Bài hát cô gái mở đường sáng tác năm nào

Trước khi ca sĩ trẻ Khánh Thy bị chỉ trích dữ dội khi quên lời, hát ẩu ca khúc “Mười chín tháng tám”, đã có những trường hợp tương tự xảy ra.

Bài hát cô gái mở đường sáng tác năm nào

Năm 2021, trong chương trình "The Heroes", ca sĩ Han Sara bị phản ứng khi mặc váy ngắn, trình diễn vũ đạo sexy hát “Cô gái mở đường” (nhạc sĩ Xuân Giao). Khán giả chỉ trích dữ dội về cả phần trình diễn không phù hợp và cách Han Sara cùng ê-kíp biến tấu “Cô gái mở đường”. Dư luận cho rằng, Han Sara đã phá nát tinh thần bài hát.

Ngay sau đó, Han Sara đã phải lên tiếng xin lỗi và bày tỏ sự bất ngờ khi “sự sáng tạo” của cô dành cho ca khúc bị phản ứng dữ dội. Han Sara mong được khán giả cảm thông khi cô đến từ Hàn Quốc, chưa có sự am hiểu sâu sắc với ca khúc cách mạng “Cô gái mở đường”.

“Cô gái mở đường” của nhạc sĩ Xuân Giao được sáng tác năm 1966 khi ông vào công tác tại Quảng Bình trên tuyến đường Trường Sơn. Đây là con đường huyết mạch trong kháng chiến chống Mỹ, nơi chứng kiến những năm tháng gian khổ chống chiến tranh phá hoại khi Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Những đoàn thanh niên xung phong ngày đêm mở đường dưới bom đạn bắn phá đã trở thành nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Xuân Giao viết “Cô gái mở đường”.

Bài hát cô gái mở đường sáng tác năm nào
Trang phục Han Sara mặc biểu diễn khi hát “Cô gái mở đường“. Ảnh: NSX

“Cô gái mở đường” được yêu thích trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đến thời bình. Ca khúc với giai điệu hào hùng, tươi sáng, lạc quan ngợi ca tinh thần chiến đấu bất khuất của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.

Với phần trình bày của ca sĩ Han Sara, khán giả cho rằng, cô chưa có sự thấu hiểu về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa ra đời của bài hát “Cô gái mở đường”.

Gần nhất, trong chương trình nghệ thuật “Sao tháng Tám” chào mừng Quốc khánh được truyền hình trực tiếp, ca sĩ trẻ Khánh Thy bị chỉ trích dữ dội khi trình diễn ca khúc cách mạng "Mười chín tháng Tám".

Theo đó, Khánh Thy không chỉ hát thiếu ổn định, cột hơi yếu, lạc tông, liên tục chênh phô khi lên nốt cao, cô còn phải nhìn phần lời ca khúc được ghi lại trên lòng bàn tay.

Phần trình diễn của Khánh Thy bị chỉ trích khi cẩu thả cả phần nghe lẫn phần nhìn. Đông đảo khán giả cho rằng, Khánh Thy có thái độ hời hợt, thiếu trân trọng với ca khúc cách mạng, với tính lịch sử được gửi gắm qua bài hát và chương trình.

Trước phản ứng của dư luận, Khánh Thy đã phải lên tiếng xin lỗi, coi đây là bài học đắt giá trong sự nghiệp. Hiện, phần trình diễn này vẫn bị chỉ trích trên các diễn đàn âm nhạc.

Ca khúc "Mười chín tháng Tám" được sáng tác trong hoàn cảnh khi nhạc sĩ Xuân Oanh tham gia dòng người biểu tình đấu tranh giành thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mang đến bước ngoặt lịch sử, đặt nền móng cho ngày Hồ Chủ Tịch đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945.

Bài hát cô gái mở đường sáng tác năm nào
Khánh Thy vừa hát vừa nhìn phần lời - chép lại lên lòng bàn tay. Cô còn hát chênh phô, lạc tông ca khúc “Mười chín tháng tám“. Ảnh: CMH

Giới phê bình cho rằng, các ca sĩ trẻ khi hát ca khúc cách mạng đã không chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức, dẫn đến sự nông cạn trong việc tiếp nhận và chuyển tải thông điệp lịch sử.

Nói như ca sĩ Tùng Dương, “Khi hát một ca khúc cách mạng, điều quan trọng nhất với tôi là cảm xúc, là sự trân trọng, biết ơn dành cho lịch sử. Đơn cử như khi hát Tiến Quân Ca, tôi luôn rưng rưng, xúc động – vì những câu chuyện lịch sử, vì bối cảnh ra đời hào hùng của ca khúc. Trong tôi, mỗi ca từ của bài hát, đều chứa niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào của cá nhân tôi khi hát về lịch sử”.

Trong lần trò chuyện với chúng tôi, nhạc sỹ Nguyễn Văn Dung - người bạn sáng tác nhạc cùng thời với cố nhạc sỹ Xuân Giao chia sẻ câu chuyện về ca khúc “Cô gái mở đường”.

Bài hát được ra đời giữa sự khốc liệt của chiến tranh năm 1966, trên tuyến giao thông huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến từ Thanh Hóa trở vào Hà Tĩnh. Khi ấy, nhạc sỹ Xuân Giao cùng nhạc sỹ Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên và Hoàng Vân… có chuyến công tác trên tuyến đường giao thông ra tiền tuyến.

Bài hát được xuất phát từ sự “ngỡ ngàng” của nhạc sỹ Xuân Giao khi bất chợt nghe thấy ở đâu đó giữa màn đêm tối vút lên tiếng hát trong trẻo, yêu đời. Cũng vì thế mà câu hát mở đầu ca khúc cũng chính là bối cảnh tại tuyến đường cầu Hàm Rồng: “Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh, tiếng hát ai vang động cây rừng? Phải chăng em, cô gái mở đường? Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát…”.

Và cứ như vậy, hình ảnh những “cô gái miền quê ra đi cứu nước” đã được nhạc sỹ Xuân Giao khắc họa chi tiết theo từng giai điệu của bài hát với vẻ đẹp dịu dàng mà “phi thường” của những “mái tóc xanh, xanh tuổi trăng tròn”.

Sự “phi thường” và công lao của những cô gái mở đường năm ấy càng được khắc họa rõ hơn với những hình ảnh mang hào khí tuổi trẻ sục sôi tình yêu quê hương lay động lòng người trong ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng” của nhạc sỹ Ánh Dương.

Ca khúc được sáng tác giữa tiếng “bom gào, đạn dội” mùa hè năm 1967 khi nhạc sỹ Ánh Dương trên đường công tác về đã gặp những cô gái thanh niên xung phong (TNXP) Hà Tĩnh gan dạ, kiên cường bám đường suốt ngày đêm trên tuyến đường 15A bị bom đạn cày đi xới lại, sống chết kề trong gang tấc. Nhạc sỹ Ánh Dương chia sẻ, khi bom nổ trên đường xe chạy, các cô gái hối hả có mặt lấp hố bom cho xe thông suốt. Sự sống hay cái chết cũng đâu có là gì với những người con gái “chẳng tiếc máu xương”, quyết xả thân vì miền Nam thân yêu, vì sự toàn vẹn của Tổ quốc.

“Lững lờ đèn giặc dõi lửa soi để em đi thông đường” - câu hát ấy chưa thể nói hết lòng quả cảm của những cô gái TNXP. Bởi lẽ, giữa bao gian nguy như vậy nhưng sự tươi đẹp vẫn luôn hiện hữu kia mà, vẫn nghe thấy tiếng “gà rừng vọng gáy cuối nương” để vang lên tiếng hò hừng hực khí thế: “vượt đèo Ngang nào bạn ơi!”.

Mỗi khi xe đi qua những vùng trọng điểm lại bắt gặp tiếng nói, tiếng cười chào hỏi thân thiện, đôi khi những câu hò làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh cũng vút lên mang “niềm vui lớn tỏa lan trên quê hương”, làm xao xuyến lòng người giữa những khốc liệt của chiến tranh.

Cảm xúc dâng trào khi chứng kiến hình ảnh cảm động của những cô gái với “bàn tay dời non mà lấp biển”, nhạc sỹ Ánh Dương đã giãi bày tất cả sự cảm phục của mình vào bài hát ngay trong đêm hôm đó.

“Dù xe anh chạy đêm chạy ngày cũng chẳng tày bằng tình nghĩa em vì miền Nam bao yêu thương” là câu hát bày tỏ rõ nét nhất sự cảm phục của tác giả cũng như của những chiến sỹ vào Nam ngày ấy đối với “tấm lòng quê em sáng tỏ như ánh trăng đêm rằm” của những cô gái TNXP ngày đêm đảm bảo thông suốt cho giao thông đất nước, đong đầy “tình Nam với nghĩa Bắc”…

Bài hát cô gái mở đường sáng tác năm nào

NHỮNG LỜI CA LÀM NÊN CHIẾN THẮNG

Có thể nói, mạch máu giao thông chạy khắp các chiến trường, góp sức mình làm nên những chiến thắng vĩ đại của dân tộc, vì thế mà những bài hát hay nhất trong kháng chiến vẫn luôn gắn với những con đường và những bài hát về ngành GTVT cũng ra đời từ cuộc chiến giành độc lập dân tộc ấy. “Bài ca giao thông vận tải” của nhạc sỹ Hoàng Vân đã được chọn làm "Ngành ca" trong Hội nghị đầu tiên của ngành GTVT hợp nhất hai miền Nam - Bắc.

Nhạc sỹ Hoàng Vân đã từng chia sẻ với người yêu âm nhạc về hoàn cảnh ra đời của bài hát “Bài ca giao thông vận tải” được theo những cảm xúc của ông khi chứng kiến sự hy sinh anh dũng của những TNXP bảo vệ những con đường ra mặt trận. Đó là một đêm trong chuyến đi công tác theo Đoàn 559 trên Đường 20, những chuyến xe không thể tiếp tục di chuyển trước những đợt rải bom của kẻ thù. Chính sau những đợt bom dội đó, tiếng hiệu lệnh cho xe lăn bánh của những cô gái tuổi mới đôi mươi đã không còn vang lên nữa. Họ đã hy sinh cho nền độc lập dân tộc.

“Bài ca giao thông vận tải” mang theo những bi tráng mà hào hùng của thời kỳ khói lửa, mang theo truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam. Và hơn hết, nó chính là nguồn động lực cho những thế hệ nối tiếp dốc lòng phụng sự Tổ quốc và luôn ghi nhớ rằng, những con đường ta đi không chỉ đơn thuần là một con đường đẹp, mà nó được xây dựng từ biết bao mồ hôi, xương máu của cả dân tộc một thời.

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc oanh liệt ấy, việc ra đời những bài ca bất hủ này đã kịp thời trở thành món ăn tinh thần, sự động viên cỗ vũ cho toàn dân, toàn quân và đặc biệt là lực lượng TNXP trước kẻ thù. Không chỉ vậy, nhiều bạn trẻ ngày nay chia sẻ, mỗi khi nghe những ca khúc này lại thấy rạo rực tình yêu quê hương đất nước, yêu tinh thần của những cô gái, chàng trai TNXP. Thậm chí, nhiều bạn trẻ còn muốn được sống trong thời kỳ hào hùng của dân tộc để một lần được chia sẻ những gian nan với các cô gái nhỏ nhắn nhưng ý chí quật cường.

Qua những bài hát ấy, ta luôn thấy dáng hình đất nước, đặc biệt là tầm quan trọng của những huyết mạch giao thông, để từ đó tưởng nhớ những công lao to lớn của lực lượng TNXP đã hy sinh sức lực, tuổi trẻ và cả xương máu để đảm bảo sự thông suốt các tuyến đường chiến lược đưa bộ đội, vũ khí ra chiến trường.

Đi cùng năm tháng, những cô gái mở đường vẫn mãi là hình ảnh đẹp nhất trong bản trường ca anh hùng về những con người can trường, quả cảm; là tấm gương của biết bao thế hệ những người con của ngành GTVT noi theo để nỗ lực thi đua trong công cuộc phát triển đất nước. Giao thông là một trong những minh chứng cụ thể nhất cho sự phát triển của mỗi quốc gia, vì vậy, sự phấn đấu xây dựng những con đường ngày càng thông suốt cũng là hành động thiết thực để tri ân quá khứ - xây đắp tương lai.

Cô gái mở đường sáng tác khi nào?

Cô gái mở đường.

Bài hát Cô gái mở đường của ai sáng tác?

Theo một nguồn tin từ Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ Xuân Giao, tác giả của những ca khúc nổi tiếng như “Cô gái mở đường”, “Em mơ gặp Bác Hồ”, “Cháu yêu bà”...

Cô gái mở đường có bao nhiêu người?

Trưa 24/7/1968, giống như mọi ngày, 10 nữ thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55, ra đường làm nhiệm vụ. Đến 16h, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả nổ gần căn hầm chữ A, nơi 10 chị đang tránh bom. Hầm sập, tất cả 10 chị hy sinh.