Atd nghĩa là gì

ETA, ETD là hai thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu ETA, ETD là gì và cách phân biệt trong bài viết sau đây nhé!

ETA là gì trong xuất nhập khẩu?

ETA là viết tắt của từ Estimated Time of Arrival, thường dùng để chỉ khoảng thời gian dự kiến đến cảng của lô hàng trong xuất nhập khẩu.

ETA là thời gian cập cảng dự kiến của lô hàng nhập khẩu

Thông thường, các lô hàng này sẽ được vận chuyển, giao dịch theo các hình thức như đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không…

ETD là gì trong xuất nhập khẩu?

ETD là viết tắt của từ Estimated/Expected Time of Departure, hay còn gọi là Estimated Delivery Date, thường dùng để chỉ khoảng thời gian lô hàng rời cảng theo dự kiến.

ETD là thời gian lô hàng xuất khẩu rời cảng theo dự kiến

Thời gian này giúp khách hàng theo dõi lịch trình của đơn hàng dễ dàng và chính xác hơn.

Ngày ETD thường được dựa trên các thông tin hành trình của phương tiện vận chuyển do người hoặc đơn vị vận chuyển cung cấp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tốc độ di chuyển, điều kiện thời tiết, hành trình trước đó của phương tiện vận chuyển,…

Phân biệt giữa ETD, ETA và ATD, ATA

Trong ngành xuất nhập khẩu và logistics, thời gian khởi hành và cập bến dự kiến của hàng hóa thường không chính xác vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, thời gian giao hàng.

Tuy nhiên, khách hàng thường dễ nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ ETD và ETA với 2 thuật ngữ tương tự khác là Actual time of departure [ATD] và Actual time of arrival [ATA].

Trong đó, ATD là thời gian khởi hành thực tế trong logistics, còn ATA là thời gian cập cảng thực tế.

Do đó, khi làm việc với khách hàng, các bạn cần phải hết sức lưu ý và nhấn mạnh với khách hàng rằng đây chỉ là thời gian dự kiến để tránh gây ra sự hiểu lầm không mong muốn giữa hai bên. Bởi vì khách hàng luôn mong muốn có được thời gian chính xác nhất để có thể nhận hàng hóa kịp thời.

Cách để cung cấp cho khách hàng ETD và ETA chính xác hơn?

Như chúng ta đã biết, ETD và ETA phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có thể thay đổi bất cứ lúc nào nên các bạn cần thông báo cho khách hàng đối tác về những sự thay đổi dù là nhỏ nhất một cách nhanh chóng và chính xác.

Chủ động thông tin về hành trình của lô hàng cho khách hàng, đối tác

Để làm được điều này, các bạn cần nắm được thông tin về tên của phương tiện vận chuyển như số hiệu/số chuyến, hành trình, lịch cập cảng/bến,… trước khi phương tiện di chuyển đến địa điểm khởi hành và đích đến.

Nếu lô hàng được vận chuyển bằng đường biển thì các bạn có thể dễ dàng kiểm tra thông qua nhiều nguồn khác nhau như: đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển, trang web của hãng tàu, của cảng, một số trang web còn cho phép người dùng tra cứu vị trí chính xác của tàu trong vòng 24 giờ bằng định vị vệ tinh,…

Với các thông tin này, các bạn có thể chuẩn bị phương án ứng phó kịp thời và hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa dễ vỡ, hư hỏng và có vòng đời ngắn.

Nếu các bạn có thể chủ động nắm bắt thông tin, đưa ra dự đoán về các thay đổi và thông báo kịp thời cho đối tác, khách hàng thì chắc chắn đơn vị của bạn sẽ được đánh giá rất cao.

Xem thêm: Chỉ số ROI là gì? Cách tính ROI và các thông tin liên quan khác

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu ETA và ETD là gì đúng không? Hy vọng với những chia sẻ này các bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này nữa nhé!

Trong logistics và chuỗi cung ứng, chúng ta thường gặp phải thuật ngữ ETA trong chứng từ vận tải, dùng trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ hay tàu hỏa.

Để hiểu rõ hơn về ETA là gì? Cách phân biệt ETD và ETA trong vận tải, cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu thông tin về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây:

>>>>>> Xem thêm: Cif là gì? Hướng dẫn tính giá Cif

ETA là gì?

ETA là viết tắt của Estimated Time of Arrival được hiệu thời gian dự kiến đến nghĩa là thời gian tàu, phương tiện vận chuyển dự kiến ​​đến cảng đích.

Việc ước tính thời gian đến được sử dụng để cung cấp cho khách hàng, giúp họ ước tính về thời gian phương tiện chở hàng hóa của họ sẽ đến địa điểm của họ.

ETA phụ thuộc vào điều kiện giao hàng và các tác nhân bên ngoài khác ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển. Do vậy, việc tính toán khoảng thời gian này, sẽ xác định một khoảng thời gian nhất định, giảm trừ một số ảnh hưởng về tốc độ tàu, gió, … Ngoại trừ một số rủi ro không lường trước được.

Thuật ngữ ETA là gì? thường được đi kèm với thuật ngữ ETD là gì [được viết tắt từ Estimated/Expected Time of Departure hay được hiểu là thời gian khởi hành dự kiến], để chỉ thời gian bắt đầu dự kiến ​​của một hành trình cụ thể.

Cách phân biệt ETD và ETA trong vận tải

Để xác định khoảng thời gian dự kiến của ETA và ETD, bạn cần nắm trước các thông tin về tên phương tiện vận chuyển, số hiệu/số chuyến, hành trình của phương tiện vận chuyển, lịch cập cảng/bến,…

So sánh

ETA

ETD

Giống nhau

Xác định thời gian dự kiến nên nhiều trường hợp thời gian không chính xác so với thực tế

Bị tác động bởi yếu tố bên ngoài như phương tiện vận chuyển, điều kiện thời tiết, khối lượng hàng, loại hàng hóa, tác nhân khác,…

Hai thuật ngữ ngày thường bị nhầm lẫn “Actual time of departure” [ATD] và “Actual time of arrival” [ATA].

Khác nhau

Tên viết tắt

ETA là viết tắt của Estimated Time of Arrival

ETD là gì viết tắt từ Estimated/Expected Time of Departure

Thời gian dự kiến

Xác định thời gian tàu/hàng đến cảng đích

Xác định thời gian tàu/hàng khởi hành từ cảng đi

Lưu ý: Vì đây là thời gian dự kiến nên xác định mức thời gian này nhiều khi không chính xác so với thực tế, vì thế để tránh trường hợp khách hàng phàn nàn về thông tin này, bạn cần giải thích chi tiết cho khách hàng hiểu hơn về thuật ngữ này.

ETD là thời gian dự kiến khởi hành, không nhất thiết phải là cảng đầu tiên tàu vận chuyển, mà tàu sẽ đến nhiều cảng khác nhau, thời gian của từng cảng sẽ được xác định dự kiến.

Ngoài ra, hiện nay nhiều hãng tàu vận chuyển bằng đường biển đã có nhiều thông tin cập nhật trên website của hãng tàu, website của cảng, bạn có thể dễ dàng tra cứu vị trí của tàu trong vòng 24h bằng định vì vệ tinh, đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển…

>>>>> Bài viết tham khảo: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878

Hai thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực Logistics là Estimated time of departure [ETD] và Estimated time of arrival [ETA]. Thuật ngữ ETD ở đây khác với thuật ngữ Estimated time of delivery [ETD].

ETD [ Thời gian khởi hành dự kiến]?

Estimated time of departure [ETD] là ngày giờ khởi hành dự kiến của lô hàng. Thời gian này sẽ được căn cứ dựa trên thông tin hành trình của phương tiện vận chuyển, do người vận chuyển cung cấp dựa trên nhiều yếu tố như: Tốc độ phương tiện, thời tiết, hành trình trước đó của phương tiện vận chuyển,…

ETA [ Thời gian đến dự kiến ]?

Estimates time of arrival là ngày giờ dự kiến mà lô hàng sẽ đến cảng đích. Đích đến này phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện giao hàng nhưng thông thường được dùng để phản ánh tên một cảng biển hoặc một cảng hàng không. Phương thức vận chuyển có thể là hàng không, đường biển hoặc vận chuyển nội địa như tàu lửa hoặc xe tải.

Sự hiểu lầm phổ biến về hai khái niệm ETD & ETA là:

Thông thường việc thời gian khởi hành và đến dự kiến không chính xác rất hay xảy ra trong ngành logistics do rất nhiều yếu tố liên quan. Và  các khách hàng hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này và 2 khái niệm Actual time of departure [ATD] và Actual time of arrival [ATA].

Làm thế nào để có thể cung cấp cho khách hàng ETD và ETA chính xác hơn?

Như đã nói ở trên, ETD và ETA phụ thuộc nhiều yếu tố và rất hay thay đổi cho nên chúng ta cần thông tin đến đối tác về bất kì một sự thay đổi nào một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Để làm được điều này chúng ta nên lắm rõ tên phương tiện vận chuyển, số hiệu/số chuyến, hành trình của phương tiện vận chuyển, lịch cập cảng/bến,…trước khi phương tiện đến địa điểm khởi hành và đích đến. Thông thường nếu vận chuyển bằng đường biển thì sẽ rất dễ để kiểm tra bởi vì bạn có thể có được các thông tin tàu từ nhiều nguồn như: trang web của hãng tàu, trang web của cảng, một số website còn có thể cho bạn tra cứu vị trí chính xác của tàu trong vòng 24h bằng định vì vệ tinh, đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển…Dựa trên các yếu tố này chúng ta có thể có các ứng phó kịp thời và tránh được các rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa dễ hư hỏng và có vòng đời ngắn.

Dưới đây là ví dụ về một vài cách viết ETD và ETA :

 – Trên đơn đặt hàng, ngày giao hàng có thể được viết theo một vài cách.

Ngày tàu khởi hành: 02/15 [ngày 15 tháng 02] hoặc tàu đi : 02/15

Hoặc là ETD 2/15 [ngày 15 tháng 2].

– Trên đơn đặt hàng, ngày trả hàng có thể được viết theo một vài cách.

Ngày trả hàng 3/15 [ngày 15 tháng 03].

Hoặc là ETA 3/15 [ngày 15 tháng 03].

– Ví dụ về cuộc thảo luận điển hình giữa nhà buôn bán hàng may mặc [nhà nhập khẩu] và nhà máy sản xuất quần áo [nhà xuất khẩu]

Nhà nhập khẩu: Chúng tôi đã đặt hàng áo phông từ bạn ba tháng trước, lô hàng đó đang ở đâu vậy?

Xuất khẩu: Lô hàng đó theo yêu cầu bạn muốn ngày khởi hành ETD là 03/15. Tôi đã check lại trong phiếu đặt hàng mà cả hai bên chúng ta đã ký kết. bạn có thể kiểm tra kỹ lại.

Nhà nhập khẩu: Tôi đã gửi cho bạn một mail & đơn hàng sửa đổi thay đổi yêu cầu đó. Bây giờ. chúng tôi cần ETA vào ngày 03/15. Hãy nhanh chóng hoàn thiện đơn hàng cho chúng tôi.

ETD & ETA chỉ là ngày dự kiến không phải chính xác, vì thế nếu có thay đổi bất kỳ nào đối với lô hàng thì hai bên cần trao đổi và liên hệ giải quyết vào thời gian nhanh nhất có thể.

Nguồn: logisticsinvietnam.vn

Video liên quan

Chủ Đề