Bài tập đọc Con Rồng cháu Tiên lớp 5

Các câu hỏi tương tự

Đọc truyện Con Rồng cháu Tiên [sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 27]

a] Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào ?

b] Đánh dấu x vào ô vuông trước những từ bắt đầu bằng tiếng đồng [có nghĩa là “cùng”], ví dụ đồng hương [cùng quê], đồng lòng [cùng một ý chí].

c] Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được :

                       Con Rồng cháu Tiên

        Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khỏe vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ích lâu, Lạc Long Quân bảo vợ :

         - Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau nhau, đừng quên lời hẹn.

        Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.

                           Theo Nguyễn Đổng Chi

a] Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào?

b] Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng [có nghĩa là " cùng"]

M:- đồng hương [ người cùng quê]

     -đồng lòng [cùng một ý chí]

c] Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.

Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khỏe vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ:             - Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.             Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.

a. Bài văn trên có mấy câu ghép ?

b. Đặt 1 câu ghép có hai vế câu nói về nội dung có liên quan đến bài văn trên 

                                 Con Rồng cháu Tiên 
   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn, ở.

   Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quên gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

   Lạc Long Quân vốn quen ở dưới nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Lạc Long Quân nói : 

   - Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, khó mà ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

     Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay lên đường.

     Cúng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên .


Câu Hỏi

1.Truyện Con Rồng cháu Tiên kể về ai và về thời đại nào ?2. Nêu những sự khác thường có trong truyện

3. Việc người Việt ta tưởng tượng tổ tiên mình là thần tiên, mình sinh ra từ cùng một bọc trứng của mẹ Âu Cơ nói lên điều gì ?

Đọc mẩu chuyện vui dưới đây và trả lời câu hỏi: [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 133].

ĐỌC BIÊN BẢN VỀ VIỆC MÈO VẰN ĂN HỐI LỘ CỦA NHÀ CHUỘT [Tiếng Việt 5, tập một, trang 161 - 162], trả lời câu hỏi : Nội dung và cách trình bày biên bản ở đây có những điểm gì giống và khác với biên bản cuộc họp [Tiếng Việt 5, tập một trang 140 -141] ?

Đọc bài văn và trả lời câu hỏi [Tiếng Việt 5, tập 1, trang 59]:

a] Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì đối với con người?

b] Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?

Đọc Biên bản đại hội chi đội [Tiếng Việt 5, tập một, trang 140 -141], trả lời vắn tắt các câu hỏi sau

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện Con Rồng cháu Tiên và Bánh chưng, bánh giây. Kể được hai truyện này. Năm được định nghĩa về từ và Ôn lại các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở bậc Tiểu học. Hiểu được thế nào là mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản.VẢN BẢNCON RÔNG CHÁU TIÊN [Truyền thuyết [*]Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hổ Tĩnh, Mộc Tinh”] – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thuỷ cung'[?] với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông”, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô[*] khoẻ mạnh như thần.Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thuỷ cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở: – Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con ? Lạc Long Quân nói: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quánē] khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường,Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô6] ở đất Phong Châu [7], đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mịnương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấyhiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng =khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.[Theo Nguyễn Đổng Chi]Chú thích[*] Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Trong năm truyền thuyết ở sách này, bốn truyện đầu là những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Những truyền thuyết này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng. Truyện thứ năm – Sự tích Hồ Gươm – là truyền thuyết về thời Hậu Lê. So với những truyền thuyết về thời kì đầu dựng nước, những truyền thuyết về thời sau ít yếu tố hoang đường hơn và theo sát lịch sử hơn. Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Nhiều truyền thuyết, đặc biệt truyền thuyết về thời các vua Hùng, là những thần thoại đã được lịch sử hoá. [1] Ngư Tỉnh: con cá sống lâu năm thành yêu quái, Hồ Tinh: con cáo sống lâu năm thành yêu quái; Mộc Tinh: cây sống lâu năm thành yêu quái [ngư: cái; tinh : yêu quái, như trong “cáo thành tinh” hoặc thần linh, như trong truyện Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh]. [2] Thuỷ cung: cung điện dưới nước [thuỷ: nước, cung: nơi ở của vua hoặc toà nhà, công trình kiến trúc lớn]. [3] Thần Nông: nhân vật trong thần thoại và truyền thuyết đã dạy loài người trồng trọt và cày cấy. [4] Khôi ngô:[vẻ mặt] sáng sủa, thông minh. [5] Tập quán: thói quen của một cộng đồng [địa phương, dân tộc, v.v…] hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.[6] Đóng đô: lập kinh đô. [7] Phong Châu : tên gọi một vùng đất cổ, nay chủ yếu thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ, mà Việt Trì và Bạch Hạc là trung tâm.ĐOC-HIÊU VẢN BÁN 1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. 2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì ? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai ? 3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo ? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện. 4. Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa đó.Ghi nhớ • Định nghĩa truyền thuyết [như chú thích [x] trang 7]. • Truyện Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo [như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng, v.v…] nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất Cộng đồng của người Việt.LUYÊN TÂP 1”. Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên ? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì ? 2. Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên. ĐQC THÊM – Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng bao]. [a]. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, tức là ngày tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.8Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. [Ca dao] Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Để ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ[Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng]VẢN BẢNBÁNH CHUNG, BÁNH GIÂY [Truyền thuyết] [Tự học có hướng dẫn]Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:- Tổ tiên”] ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân” nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm” Tiên νuong “] ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám°].9

Video liên quan

Chủ Đề