Anten rf là gì sử dụng trong trạm bts năm 2024

Việc thi công lắp đặt chống sét cho trạm BTS sử dụng bộ chống sét là vô cùng quan trọng vì nó giúp bảo vệ toàn bộ các thiết bị trong trạm khỏi bị đoản mạch, ngắn mạch do sét gây ra.

Vậy bạn đã biết cách thi công lắp đặt thế nào cho hiệu quả chưa? Hãy cùng công ty Cohuco tham khảo cách lắp đặt bộ chống sét cho trạm BTS an toàn hiệu quả và chính xác nhất.

Bài viết hữu ích:

  • Một Số Lựa Chọn Thiết Bị Chống Sét Lan Truyền Hiệu Quả
  • Phân Loại Và Biện Pháp Chống Sét Phổ Biến
  • Báo Giá Lắp Đặt Thi Công Hệ Thống Chống Sét Tại TP.HCM

Có hai vị trí lắp đặt bộ chống sét cho trạm BTS là ngoài phòng thiết bị và trong phòng thiết bị. 1. Ngoài phòng thiết bị:

Đối với trạm dùng cột tự đứng hoặc cột dây níu: – Dây thoát sét từ kim thu sét phải được nối trực tiếp thẳng xuống bãi đất, phải kiểm tra thật kỹ tiếp xúc giữa kim thu sét và dây thoát sét. Đảm bảo rằng dây thoát sét không bị đi ngược lên và phải được cố định vào thân cột [mỗi 2m một lần]. Ngoài ra, còn phải đảm bảo tách biệt dây thoát sét với feeder, cáp RF [nên bố trí đi dây thoát sét đối diện với thang cáp đi feeder, cáp RF]

– Để đảm bảo an toàn cho hệ thống, feeder phải được tiếp đất ít nhất 3 điểm

  • Điểm thứ nhất: tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và feeder trên cột khoảng 0,3m đến 0,6m
  • Điểm thứ hai: tại vị trí trước khi feeder uốn cong ở chân cột cách chỗ uốn cong khoảng 0,3m
  • Điểm thứ ba: tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm, nếu lỗ cáp nhập trạm và bảng đất ngoài phòng thiết bị gần nhau thì không cần phải dùng thanh đất mà nối trực tiếp dây tiếp đất cho feeder vào bảng đất này

Lưu ý: Lắp vị trí thanh đất và điểm làm tiếp đất cho feeder thật linh động sao cho dây tiếp đất cho feeder phải đi thẳng xuống, hạn chế tối đa bị uốn cong

– Cả ba thanh đồng tiếp đất, chống sét cho feeder nêu trên phải nối vào bảng đồng tiếp đất trước lỗ cáp nhập trạm và được nối xuống cọc đất như sau:

+ Nếu chiều cao của cột anten < khoảng cách từ chân cột đến lỗ cáp nhập trạm thì dùng dây đồng trần nối trực tiếp xuống cọc đất [Đây là trường hợp hệ thống đất 3 dây]

+ Nếu chiều cao của cột anten > khoảng cách từ chân cột đến lỗ cáp nhập trạm thì sẽ nối chung vào dây đất trong nhà ở mức sàn [Đây là trường hợp hệ thống đất 2 dây] Lưu ý: Phải làm thêm tiếp đất cho vỏ feeder khi chiều dài feeder lớn hơn > 20m

Đối với trạm dùng loại cột cóc [pole]:

– Dây thoát sét của từng cột phải đi thẳng và nối với nhau tại 1 điểm dưới sàn sân thượng rồi nối thẳng trực tiếp xuống bãi đất, sao cho khi có sét đánh ở bất kỳ cột nào thì sét cũng được thoát xuống đất nhanh nhất.

– Feeder phải được làm tiếp đất tại ít nhất 2 điểm:

Điểm thứ nhất: tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và feeder khoảng 30-60 cm Điểm thứ hai: tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm

2. Trong phòng thiết bị:

– Dùng một dây đất nối từ bảng đất chung trong phòng thiết bị đi trực tiếp xuống cọc đất và cách li với phần chống sét bên ngoài phòng thiết bị.

– Tủ điện AC và ổn áp nối đất bằng một đường riêng. Tủ cắt lọc sét phải dùng một dây riêng, tách biệt với các dây khác.

HỎI ĐÁP

Hệ thống inbuilding bao gồm 3 phần chính là: nguồn tín hiệu, hệ thống phân phối tín hiệu và phần tử bức xạ. Trong đó hệ thống phân phối tín hiệu là điểm khác biệt điển hình giữa hệ thống inbuilding so với hệ thống mạng BTS outdoor macro thông thường.

a]Nguồn tín hiệu

- Để phủ sóng cho inbuilding ta có thể dùng nguồn tín hiệu bằng trạm outdoor: Đây là giải pháp đơn giản nhất để cung cấp vùng phủ cho các toà nhà với tín hiệu từ các trạm macro bên ngoài toà nhà. Giải pháp này được khuyến nghị nếu lưu lượng trong tòa nhà không cao, hoặc chủ tòa nhà không cho phép lắp đặt thiết bị và đi cáp trong tòa nhà hoặc việc triển khai giải pháp dành riêng cho nó không kinh tế. Khi đó vùng phủ được cung cấp bằng cách:

- Tín hiệu sẽ thâm nhập vào toà nhà từ bên ngoài. Điều này chỉ thực hiện được đối với các tòa nhà có khoảng hở lớn đối với bên ngoài hoặc ít tường, cửa sổ kim loại.

- Đặt BTS trên các tòa nhà xung quanh và hướng anten tới tòa nhà cần phủ. Khi đó không cần đến hệ thống phân phối tín hiệu nữa và phần tử bức xạ chính là anten của trạm BTS outdoor macro đó. Ưu điểm của giải pháp này là chi phí thấp, không mất nhiều thời gian trong triển khai, có thể phủ cả ngoài nhà [outdoor] và trong nhà [indoor]. Nhược điểm của giải pháp này là vùng phủ hạn chế, tốc độ bit thấp đối với các dịch vụ dữ liệu, dung lượng thấp và chất lượng không thể chấp nhận được ở một số phần trong toà nhà. Suy hao tăng dần khi tần số càng cao, do vậy khó cung cấp vùng phủ cho toà nhà mức tín hiệu tốt. Suy hao có thể khắc phục bằng cách tăng công suất từ các trạm outdoor nhưng nhiễu sẽ tăng. Việc thiết kế tần số gặp nhiều khó khăn do quỹ tần số hạn hẹp [nhất là đối với các nhà khai thác chia sẻ chung băng tần GSM]. Ngoài cách phủ sóng inbuilding bằng trạm outdoor ta có thể sử dụng trạm lặp [repeater] làm nguồn vô tuyến cung cấp cho hệ thống phân phối. Khi đó vùng phủ của trạm outdoor hiện có được mở rộng. Nhưng giải pháp này ít được sử dụng trong thực tế vì cường độ tín hiệu, chất lượng, sự ổn định, dung lượng phụ thuộc vào trạm BTS donor và việc thiết kế cho trạm lặp [quỹ đường truyền, mức độ cách ly 2 hướng] mặc dù giá thành thấp, triển khai nhanh, dễ dàng. Vì có nhiều nhược điểm nói trên nên trên thực tế rất ít nhà cung cấp dịch vụ di động sử dụng giải pháp này, trừ trường hợp bất khả kháng. Nguồn tín hiệu bằng trạm indoor dành riêng: Giải pháp này có thể tăng thêm dung lượng cho những vùng indoor yêu cầu lưu lượng cao. Vấn đề chính ở đây là cung cấp dung lượng yêu cầu trong khi vẫn đảm bảo vùng phủ tốt của toà nhà mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của mạng BTS outdoor macro. Vì vậy giải pháp này được các nhà cung cấp dịch vụ di động sử dụng chủ yếu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trong khu vực: Singapo [hãng Singtel], Malaysia [hãng Digi]... Ưu điểm: nguồn tín hiệu donor ổn định, mức tín hiệu tốt, mở rộng dung lượng hệ thống dễ dàng. Nhược điểm: giá thành cao, yêu cầu phải có cách bố trí tần số/kênh cụ thể và xây dựng hệ thống truyền dẫn đảm bảo tính mỹ thuật.

  1. Hệ thống phân phối tín hiệu

    - Hệ thống phân phối tín hiệu có nhiệm vụ phân phối tín hiệu từ nguồn cung cấp đi đến các anten hoặc phần tử bức xạ khác và được phân loại thành: Hệ thống thụ động: Hệ thống thụ động là hệ thống anten được phân phối bằng cáp đồng trục và các phần tử thụ động. Đây là giải pháp phổ biến nhất cho các khu vực phủ sóng inbuilding không quá rộng, có đặc điểm: - Trạm gốc được dành riêng cho toà nhà. Tín hiệu vô tuyến từ trạm gốc được phân phối qua hệ thống đến các anten. Vùng phủ cho toà nhà được giới hạn đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng mạng BTS outdoor macro. Nhưng yêu cầu kỹ sư thiết kế phải tính toán quỹ đường truyền cẩn thận vì mức công suất ở mỗi anten phụ thuộc vào sự tổn hao mà các thiết bị thụ động được sử dụng, đặc biệt là chiều dài cáp. - Các thiết bị chính gồm: cáp đồng trục, bộ chia [splitter/tapper], bộ lọc [filter], bộ kết hợp [combiner], anten. Hệ thống chủ động: Hệ thống chủ động là hệ thống anten phân phối sử dụng cáp quang và các thành phần chủ động [bộ khuếch đại công suất]. Việc sử dụng cáp quang từ BTS tới khối điều khiển từ xa có thể mở rộng tới từng vị trí anten riêng lẻ bằng cách: tín hiệu RF từ BTS được chuyển đổi thành tín hiệu quang rồi truyền đến và được biến đổi ngược lại thành tín hiệu RF tại khối điều khiển từ xa trước khi được phân phối tới một hệ thống cáp đồng nhỏ. Ngoài ra, hệ thống còn sử dụng các thiết bị khác trong việc phân phối tín hiệu: Hub quang chính, cáp quang, Hub mở rộng, khối anten từ xa.

  2. Phần tử bức xạ - Phần tử bức xạ có nhiệm vụ biến đổi năng lượng tín hiệu điện thành sóng điện từ phát ra ngoài không gian và ngược lại. Do hệ thống inbuilding được sử dụng ở những khu vực có vùng phủ sóng đặc biệt như đã nói ở trên nên đối với từng công trình cụ thể đòi hỏi phải có phần tử bức xạ thích hợp. Cụ thể: Anten: sử dụng thích hợp với những vùng phủ có khuynh hướng hình tròn hoặc hình chữ nhật. Đó là vì anten cho vùng phủ sóng không đồng đều, việc tính quỹ đường truyền phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của toà nhà. Có 2 loại anten thường được sử dụng là anten vô hướng [omni] và anten có hướng [yagi]. Anten vô hướng có tính thẩm mỹ, nhỏ gọn dễ lắp đặt nên có thể kết hợp hài hoà với môi trường trong toà nhà, còn anten có hướng có độ tăng ích cao thích hợp khi phủ sóng trong thang máy. Cáp rò: Đặc điểm của cáp rò [còn gọi là cáp tán xạ] là có cường độ tín hiệu đồng đều theo một trục chính nên thường được dùng cho các vùng phủ phục vụ kéo dài đặc biệt như: hành lang dài, xe điện ngầm, đường hầm...

Chủ Đề