Ar và vr là gì

Tương tác ảo [AR - Augmented Reality] tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thực và thông tin ảo. Thông qua các thiết bị như kính thông minh hay điện thoại thông minh cho phép người dùng vẫn nhìn thấy các sự vật của thế giới thực cùng những thông tin kỹ thuật số tương ứng kèm theo.

Thực tế ảo [VR - Virtual Reality] sử dụng các thiết bị mô phỏng để tác động lên các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác nhằm giảm nhận thức người dùng với môi trường thực xung quanh xuống thấp nhất và đưa họ nhập vai hoàn toàn vào không gian ảo.

Tóm lại, AR bổ sung thêm thông tin cho thực tế xung quanh bạn, trong khi VR sẽ chuyển bạn sang một dạng thực tế mô phỏng khác. Để biết rõ hơn, mời các bạn xem infographic sau đây!

Nguồn: visualistan.com

Nếu công nghệ VR đưa người dùng bước vào một thế giới ảo với những trải nghiệm lý thú, thì công nghệ AR lại mang các thành phần “ảo diệu” ra ngoài môi trường thực. Rõ ràng là hai mảnh ghép khác nhau nhưng khi kết hợp chúng lại tạo nên một “bức tranh’’ công nghệ vô cùng hoàn chỉnh.

Công nghệ VR và AR là gì?

Khái niệm công nghệ VR

VR [Virtual Reality, tạm dịch: thực tế ảo] là một công nghệ hiện đại được tích hợp cho các thiết bị công nghệ, điện tử. Ví dụ điển hình của công nghệ VR là: Google Cardboard, kính thông minh Samsung Gear VR, ứng dụng thiết kế website 3D cho nhiều lĩnh vực,…

Công nghệ VR đưa người dùng bước vào một không gian mô phỏng nhưng vẫn rất chân thực chỉ bằng chiếc kính 3 chiều [kính thức tế ảo]. Thế giới ảo mà người dùng nhìn thấy thực chất được thiết lập và điều khiển bởi một hệ thống máy tính có cấu hình cao.

Phản hồi dựa trên thời gian thực là ưu điểm lớn nhất của công nghệ VR. Tính năng này giúp môi trường 3D có khả năng biến đổi để phù hợp với thế giới thực. Khi người dùng hoạt động, cảm biến của kính 3 chiều sẽ thu nhận tín hiệu điện và truyền đến máy tính để phân tích, sau đó tạo ra một không gian ảo mới theo một nguyên lý hoặc thuật toán sẵn có.

Ví dụ: Khi chơi game nhập vai VR, bạn chỉ cần xoay sang hướng khác thì khung cảnh sẽ lập tức thay đổi theo.

Khái niệm công nghệ AR

AR [Augmented Reality, tạm dịch: thực tế ảo tăng cường] là công nghệ mới được tăng cường từ công nghệ VR. Công nghệ này có khả năng xóa bỏ ranh giới giữa thế giới thực và mô hình 3D ảo. Nghĩa là người dùng sẽ được trải nghiệm mô hình ảo trong không gian thực tế thông smartphone hoặc máy tính.

Những thành phần ảo của công nghệ AR được tạo ra từ máy tính và tái hiện lại ngay trong không gian bạn đang ở. Không chỉ xuất hiện ở môi trường thực, chúng còn được bổ trợ thêm âm thanh, video, đồ họa,… Tính năng này mang đến cho người dùng một trải nghiệm chân thật và sinh động nhất. Bạn hoàn toàn có thể tương tác với các mô hình ảo qua điện thoại như: chạm vào, cầm lấy, đẩy mạnh,… Minh chứng điển hình và phổ biến nhất của công nghệ AR đó là trò chơi Pokemon Go.

Ứng dụng của công nghệ VR và AR trong đời sống thực tiễn

Công nghệ VR và các ứng dụng quan trọng

  • Game: xây dựng và tăng trải nghiệm thực tế ảo cho “thế giới trò chơi”
  • Quân đội: mô phỏng các chuyến bay, mô phỏng hiện trường, mô phỏng quá trình chiến đấu,…
  • Thể thao: thiết bị đào tạo kỹ thuật số trong các bộ môn thể thao, giúp đo lường hiệu suất vận động và kỹ thuật của vận động viên
  • Y tế: tạo không gian ảo để điều trị căng thẳng sau chấn thương, mô phỏng bộ phận cơ thể người, mô phỏng không gian phẫu thuật ảo,…
  • Thương mại: thiết bị VR hiện đại như HTC Vive, Google Cardboard, Oculus Rift, mắt kính thông minh Samsung Gear VR,…

Công nghệ AR và các ứng dụng thường gặp

  • Game: phát triển các trò chơi 3D theo thời gian thực
  • In ấn và quảng cáo: hiển thị nội dung kỹ thuật số trên các tạp chí trong thế giới thực
  • Kinh doanh online: mô phỏng hình ảnh sản phẩm thực tế đến khách hàng
  • Nhúng văn bản, hình ảnh, video,…
  • Tích hợp trong các ứng dụng dịch ngôn ngữ giúp người dùng phiên dịch văn bản bằng các ngôn ngữ khác nhau

Điểm giống và khác nhau giữa công nghệ VR và AR

Điểm giống nhau giữa VR và AR

  • Tăng trải nghiệm người dùng: Cả AR và VR đều là những phát minh công nghệ vĩ đại của nhân loại, được tích hợp hai yếu tố thực và ảo đan xen nhau, mang đến trải nghiệm mới lạ và thú vị cho người dùng.
  • Đáp ứng nhu cầu giải trí: Trò chơi 3D là ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ AR và VR. Hai công nghệ này giúp người dùng trải nghiệm những trò chơi theo xu hướng khoa học viễn tưởng, điều mà thế giới thực không bao giờ có được
  • Phục vụ chăm sóc sức khỏe: Điểm tương đồng cuối cùng của VR và AR đó là cả hai đều được ứng dụng trong lĩnh vực y tế, tiếp sức cho đội ngũ y bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân

Điểm khác nhau giữa VR và AR

Phương thức sử dụng

  • VR: Không gian ảo được tạo ra từ máy tính hoặc điện thoại có cấu hình cao, người dùng chỉ có thể bước vào không gian ấy bằng kính thông minh 3 chiều [kính thực tế ảo]
  • AR: Các mô phỏng 3D được xếp chồng lên các thiết bị kỹ thuật số và hiển thị ra thế giới thực thông qua smartphone hoặc máy tính, giúp người dùng giải trí và trải nghiệm mọi lúc mọi nơi mà không cần phải “hóa thân” vào không gian ảo.

Khả năng truyền tín hiệu

  • VR: Cảm biến đóng vai trò quan trọng để thu nhận tín hiệu từ các hoạt động của người dùng và phân tích. Nhờ đó, người dùng có thể tương tác trực tiếp với thế giới ảo theo thời gian thực.
  • AR: Người dùng có thể tương tác với các mô hình 3D trực tiếp trên các thiết bị di động mà không cần đến sự hỗ trợ của bất kỳ công cụ hoặc thiết bị phụ trợ nào. Điều này giúp người dùng linh hoạt và chủ động hơn trong quá trình trải nghiệm, giải trí.

So sánh tổng quan giữa công nghệ VR và AR

AR

VR

Xây dựng mô hình, thành phần 3D và đưa vào thế giới thực

Nhập vai hoàn toàn vào thế giới ảo

Người dùng luôn được hiện diện trong thế giới thực

Giác quan của người dùng được kiểm soát và quản lý bởi hệ thống cảm biến

75% thực và 25% ảo

25% thực và 75% ảo

Người dùng chỉ đắm chìm vào một phần của trải nghiệm

Người dùng hoàn toàn đắm chìm vào trải nghiệm

Yêu cầu băng thông từ 100Mbps

Yêu cầu băng thông ít nhất 50Mbps

Không cần sự hỗ trợ từ các thiết bị khác như kính thông minh và tai nghe

Cần hỗ trợ kính thông minh, một số ứng dụng khác cần hỗ trợ tai nghe

Người dùng vẫn giao tiếp được với thế giới thực dù đang trong quá trình tương tác với thành phần ảo trên điện thoại

Người dùng hoàn toàn cách ly với thế giới thực và chỉ chìm đắm trong môi trường ảo họ đang tương tác

Xóa bỏ ranh giới giữa thế giới thực và ảo

Giúp người dùng bước vào thực tế hư cấu như trong thế giới game

Kết luận

Nhìn chung, AR có vẻ được người dùng ưa chuộng và phổ biến hơn. Công nghệ này đã thật sự bùng nổ và để lại “dư chấn” trong một thời gian dài trong thời điểm Pokemon Go – trò chơi “quốc dân” ra mắt công chúng vào năm 2016. Cho đến hiện tại, Pokemon Go vẫn phát triển rất mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngoài ra, AR “nhỉnh” hơn so VR bởi công nghệ này không phụ thuộc vào các thiết bị hỗ trợ, người dùng có thể trải nghiệm ở bất kỳ đâu và vào thời điểm nào. Trong khi đó, VR đòi hỏi người dùng phải có thiết bị hỗ trợ, ít nhất là một chiếc kính 3 chiều. Nếu muốn trải nghiệm tốt hơn, bạn còn phải đầu tư thêm tay cầm chơi game hoặc các thiết bị đi kèm khác.

Tuy nhiên, về cơ bản, cả hai công nghệ này đều mang đến những giá trị và lợi ích khác nhau cho nhân loại toàn cầu. VR và AR không phải là “đối thủ” mà là “trợ thủ” đắc lực hỗ trợ mọi nhu cầu của người dùng.

FAQs về công nghệ VR và AR

Đáp án là “Có!”! Nhiều chuyên gia đã kết hợp AR và VR để tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn hơn cho người dùng. Khi hai công nghệ được kết hợp với nhau, người dùng sẽ có thể bước vào môi trường hư cấu bằng cách tạo ra một chiều tương tác mới giữa thế giới thực và thế giới ảo.

Để sử dụng VR, bạn cần phải có một số thiết bị hỗ trợ như: kính thực tế ảo, tai nghe, dụng cụ cầm nắm,…, Hình ảnh sẽ được hiển thị bằng cách sử dụng HDMI có kết nối với điện thoại di động hoặc PC.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kính thực tế ảo phù hợp với nhu cầu và ngân sách của người dùng. Tùy theo tính năng mà mỗi loại có mức giá khác nhau. Ở mức giá tầm trung, kính Google Cardboard có giá 10 – 15$. Ở mức giá cao cấp hơn, kính Oculus Rift có giá 600$, HTC Vive Pre có giá 800$.

Hiện tại, công AR được sử dụng phổ biến hơn, nhất là sau khi trò chơi Pokemon Go ra mắt. Ngoài ra, AR có thể sử dụng ngay được trên điện thoại – vật dụng mà bất kỳ ai cũng có. Đặc biệt, hầu hết điện thoại hiện nay nều được đều hỗ trợ camera và hệ thống cảm biến đủ mạnh để sử dụng công nghệ AR.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org

Video liên quan

Chủ Đề