Bài tập gọi tên hợp chất hữu cơ hóa 11 năm 2024

Với Dạng bài tập gọi tên hợp chất hữu cơ Hoá học lớp 11 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập gọi tên hợp chất hữu cơ từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

Bước 1: Chọn mạch cacbon chính. Đó là mạch cacbon dài nhất hoặc ít cacbon nhưng chứa nối đôi, nối ba, nhóm thế, nhóm chức, …

Bước 2: Đánh số thứ tự các nguyên tử cacbon trong mạch chính xuất phát từ phía gần nhóm chức, nối đôi, nối ba, nhóm thế, mạch nhánh.

Quy tắc đánh số, theo thứ tự sau:

+] Nhóm chức → nối đôi → nối ba → mạch nhánh

+] Đối với hợp chất tạp chức thì ưu tiên lần lượt:

Axit → andehit → rượu

Bước 3: Xác định nhóm thế và vị trí của chúng trên mạch cacbon chính.

Bước 4: Gọi tên

+] Trước tiên gọi tên các nhóm thế và vị trí của chúng trên mạch cacbon chính, cuối cùng gọi tên hợp chất ứng với mạch cacbon chính.

Chú ý: Mạch cacbon phải liên tục, không có nguyên tố khác chen vào giữa, ví dụ: CH3-CH2-O-CH[CH3]2 có 2 mạch cacbon, đều là mạch thẳng.

+] Nếu có nhiều nhóm thế giống nhau thì gộp chúng lại và thêm từ đi [2], tri [3], tetra [4], penta [5], …

+] Theo qui ước: con số chỉ vị trí nhóm thế đặt trước tên gọi của nó, con số chỉ vị trí nối đôi, nối ba, nhóm chức [ở mạch cacbon chính] đặt ở phía sau.

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

DANH PHÁP HỢP CHẤT HỮU CƠ

  1. Danh pháp hợp chất hữu cơ
  1. Tên thông thường: thường đặt theo nguồn gốc tìm ra chúng đôi khi có phần đuôi để chỉ rõ hợp chất

loại nào.

  1. Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC
  1. Tên gốc – chức: gồm Tên phần gốc_Tên phần định chức.

VD: C2H5 – Cl: Etyl clorua; C2H5 – O – CH3: Etyl metyl ete

Iso và neo viết liền, sec- và tert- có dấu gạch nối “-”

  1. Tên thay thế: Tên thay thế được viết liền, không viết cách như tên gốc chức, phân làm ba phần như sau:

Tên phần thế [có thể không có] + Tên mạch cacbon chính+[bắt buộc phải có] + Tên phần định chức [bắt

buộc phải có]

VD: H3C – CH3: et+an [etan]; C2H5 – Cl: clo+et+an [cloetan];

CH3 – CH=CH – CH3: but-2-en; CH3 – CH[OH] – CH \= CH2: but-3-en-2-ol

Chú ý: Thứ tự ưu tiên trong mạch như sau:

-COOH>-CHO>-OH>-NH2\>-C=C>-C≡CH>nhóm thế

VD: OHC-CHO: etanđial; HC≡C-CH2-CH2-C[CH=CH2]=CH-CHO: 3-vinylhept-2-en-6-inal

OHC-C≡C-CH2-CH2-C[CH=CH2]=CH-CHO: 3-vinyloct-2-en-6-inđial

  1. Tên số đếm và tên mạch cacbon chính:

SỐ ĐẾM MẠCH CACBON CHÍNH

1 Mono Met

2 Đi Et

3 Tri Prop

4 Tetra But

5 Penta Pent

6 Hexa Hex

7 Hepta Hept

8 Octa Oct

9 Nona Non

10 Đeca Đec

Chủ Đề