hệ thống bài tập và tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh Trường trung học phổ thông Krông Bông.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài giải quyêt những nhiệm vụ sau:Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt cho nam học sinh lớp 11a1, 11a2.Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt.2.3. Phương pháp nghiên cứu.Để giải quyết các nhiệm vụ trên chúng tôi dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau và được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu:2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan còn là cơ sở để giúp tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu. Trong đề tài tôi đã tiến hành tham khảo tài liệu bao gồm các văn kiện của Đảng và nhà nước về TDTT, các chỉ thị, thông tư, các chế độ chính sách đối với TDTT, các hồ sơ lưu trữ về TDTT, một số luận văn cao học.2.3.2. Phương pháp phỏng vấn.2.3.2.1. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi. Phương pháp này được sử dụng trong quá trình điều tra thực trạng, phỏng vấn các chuyên gia, các HLV và giáo viên bóng chuyền để tìm hiểu thêm cơ sở thực tiễn và vấn đề như: Tầm quan trọng của sức mạnh - tốc độ.Phỏng vấn hai lần cùng trên đối tượng, tìm sự thống nhất ý kiến ở hai thời điểm khác nhau về cùng một vấn đề.222.3.4. Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để quan sát đối với các đối tượng trong tự nhiên và xã hội.Để khắc phục việc học sinh thường chỉ sử dụng thị giác để quan sát, cần hướng dẫn các em huy động tối đa tất cả các giác quan để quan sát [trong trường hợp cụ thể]. Như vậy học sinh mới nhớ động tác và có hình dung được động tác quan sát.Dùng phương pháp này để lấy những bài tập thử nghiệm để đánh giá thực trạng tố chất sức mạnh của lớp.2.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.Sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng của bài tập để kiểm tra đánh giá được kỹ thuật động tác, đồng thời đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các bài tập vào thực tiễn góp phần tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả tập luyện của học sinh.Nhóm bài tập phát triển kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt1. Thực hiện kỹ thuật không bóng.2. Tập phán đoán đường bóng và di chuyển đỡ bóng chuyền thấp tay.3. Đệm bóng vào tường.4. Tập đỡ phát bóng qua lưới.5.Tự đệm bóng nhiều lần.6. Tập đỡ gõ bóng nhẹ, mạnh.7.Tập góc độ ra tay thích hợp.Nhóm bài tập phát triển thể lực chung cho môn bóng chuyền.8. Chạy 20 m XPC [s].9. Bật cao tại chỗ [s].2.3.6. Phương pháp toán học thống kê.Tôi sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các công thức sau:23Công thức tính số trung bình quan sát [ ]:xi: Số đo của từng cá thể.n: Tổng số cá thể.Công thức tính phương sai [S2]: với n < 30Công thức tính độ lệch chuẩn: Công thức tính so sánh 2 giá trị trung bình [t]Công thức so sánh 2 tần số quan sát [X2]X2 = Trong đó: Qi - tần số quan sátLi - tần số lý thuyết- Công thức tính nhịp tăng trưởng [W]W = [%]Trong đó: V1 - Kết quả đo lần trước TNV2 - Kết quả Chúng tôi sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các công thức sau:Công thức tính số trung bình quan sát [ ]:242.3.7: Kế hoạch thực hiện.TTTNội DungThời GianĐịa ĐiểmNgười Thực HiệnBắt Đầu Kết Thúc1Chọn đề tài 20/10/2014 25/10/2014Trường THPT Krông BôngPhạm Thế Sơn2Xây dựng đề cương 01/11/2014 20/01/20153Tổng hợp tài liệu 22/01/2015 10/02/20154Viết tổng quan đề tài20/02/2015 10/03/20155 Lấy số liệu lần 1 02/03/20156Lấy số liệu lần 2 30/03/20157Sử lý số liệu 13/04/20158Viết đề tài 14/04/2015 20/04/20159Hoàn thành đề tài và nộp đề tài22/04/2015 05/05/201525

Video liên quan

Chủ Đề