Ăn nước tương nhiều có tốt không

Nước tương có vị ngọt, dịu, thanh, cho bé cảm giác ngon miệng, ăn nhiều cơm nên nhiều mẹ thấy con thích ăn nước tương và nhờ đó ăn được nhiều hơn nên thoải mái cho con dùng, nhưng đôi khi vẫn không tránh khỏi lo ngại.

Thường thì cái gì quá nhiều hay quá lạm dụng đều cũng không tốt, nước tương cũng vậy. Trong thành phần của nước tương có chứa khá nhiều muối không thật sự tốt cho bé. Chưa kể nếu mẹ lỡ chọn các loại nước tương không đảm bảo chất lượng, nước tương sản xuất công nghiệp chứa các chất hóa học không tốt, chất bảo quản...

Vậy nên dù bé rất thích và ăn ngon miệng hơn, nhiều hơn khi dùng nước tương nhưng ba mẹ cũng nên hạn chế cho bé nhé. Đặc biệt nên chọn nước tương chất lượng, an toàn và tốt hơn hết là loại chuyên dùng cho các bé để đảm bảo hơn về dinh dưỡng và tác dụng tới sức khỏe của bé khi dùng.

Nên chọn nước tương nào để an toàn cho bé dùng?

- Chọn nước tương có thương hiệu uy tín: giúp mẹ yên tâm về chất lượng từ nguồn nguyên liệu đến quy trình sản xuất, đảm bảo nước tương cho con dùng là loại nước tương an toàn, vệ sinh thực phẩm, không gây hại đến sức khỏe tức thời hay cả lâu dài khi dùng.

- Ưu tiên chọn các loại lên men truyền thống: Các loại nước tương này thường sẽ có hạn sử dụng ngắn, vì không chứa chất bảo quản, nhưng đảm bảo bé được dùng đúng loại nước tương làm ra từ ngũ cốc, thay vì các loại protein tổng hợp cùng hóa chất.

- Khi lựa chọn mua nước tương, bạn nên chọn mua sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng và chú ý đến thời hạn sử dụng của sản phẩm. Nước tương cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và sau khi mở nắp thì nên sử dụng trong thời gian 1 - 2 tháng.

Xì dầu [hay còn gọi là nước tương] có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng trong bữa ăn của nhiều gia đình. Thành phần chính của xì dầu là đậu nành, lúa mì, muối và chất lên men. Xì dầu có thể được dùng ăn trực tiếp như nước chấm hoặc sử dụng làm gia ᴠị nêm nếm cho các món ăn. Liệu ăn quá nhiều xì dầu có ảnh hưởng đến sức khỏe?

1. Phương pháp sản xuất xì dầu

Có nhiều cách khác nhau để làm ra xì dầu. Theo phương pháp truyền thống, xì dầu được chế biến bằng đậu nành, lúa mì, muối và chất lên men [nấm mốc hoặc men]. Sau đó, để lên men trong một thời gian dài [từ 8 tháng trở lên] và được thanh trùng trước khi đóng chai.

Bên cạnh phương pháp sản xuất truyền thống, xì dầu có thể được sản xuất bằng phương pháp thủy phân axit. Cách này sử dụng đậu nành mà không có dầu, gluten lúa mì và axit clohydric. Hỗn hợp được đun nóng trong 20 - 35 giờ để phá vỡ các protein.

Một số nước sốt đậu nành là hỗn hợp của cả hai phương pháp truyền thống và quá trình thủy phân axit, mặc dù có giá thành rẻ hơn nhưng không ngon bằng phương pháp truyền thống.

Ảnh minh họa

2. Ăn quá nhiều xì dầu gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Có thể gây ung thư

Xì dầu chứa nhiều selen và một số khoáng chất khác tốt cho sức khỏe nhưng qua quá trình sản xuất, tích trữ, vận chuyển hay buôn bán có thể bị ô nhiễm do quy trình sản xuất bẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, trong quá trình lên men của xì dầu, protein mục nát phân giải sinh ra nhiều chất dạng amin, có thể chứa cả nitrit. Đây là chất có thể gây ung thư nếu tiêu thụ quá nhiều.

Hoạt chất isoflavone có trong xì dầu lên men đóng vai trò như một chất xúc tác khiến các tế bào ung thư vú phát triển. Đây cũng là chất được xem là nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều ở nữ giới.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xì dầu là đậu nành nên trong xì dầu có chứa chất isoflavones. Tiêu thụ quá nhiều chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý cho cả nam và nữ. Isoflavones ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Xì dầu truyền thống chứa ít calo và carbs [với ít hơn 10 calo và 1g carbs trên mỗi muỗng canh], nhưng nó lại có hàm lượng natri rất cao. Một muỗng canh duy nhất chứa hơn 900mg, cao hơn 1/3 giới hạn tối đa được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn khỏe mạnh [2.300 mg]. Vì vậy, nếu ăn thường xuyên và quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh tim mạch, huyết áp…

Ảnh hưởng đến tuyến giáp

Trong xì dầu có chứa goitrogens, hóa chất này làm gián đoạn quá trình tổng hợp hormon thyroidal, nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm tuyến giáp.

Vì vậy, chỉ nên sử dụng khi sức khỏe tốt và ổn định, không nên sử dụng vào thời điểm bệnh tuyến giáp đang phát triển mạnh hoặc đang điều trị. Liều lượng sử dụng cũng chỉ nên ở lượng nhỏ, không quá nhiều và không quá thường xuyên.

3. Cách lựa chọn xì dầu tốt cho sức khỏe

Dựa theo tiêu chuẩn đã được quy định, xì dầu được chia ra làm hai loại, một loại dùng để chấm ăn trực tiếp còn loại kia dùng để nấu, xào chế biến thức ăn. Vì vậy, cần xác định rõ mục đích sử dụng để chọn mua xì dầu.

Chỉ số nitơ axit amin được in trong bảng thành phần dán trên sản phẩm chai xì dầu. Hàm lượng nitơ axit amin càng cao thì chất lượng chai nước tương càng cao, hương vị đậm đặc hơn, và thường dao động từ 0,4g - 0,8g/100ml. Ngoài ra cần chú ý:

Ai không nên ăn xì dầu?

Ảnh hưởng đến tuyến giáp Trong xì dầu có chứa goitrogens, hóa chất này làm gián đoạn quá trình tổng hợp hormon thyroidal, nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm tuyến giáp. Vì vậy, chỉ nên sử dụng khi sức khỏe tốt và ổn định, không nên sử dụng vào thời điểm bệnh tuyến giáp đang phát triển mạnh hoặc đang điều trị.

Nước tương có tác dụng gì?

Nước tương dùng làm nước chấm và nhiều món ăn khác. Nhằm tăng thêm hương vị cho món ăn, giúp ăn ngon miệng hơn. - Nhiều người có sở thích dùng nước tương để làm nước chấm nhiều hơn nước mắm bởi vị ngọt tự nhiên, không quá mặn như nước mắm.

Xì dầu có tác dụng gì?

Các chuyên gia Singapore đã gọi xì dầu là sản phẩm duy nhất khả năng chống lại sự phá hủy tế bào mạch máu, do đó ngăn chặn sự phát triển xơ vữa động mạch và các bệnh khác.

Trẻ bao nhiêu tháng ăn được nước tương?

Bé dưới 1 tuổi: Đối với trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ không nên giới thiệu đường, muối, nước mắm, nước tương, bột nêm cho bé. Ở độ tuổi này trẻ cần phát triển các vị giác dựa trên các vị tự nhiên của thực phẩm, nếu sử dụng gia vị không phù hợp thì vị giác của trẻ sẽ không ổn định.

Chủ Đề