Bài phát thanh truyền thông giáo dục sức khỏe

Truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng Phát thanh Truyền hình Cà Mau

Thông qua các hình thức đưa tin, bài, phóng sự, tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình, báo in, báo mạng điện tử và mạng xã hội đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và tin tưởng sử dụng các dịch vụ y tế, chủ động tham gia cùng ngành Y tế trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại gia đình và cộng đồng.

Thế mạnh của Phát thanh – Truyền hình

Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng Phát thanh – Truyền hình giúp người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau tiếp cận với các thông tin y tế, thông tin về phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe một cách chính xác. Với lợi thế và đặc điểm của truyền hình như: Truyền tải thông tin dưới dạng hình ảnh chuyển động có lồng âm thanh. Đây là ký hiệu thông tin trực tiếp, có địa chỉ, mang tính trực quan sinh động, đơn nhất, không bị nhầm lẫn, rất ít khi có sự khác biệt giữa ký hiệu thông tin và bản thân sự việc, trừ khi cố ý. Chính hình ảnh là yếu tố đầu tiên và là yếu tố mang lại chất lượng cao cho thông tin truyền hình. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình giao tiếp, hơn cả nghệ thuật tạo hình và cử chỉ.

Song song đó, với thế mạnh khi thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng phát thanh sẽ giúp người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau tiếp cận với các thông tin y tế, thông tin về phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe một cách thuận tiện mọi lúc, mọi nơi. Nhờ phạm vi phủ sóng rộng nên cùng lúc nhiều người có thể tiếp nhận thông tin. Do đó, phát thanh đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về giáo dục sức khỏe đến công chúng, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi hướng tới có lợi cho sức khỏe.

Cùng với các loại hình báo chí khác, Phát thanh – Truyền hình phải ngày càng nâng cao về chất lượng nội dung, phục vụ ngày càng tích cực cho sự nghiệp của Đảng, sự phát triển đi lên của đất nước. Để làm được điều đó, mỗi tác phẩm báo chí cần phải được chăm chút để đáp ứng nhu cầu tuyên truyền ngày càng hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân. Trong đó, chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng Phát thanh – Truyền hình là chương trình chuyên biệt của ngành Y tế, thông tin đầy đủ cho công chúng về công tác giáo dục sức khỏe, để người dân thay đổi nhận thức từ hành vi có hại sang hành vi có lợi cho sức khỏe. Các tác phẩm trong chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe đã góp phần làm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền của báo chí.

Trụ sở Đài Phát thanh Truyền hình Cà Mau

Hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

Báo chí đặc biệt cần thiết với công tác truyền thông, cụ thể đối với công tác truyền thông giáo dục sức khỏe thì Phát thanh – Truyền hình là một công cụ quan trọng để truyền tải thông tin đến với người dân. Qua khảo sát hơn 450 tin, 300 phóng sự và hơn 100 ghi nhanh trên sóng Phát thanh – Truyền hình Cà Mau cho thấy, hệ thống các đề tài và nội dung thông tin rất đa dạng. Từ chỗ tiếp cận được thông tin, người dân đã dần nâng cao ý thức chủ động phòng bệnh, biết cách chăm sóc nâng cao sức khỏe, góp phần cùng ngành Y tế kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.

Với lợi thế của Phát thanh – Truyền hình, Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau là kênh truyền thông đắc lực. Nhờ các thông tin nhanh, chính xác, có định hướng mà người dân đã tiếp nhận kịp thời. Qua đó, đã làm tác động mạnh mẽ lên ý thức của người dân. Ngoài ra, hình thức thể hiện các loại hình báo chí cũng được các phóng viên đổi mới làm cho sinh động thêm, giúp việc truyền tải thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe đầy đủ, chính xác và hiệu quả hơn. Bên cạnh những mặt đạt được, qua phân tích cũng cho thấy được công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng Phát thanh – Truyền hình còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.

Bên cạnh những hiệu quả đạt được, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng Phát thanh – Truyền hình còn một số hạn chế như: Chưa đáp ứng đầy đủ về truyền hình hiện đại, thông tin còn chậm, chưa mang tính thời sự cao. Số lượng phóng viên, biên tập viên phụ trách lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khỏe còn thiếu. Do đó, không truyền tải hết thông tin về giáo dục sức khỏe đến với công chúng. Công tác phối hợp giữa ngành Y tế với cơ quan báo chí trong truyền thông giáo dục sức khỏe còn hạn chế, nên hiệu quả cung cấp thông tin cho báo chí chưa cao. Nội dung chương trình chưa bám sát với từng đối tượng công chúng.

Thông qua những cuộc phỏng vấn sâu các chuyên gia như: Phóng viên, biên tập, lãnh đạo phòng Thời sự Chuyên đề Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau và lãnh đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, lãnh đạo Sở Y tế Cà Mau cho thấy, nhiều vấn đề được rút ra trong quá trình thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng Phát thanh – Truyền hình tại địa phương như: Vấn đề về công tác phối hợp; cung cấp thông tin giữa ngành Y tế với Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau.

Tạp chí y học và sức khỏe ngày 30/4/2021 trên sóng Phát thanh Truyền hình Cà Mau

Thách thức của truyền thông giáo dục sức khỏe

Chất lượng các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe tuy đa dạng, nhưng chưa có nhiều chương trình mang tính tương tác. Thời điểm phát sóng chương trình vào thời điểm công chúng không tiếp cận với thông tin. Trình độ về công nghệ thông tin của cán bộ Đài Phát thanh – Truyền hình còn hạn chế để tận dụng truyền hình trên Internet, vì thế Đài Phát thanh – Truyền hình đã “bỏ quên” một lượng công chúng lớn. Hiện nay, số lượng công chúng sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng để tiếp cận thông tin qua phương tiện hiện đại này là khá lớn.

Các thông tin được thực hiện chỉ ở góc độ tin tức và phóng sự sự kiện, chưa đa dạng về các loại hình báo chí. Trong các phóng sự, không có phóng viên xuất hiện tại hiện trường. Các tin, phóng sự vẫn còn hạn chế trong việc sử dụng nhân vật và lời bình như: Lời bình nói về nhân vật đó nhưng không có hình ảnh minh họa, lời bình không bổ sung cho hình ảnh, lời bình lặp lại các thông tin mà nhân vật đã nói. Một trong các vấn đề đặt ra nữa là kỹ năng xử lý khủng hoảng, im lặng, né tránh báo chí khi cung cấp thông tin các vấn đề “nóng”, liên quan đến lĩnh vực y tế là một trong những hạn chế của ngành Y tế. Chính vì kỹ năng xử lý khủng hoảng của cán bộ, lãnh đạo ngành Y tế có thể làm thay đổi nhận thức hay quan điểm của công chúng.

Tỉnh Cà Mau chủ động, tỉnh táo trong phòng, chống dịch COVID-19

Xu hướng phát triển và giải pháp

Để nắm bắt được xu hướng và nâng cao chất lượng chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng Phát thanh – Truyền hình cần phải đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí, truyền thông là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Lãnh đạo ngành Y tế cần phải quan tâm đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. Từ đó, có định hướng và chỉ đạo kịp thời trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng Phát thanh- Truyền hình.

Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe hàng năm thật cụ thể, bám sát với các sự kiện của ngành, làm thế nào để truyền tải đến công chúng đầy đủ thông tin về lĩnh vực y tế, đảm bảo người dân hiểu và thực hiện hiệu quả. Chủ động hợp tác, tạo mối quan hệ mật thiết với cơ quan báo chí. Nâng cao kỹ năng cho cán bộ phụ trách truyền thông. Quan tâm đến việc xử lý sự cố, khủng hoảng. Đối với Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Đổi mới nội dung, đa dạng hình thức các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe. Đặc biệt, là phải nắm bắt xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại, giúp công chúng sẽ dễ dàng tiếp cận với thông tin về truyền thông giáo dục sức khỏe. Từ đó, tác động đến ý thức, thay đổi hành vi của cộng đồng trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Minh Luân

Xác định công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe giúp mọi người nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống dịch bệnh, biết cách chăm sóc sức khỏe, những năm qua, ngành Y tế đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, từng bước giúp người dân tiếp cận các dịch vụ truyền thông, giáo dục sức khỏe, chuyển đổi hành vi trong bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. 

Phụ nữ khám và tư vấn về chăm sóc sức khỏe tại Trạm Y tế xã Nam Thái [Nam Trực].

Ngành Y tế đã xây dựng, kiện toàn mạng lưới cán bộ thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe từ tỉnh đến cơ sở. Hiện tại, Khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe [Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh] có 5 cán bộ viên chức; 100% các đơn vị tuyến tỉnh và tuyến huyện, thành phố đều có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm; 100% các trạm y tế xã, phường có cán bộ chuyên trách; 100% nhân viên y tế thôn là cộng tác viên truyền thông, giáo dục sức khỏe. Hàng năm, Sở Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đều xây dựng, triển khai kế hoạch tổ chức các chiến dịch truyền thông theo chuyên đề; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh tuyên truyền các chính sách của Nhà nước về công tác y tế, kịp thời phản ánh tình hình dịch bệnh và hướng dẫn cách phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ, truyền thông các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các vấn đề sức khoẻ ở cộng đồng, ngăn chặn một số bệnh dịch, đặc biệt là dịch COVID-19, khai thác các kênh thông tin tiện ích, mạng xã hội để công tác truyền thông đạt hiệu quả cao. Trong bối cảnh dịch COVID-19, không tổ chức các hoạt động tuyên truyền tập trung đông người như hội nghị, hội thảo, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh tích cực phối hợp với Báo Nam Định, Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh các huyện, thành phố đẩy mạnh truyền thông, giáo dục sức khỏe với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp các nhóm đối tượng. Từ năm 2021 đến nay, Báo Nam Định đã đăng tải trên 700 bài viết, hình ảnh; Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định xây dựng 14 chuyên mục với hàng trăm phóng sự; Đài truyền thanh các huyện, thành phố, hệ thống loa truyền thanh các xã, phường, thị trấn phát 21.700 lượt tin bài truyền thông, giáo dục sức khỏe. Sở Y tế đăng tải 1.530 tin bài, văn bản trên trang thông tin điện tử của ngành; đăng 620 tin bài trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; phát hành 21 nghìn cuốn Bản tin sức khỏe Nam Định, 500 tài liệu, sách nhỏ cẩm nang tuyên truyền, giáo dục sức khỏe. Toàn tỉnh đã treo 260 băng-rôn, pa-nô, áp phích, khẩu hiệu tại khu dân cư, tuyến đường lớn… Tập trung truyền thông các chương trình mục tiêu y tế quốc gia như: Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm [sốt xuất huyết, sốt rét, lao, phong...] và một số bệnh không lây nhiễm phổ biến [tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản]; công tác tiêm chủng mở rộng; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; phòng chống HIV/AIDS; các vấn đề sức khoẻ ở cộng đồng. Trong thời gian qua, ngành Y tế phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên thông tin về tình hình dịch COVID-19; tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch theo chỉ đạo của UBND tỉnh, khuyến cáo của Bộ Y tế: thực hiện tốt thông điệp 5K; thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức việc hiếu, việc hỷ, không tổ chức tập trung đông người. Hàng năm, Sở Y tế tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng truyền thông, giáo dục sức khỏe cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên truyền thông. Qua đó, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe với các hình thức phù hợp như: thảo luận nhóm, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, tư vấn, vận động người dân chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Tiêu biểu là công tác phòng chống COVID-19, phòng chống lao, phòng chống bệnh phong; các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn thương tích; truyền thông, triển khai các mô hình, đề án về nâng cao chất lượng dân số: Đề án Sàng lọc trước sinh - Sàng lọc sơ sinh; Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển; Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân… Thông qua các hoạt động truyền thông đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin, nâng cao hiểu biết và nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, giúp người dân nắm được kỹ năng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bản thân, gia đình, phòng tránh dịch bệnh. Nhiều bệnh nhân đã khám, phát hiện và được điều trị bệnh kịp thời. Đáng chú ý trong những năm qua, dịch bệnh xuất hiện trên địa bàn được khống chế kịp thời, chất lượng công tác khám, chữa bệnh được nâng cao, đội ngũ thầy thuốc tại các cơ sở y tế yên tâm với nghề, nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ người bệnh, thực hiện tốt y đức, quy tắc ứng xử, giảm tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, từng bước nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ trung bình cho người dân. Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục được kiểm soát. 

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Sở Y tế tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và chương trình y tế quốc gia. Khoa Truyền thông Giáo dục sức khỏe, cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe các tuyến và đội ngũ cộng tác viên thông tin, đa dạng hóa các hình thức truyền thông giáo dục sức khỏe, phản ánh kịp thời các hoạt động của ngành; cung cấp kiến thức giúp người dân phòng, chống các loại dịch bệnh; nhất là các bệnh lây nhiễm, dịch COVID-19, bệnh mạn tính không lây; phòng, chống tác hại thuốc lá; tăng cường truyền thông các dự án thuộc chương trình mục tiêu Y tế - Dân số…, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân./.

Bài và ảnh: Minh Tân

Video liên quan

Chủ Đề