4 loại giấy tờ xe máy

Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy, ô tô phải mang theo đầy đủ giấy tờ theo đúng quy định và phải xuất trình khi CSGT yêu cầu kiểm tra, nếu thiếu sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ cụ thể như sau:

- Đăng ký xe

- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông.

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định [đối với ô tô].

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, nếu người điều khiển ô tô, xe máy thiếu một trong những loại giấy tờ trên khi CSGT kiểm tra mà không xuất trình được thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Nghị định số 100/2019 và Nghị định 123/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nêu rõ các mức phạt liên quan. Cụ thể như sau:

Mức phạt lỗi không mang Giấy đăng ký xe

- Đối với ô tô: Trường hợp không có Giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng, đồng thời sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ một đến ba tháng.

Nếu có nhưng không mang theo Giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

- Đối với xe máy: không có Giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng. Nếu có nhưng không mang theo Giấy đăng ký xe bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang Giấy chứng nhận kiểm định áp dụng đối với xe ô tô

- Không có Giấy chứng nhận kiểm định sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

- Trường hợp có nhưng không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 nghìn đồng.

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang Giấy phép lái xe

- Đối với xe ô tô: Nếu không mang Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có Giấy phép lái xe sẽ bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng.

- Đối với xe máy: Trường hợp có nhưng quên không mang Giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có Giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3; bị phạt tiền từ 3 - 4 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

Mức phạt lỗi liên quan đến Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Đối người điểu khiển ô tô không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.

- Đối với người điều khiển xe máy không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 nghìn đồng.

Đề nghị không phạt người có bằng lái xe hết hạn tại nơi giãn cách xã hội

[PLO]- UBND tỉnh Long An đã có văn bản đề nghị không xử lý vi phạm hành chính đối với người có bằng lái xe hết thời hạn sử dụng tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. 

4 loại giấy tờ cần mang theo người khi điều khiển xe máy

Lái xe an toàn, không uống rượu bia, mang đầy đủ giấy tờ…sẽ giúp lái xe tránh được những rắc rối khi bị cảnh sát giao thông “hỏi thăm”. Vậy, cần mang theo giấy tờ gì khi điều khiển xe máy không bị phạt?. Vậy hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu “Giấy tờ cần mang theo khi điều khiển xe máy” là gì để giải đáp thắc mắc của bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Luật Căn cước công dân 2014
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Các loại giấy tờ cần phải mang theo khi điều khiển xe máy

Đối với người điều khiển xe ô máy thì những loại giấy tờ cần phải mang theo và phải xuất trình được khi có yêu cầu của cảnh sát giao thông bao gồm:

-Giấy tờ tùy thân [CMND/CCCD hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác].
-Đăng ký xe.
-Giấy phép lái xe.
-Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.

Mức phạt lỗi khi người lái ô tô không mang đủ giấy tờ

Nếu không có; hoặc không cầm một trong các loại giấy tờ cần phải mang theo khi điều khiển xe máy đều bị xử phạt. Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

Giấy đăng ký xe

-Không có Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng [điểm a khoản 2 Điều 17]. Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày; trước khi ra quyết định xử phạt [điểm g khoản 1 Điều 82].

Ngoài ra nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện [không có giấy tờ;chứng từ chuyển quyền sở hữu xe; hoặc giấy tờ; chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp] thì bị tịch thu phương tiện [điểm đ khoản 4 Điều 17].

-Không mang theo Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng [điểm b khoản 2 Điều 21].

Giấy phép lái xe

Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

-Không có Giấy phép lái xe:

+Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3; và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng [điểm a khoản 5 Điều 21].

Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày; trước khi ra quyết định xử phạt [điểm i khoản 1 Điều 82]

+Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên; xe mô tô ba bánh: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng [điểm b khoản 7 Điều 21].

Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày; trước khi ra quyết định xử phạt [điểm i khoản 1 Điều 82].

-Không mang theo Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng [điểm c khoản 2 Điều 21] trừ trường hợp:

+Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3; và các loại xe tương tự xe mô tô có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp; trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp; nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng [điểm b khoản 5 Điều 21] và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày; trước khi ra quyết định xử phạt [điểm i khoản 1 Điều 82].

+Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp; trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp; nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng [điểm c khoản 7 Điều 21]; và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày; trước khi ra quyết định xử phạt [điểm i khoản 1 Điều 82].

Đối với xe máy chuyên dùng

+Không có bằng [hoặc chứng chỉ] điều khiển; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng [khoản 2 Điều 22].

+Không mang theo bằng [hoặc chứng chỉ] điều khiển; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về thông đường bộ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng [điểm b khoản 1 Điều 22].

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Không có; hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng [điểm a khoản 2 Điều 21].

Có thể bạn quan tâm:

  • Không có bằng lái xe máy có được cấp bằng lái xe ô tô hay không?
  • Giao xe máy cho người chưa đủ tuổi điều khiển bị xử phạt như thế nào?
  • Bị tước giấy phép lái xe máy có được phép lái xe ô tô không?
  • 5 loại giấy tờ cần phải mang theo khi lái ô tô

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Giấy tờ cần mang theo khi điều khiển xe máy. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các loại giấy tờ bắt buộc phải xuất trình đối với người lái ô tô là gì?

Theo Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phải mang đủ 4 loại giấy tờ, gồm: Đăng ký xe, Giấy phép lái xe [GPLX], Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, Giấy tờ tùy thân. Đối với người điều khiển ô tô, ngoài 4 loại giấy tờ trên phải mang thêm Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường

Có được cung xuất trình giấy tờ bản sao khi bị CSGT kiểm tra không?

Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Song với hoạt động quản lý hành chính Nhà nước [trong đó có việc đảm bảo ATGT đường bộ, xử lý vi phạm hành chính], người dân không được sử dụng giấy tờ công chứng mà phải xuất trình bản chính.

Chủ Đề