Bài hát Nụ cười được nhạc sĩ Phạm Tuyên phỏng dịch lời Việt dựa trên nhạc của nước nào

Phạm Tuyên [sinh năm 1930] là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, cựu Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, tác giả của bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng", một bài hát cộng đồng được nhiều người hát tại Việt Nam.

Ông sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Hưng [nay là Hải Dương].

Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam.

Năm 1954, ông được cử làm cán bộ phụ trách Văn-Thể-Mỹ tại Khu học xá Trung ương [Nam Ninh, Trung Quốc]. Từ năm 1958, ông về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố.

Bài Như có Bác trong ngày đại thắng được ông sáng tác đêm ngày 28 tháng 4 năm 1975, tập và thu âm ngay trong chiều ngày 30 tháng 4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17 giờ cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

Sau 1975, ông có những ca khúc phổ biến như: Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào, Màu cờ tôi yêu [thơ Diệp Minh Tuyền], Thành phố mười mùa hoa [1985, thơ Lệ Bình,...].

Ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do được ông sáng tác ngay trong đêm của ngày nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Ca khúc này đã mở đầu cho trào lưu cho dòng nhạc "biên giới phía Bắc" nhưng không còn được lưu hành kể từ khi quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc được cải thiện.

Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ,...

Ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài phát thanh và truyền hình giới thiệu về thẩm mỹ âm nhạc, về tác giả và tác phẩm, là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi mang tính chất toàn quốc như Tiếng hát hoa phượng đỏ, Liên hoan Văn nghệ truyền hình toàn quốc, nhiều năm là Chủ tịch Hội đồng giám khảo của nhiều Hội diễn toàn quốc về văn hoá - văn nghệ của Bộ Văn hóa Thông tin và nhiều ngành khác trong nước.

Ông là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1983.

Vào năm 1993, ông phổ lời Việt cho một số ca khúc chủ đề trong phim hoạt hình Nhật Bản Doraemon cho Đội ca thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện. Sau đó các bài hát được Nhà xuất bản Kim Đồng tập hợp phát hành dưới dạng băng casette gồm 2 vol dưới tên Chúng ta hát cùng Đô rê mon.

Ông hiện đã nghỉ hưu và sống tại Hà Nội. Ngày 18 tháng 8 năm 2011 ban liên lạc họ Phạm tại Tp Hồ Chí Minh và công ty TNHH họ Phạm Phương Nam tổ chức đêm nhạc Họ Phạm với chủ đề: "Mọi trái tim - một tấm lòng" cũng mời ông và nhạc sĩ Phạm Duy tới dự.

Năm 2001, nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho cụm 5 tác phẩm: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Bám biển quê hương, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Như có Bác trong ngày đại thắng.

Năm 2005, Phạm Tuyên được đề cử giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng không đạt vì ông chưa có cụm công trình nào xuất sắc hơn cụm công trình đã được Giải thưởng Nhà nước.

Năm 2012, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Những ngôi sao ca đêm, Từ Làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Tiến lên Đoàn viên, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng.

Các tác phẩm tiêu biểu

  • Hà Nội Điện Biên Phủ [ca khúc sáng tác trong 12 ngày đêm ngày khói lửa trên bầu trời Hà Nội]
  • Đảng đã cho ta mùa xuân
  • Chiếc gậy Trường Sơn
  • Con kênh ta đào
  • Gởi nắng cho em
  • Lời ru của đêm
  • Màu cờ tôi yêu
  • Như có Bác trong ngày đại thắng
  • Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng
  • Từ một ngã tư đường phố

Vladimir Shainsky đã vĩnh biệt chúng ta ngày 26/12/2017

Hãy đến với “Nụ cười” của Vladimir Shainsky và những nụ cười đã trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam qua những cuốn phim Liên Xô:

Ông sinh ra tại Kiev [Ukraina], gốc Do Thái và cả cuộc đời đã dành cho viết nhạc, từ nhạc phim, nhạc nhẹ, nhạc kịch cho đến nhạc hàn lâm. Nhưng trong lịch sử chắc chắn ông sẽ được lưu danh như nhạc sỹ viết nhạc [phim] thành công nhất cho trẻ em, mà “Nụ cười” là một minh chứng. 
"Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. 
Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời....”

Đó là một bài hát trong phim hoạt hình “Gấu mèo”: 

Nhưng quả là thật khó mà chuyển lời bài hát sang tiếng Việt cho thật sát ý và hay. Lời dịch tiếng Việt này cũng khá lắm rồi, nhưng vẫn rất “liến láu”- nó sáo rỗng cho nên thật khó mà thuộc được lời Việt! Lời Nga đơn giản là: Nụ cười làm ngày mây mù cũng sáng bừng lên... Bài hát được nhớ nhất bởi câu hát: “Con sông bắt nguồn từ dòng suối xanh, còn tình bạn bắt đầu từ nụ cười!”.

Không ai hát bài này hay bằng cậu bé Sergey Paramonov vốn được gọi là "Robertino Loretti của Liên Xô":

[Nếu theo bài hát này mà đánh giá thì sự khác nhau của hai thần đồng này chỉ là một người hát với dàn đồng ca, còn một người đơn ca. Nhưng số phận của Paramonov khá đau thương và anh đã mất vì bệnh tật khi mới 37 tuổi].

Bài hát này là một trong khá ít bài hát thiếu nhi Xô Viết được phổ lời Việt. Hãy xem phần trình diễn rất hay và tình cảm của Vladimir Shainsky với nữ ca sỹ Tolkunova – bà rất nổi tiếng với những bài hát trữ tình và cùng đoàn ca múa “Bạch Dương” đã sang Việt Nam biểu diễn [bà cũng đã mất năm ngoái]
“Nụ cười – Tolkunova:

Trong bài hát này ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh chú dế mèn vui quá lôi đàn vĩ cầm ra cò cử... Giọng ca cao vút Vitas cũng hay hát bài thiếu nhi này [nhưng có lẽ các bạn cũng có thể thấy được so với Paramonov thì còn xa lắm]:

“Nụ cười” thật sự rât nổi tiếng nhưng mới là bài hát thiếu nhi hay thứ... 3 của tác giả Shainsky! Bài hay thứ 2 của ông hoàn toàn chỉ có trẻ em hát mới hay được [mặc dù trong phim là ca sỹ người lớn Livanov hát] – “Ngày sinh nhật” [nhưng tên tiếng Nga của nó là “Cứ để cho những người đi bộ vụng về tránh mấy vũng nước...”] – bộ phim “Cheburashka” [đấy là một nhân vật tưởng tượng có đôi tai vểnh, cùng với con cá sấu Gena rất được trẻ em Liên Xô yêu thích].

Trong bài hát cậu bé mơ có ngày sinh nhật và có ông phù thủy cưỡi máy bay trực thăng đến tặng 500 cái kem... và tiếc rằng mỗi năm chỉ có một ngày sinh nhật mà thôi. Hát hay nhất vẫn là Paramonov:

[1972 – Cuộc chung kết bài hát toàn Liên bang, lần duy nhất ca sỹ thiếu nhi là Paramonov được cả khán giả lẫn giám khảo vỗ tay bắt hát lại bất chấp luật lệ khá nghiêm khắc của cuộc thi]

Shainsky không chỉ viết nhạc thiếu nhi mà ông còn viết nhạc cho rất nhiều bài hát đã được các ca sỹ Xô Viết hàng đầu thể hiện. Có thể kể những bài hát “người lớn” rất hay và tiêu biểu do ông viết nhạc:

"Chốn nhỏ nước Nga" – bài hát mượt mà nhất về nước Nga [doTolkunova & Vitas trình diễn]:

"Nhà bố mẹ" – lại một bài hay nữa về đất nước – Lev Leshenko:

"Cô gái ơi, đừng khóc" – Lev Leshenko:

Thôi không đánh đố bạn đọc nữa, bài hát thiếu nhi hay nhất của ông [hơi khó chuyển lời ra tiếng Việt, nhưng dân Liên Xô thích bài này nhất] "Toa xe màu xanh da trời":

Thế hệ nhạc sỹ Xô Viết cuối cùng đang rời sân khấu cuộc đời. Những giọng ca trong trẻo ngày xưa bây giờ cũng chỉ còn trong hoài niệm, Paramonov, Tolkunova rồi đến Vladimir Shainsky cũng đều đã ra đi, chỉ còn lại những bài ca trong sáng nhất:

"...Hãy chia sẻ nụ cười, và nụ cười sẽ còn quay lại với bạn không chỉ một lần!"

Không có lý gì mà bạn không chia sẻ một chùm ca khúc tuyệt vời của nhạc sỹ tài ba Vladimir Shainsky để tưởng nhớ tới ông, để cảm ơn ông khi mà âm nhạc của ông đã không có biên giới và đến với thiếu nhi Việt Nam.

Nam Nguyên  

BigSchool: Bài hát "Nụ cười" do Vladimir Yakovlevich Shainsky viết nhạc và Mikhail Slavtakovich Plyatskovsky viết lời. Ca khúc đã được đưa vào chương trình Âm nhạc của lớp 9. Cảm ơn tác giả bài viết đã đồng ý để BigSchool chia sẻ tới cộng đồng yêu nhạc.

Lời Việt bài hát "Nụ cười" do nhạc sỹ Phạm Tuyên đưa tới vào năm 1980:

NỤ CƯỜICho trời tối sáng lên với bao nụ cườiCầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp nơiNụ cười tươi, chúng ta cùng chung niềm vuiTrong cuộc sống đầm ấm yêu thương ta cùng cất tiếng cườiĐể làn mây không bay đi xaNhững hạt mưa bay bay bên taĐể dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xôTiếng cười vui luôn luôn bên taTiếng cười sẽ luôn luôn ngân xaTiếng cười là bạn đường mến yêu của tuổi niên thiếu ta.Tiếng cười vui luôn luôn bên taTiếng cười sẽ luôn luôn ngân xaTiếng cười là bạn đường tháng năm không thể nào xoá nhoà.Cho trời sáng lên và áng mây tươi hồngĐẩy lùi xa bao nhiêu u ám gió mưa và bão bùngRừng âm u, đã thức dậy đón ngày mớiTrong làn nắng lộng gió ban mai vang bài ca yêu đời.Để làn mây không bay đi xaNhững hạt mưa bay bay bên taĐể dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xôTiếng cười vui luôn luôn bên taTiếng cười sẽ luôn luôn ngân xaTiếng cười là bạn đường mến yêu của tuổi niên thiếu ta.Tiếng cười vui luôn luôn bên taTiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa

Tiếng cười là bạn đường tháng năm vẫn tràn ngập lòng ta!


Bản nhạc bài hát "Nụ cười"

Các bạn có thể nghe Đội Sơn ca của Đài Tiếng nói Việt Nam thể hiện ca khúc này qua lời Việt tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề