Quy định mua sắm cấp phát máy vi tính

Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên phải căn cứ vào tiêu chuẩn định mức do cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện việc mua sắm, trang bị máy móc, thiết bị tại đơn vị.

Ảnh minh họa.

Ông Nguyễn Văn Trường [Tiền Giang] đang công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ. Đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán mua sắm máy vi tính phục vụ cho công tác chuyên môn. Việc mua sắm máy vi tính được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và bảo đảm theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, Sở Tài chính yêu cầu việc mua sắm máy vi tính của các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp phải theo thông báo giá hàng quý của cơ quan này phát hành [việc Sở Tài chính phát hành thông báo giá dựa trên cơ sở cấu hình của Sở Thông tin và Truyền thông ban hành và khảo sát giá thị trường chứ không phải đấu thầu mua sắm tập trung].

Trường hợp cơ quan, đơn vị không mua sắm máy vi tính theo thông báo giá của Sở Tài chính thì phải đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định cấu hình và thực hiện mua sắm máy vi tính với cấu hình phải cao hơn và giá phải thấp hơn thông báo của Sở Tài chính. Nếu mua sắm máy vi tính với giá cao hơn thông báo giá của Sở Tài chính [chưa tính đến việc cấu hình cao hoặc thấp hơn] sẽ bị xuất toán phần chênh lệch tăng so với thông báo giá của Sở Tài chính. Ông Trường hỏi, Sở Tài chính yêu cầu nêu trên căn cứ theo quy định nào?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:

Triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 [có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018], Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị áp dụng cho cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước; đây là căn cứ pháp lý để đơn vị lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị; quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị.

Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức đối với 3 loại máy móc thiết bị, gồm:

- Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến: Tiêu chuẩn, định mức thực hiện theo quy định tại Phụ lục số I, II, III, IV ban hành kèm theo Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg.

- Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung: Người có thẩm quyền quyết định giao, đầu tư, mua sắm, điều chuyển, thuê máy móc, thiết bị theo quy định của pháp luật quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thực hiện theo quyết định về tiêu chuẩn định mức do bộ, cơ quan trung ương ban hành hoặc phân cấp thẩm quyền ban hành [đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý], UBND cấp tỉnh ban hành [đối với đơn vị thuộc địa phương] và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư ban hành [đối với tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng tại đơn vị].

Do đó, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên phải căn cứ vào tiêu chuẩn định mức do cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện việc mua sắm, trang bị máy móc, thiết bị tại đơn vị.

Về việc Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang căn cứ quy định nào để yêu cầu việc mua sắm máy vi tính với giá cao hơn thông báo giá của Sở Tài chính [chưa tính đến việc cấu hình cao hoặc thấp hơn] sẽ bị xuất toán phần chênh lệch tăng so với thông báo giá của Sở Tài chính, đề nghị ông Nguyễn Văn Trường liên hệ với Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang để được giải đáp.

Theo Chinhphu.vn

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp? Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị? Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công?

Tài sản công là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân, việc áp dụng các tiêu chuẩn và định mức sử dụng đối với tài sản công đó là nội dung rất quan trọng và xuyên suốt toàn bộ quá trình quản lý tài sản công. Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại cơ quan Nhà nước. Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 3. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp Nghị định Số: 152/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn và định mức sử dụng trụ sở làm việc cơ sở hoạt động sự nghiệp quy định cụ thể như sau:

1. Diện tích đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định căn cứ diện tích nhà làm việc, công trình sự nghiệp thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nghị định này; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

2. Diện tích nhà làm việc, công trình sự nghiệp thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp gồm các loại diện tích sau đây:

a] Diện tích làm việc của các chức danh;

b] Diện tích sử dụng chung;

c] Diện tích chuyên dùng.

3. Diện tích quy định tại khoản 2 Điều này là diện tích tính theo kích thước thông thủy theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục bán thanh lý tài sản công của cơ quan Nhà nước

Căn cứ theo quy định đã nêu như trên ta thấy pháp luật đã quy định rõ tiêu chuẩn, định mức đối với 02 nhóm đối tượng cụ thể đó là các tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc đối với cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức và các tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở hoạt động sự nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ theo khoản 2 như đã nêu trên ta thấy pháp luật có đề ra về tiêu chuẩn và định mức về về diện tích làm việc của chức danh cụ thể về điều chỉnh, bổ sung tiêu chuẩn, định mức của một số chức danh như là việc thực hiện điều chỉnh định mức đối với chức danh Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao… và thông qua đó để bổ sung định mức với chức danh của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương… Diện tích làm việc tối đa cho từng chức danh được quy định theo 04 cấp [Trung ương, tỉnh, huyện, xã].

Tại điểm b khoản 2 về diện tích sử dụng chung thì căn cứ theo quy định trước đây, tổng diện tích trụ sở làm việc ngoài phần diện tích làm việc của các chức danh còn có  diện tích bộ phận công cộng và kỹ thuật  gồm có phòng khách, phòng họp, phòng tiếp dân, phòng tổng đài điện thoại, bộ phận thông tin… và diện tích bộ phận phụ trợ và phục vụ gồm có diện tích các sảnh chính, sảnh phụ và hành lang, thường trực bảo vệ…, không bao gồm diện tích cầu thang, diện tích nhà để xe, phòng hội nghị và phòng hội trường; được thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy dựa trên các quy định cũ và mới ta thấy các quy định này tồn tại xuất hiện sự trùng lắp, dẫn đến còn nhiều cách hiểu khác nhau giữa “diện tích bộ phận công cộng và kỹ thuật”; “Diện tích bộ phận phụ trợ và phục vụ”…

Cuối cùng đó là đối với loại diện tích chuyên dùng thì diện tích chuyên dùng gồm có diện tích chuyên dùng trong diện tích nhà làm việc thuộc trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp và diện tích công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập…

2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị:

Căn cứ theo quy định tại Điều 5. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị [thay thế Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ] cũng quy định một số nội dung mới như sau:

1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý được quy định chi tiết tại Phụ lục số I kèm theo Quyết định này.

2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh được quy định chi tiết tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.

3. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện được quy định chi tiết tại Phụ lục III kèm theo Quyết định này.

Xem thêm: Mẫu quyết định đưa tài sản cố định của công ty vào sử dụng? Mẫu quyết định giao quản lý và sử dụng tài sản cố định mới?

4. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp xã được quy định chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo Quyết định này.

5. Ngoài máy móc, thiết bị quy định tại các Phụ lục I, II, III và IV ban hành kèm theo Quyết định này, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, đầu tư, mua sắm, điều chuyển, thuê theo quy định của pháp luật quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cần thiết khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc, nhu cầu sử dụng và khả năng nguồn kinh phí được phép sử dụng, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Như vậy căn cứ theo quy định này có thể thấy về tiêu chuẩn định mức điều chỉnh giá của một số máy móc, thiết bị để phù hợp với thực tế, cụ thể: máy vi tính để bàn và máy tính xách tay từ 13 triệu đồng lên 15 triệu đồng; máy in từ 7 triệu đồng lên 10 triệu đồng/máy…

Theo quy định thì các dạng máy móc, thiết bị chuyên dùng chia thành 02 nhóm cụ thể đó là nhóm máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo và nhóm máy móc, thiết bị chuyên dùng khác. Tuy nhiên trên thực tế thì việc sử dụng và áp dụng các tiêu chuẩn định mức này còn tồn tại rất nhiều hạn chế, dẫn đến giảm hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công và chi ngân sách cho mua sắm tài sản công.

Tồn tại này xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân như xuất phát từ hệ thống tiêu chuẩn, định mức ban hành chưa đầy đủ, chưa phù hợp với thực tiễn và với việc áp dụng tiêu chuẩn, định mức trong quản lý tài sản công và quản lý chi ngân sách nhà nước còn hạn chế và trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn chưa quan tâm đúng mức đến việc áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công và xử lý nghiêm minh, triệt để các sai phạm liên quan đến áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.

3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công:

Như vậy dựa trên các quy định của pháp luật và trên tình hình thực tế để phát huy hiệu quả của công cụ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong quản lý tài sản công và quản lý chi ngân sách nhà nước, cần sớm triển khai những nội dung sau:

Thứ nhất cần xác định các khoảng trống, các quy định pháp lý chưa phù hợp để tiếp tục hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.

Theo các Điều 24, 26 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì việc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được phân cấp cho rất nhiều cơ quan, người có thẩm quyền. Hiện tại, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công gồm có các tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp [Nghị định số 152/2017/NĐ-CP]; tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô [Nghị định số 04/2019/NĐ-CP] và tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị [Quyết định số 50/2017/QĐ-CP].

Xem thêm: Quyền sử dụng là gì? Quy định về quyền sử dụng tài sản?

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công mặc dù đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 nhưng đến nay còn nhiều văn bản quy định và hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công công tác xây dựng chưa được ban hành. Vì vậy, cần thực hiện việc đánh giá các văn bản quy định về tiêu chuẩn, định mức thi hành Luật Quản lý, sử dụng của các bộ quản lý chuyên ngành; các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư và các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức.

Bên cạnh đó, cần đánh giá tổng kết những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành các tiêu chuẩn, định mức cũng như tình hình áp dụng các quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công đã ban hành. Qua đó, đẩy nhanh tiến độ ban hành và hoàn thiện các văn bản quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.

Thứ hai cần có biện pháp để tăng cường sử dụng công cụ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong quản lý chi ngân sách nhà nước.

Chi ngân sách nhà nước để hình thành tài sản phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị như: chi đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản… chiếm tỷ trọng lớn trong chi ngân sách nhà nước. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã quy định “tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được sử dụng làm căn cứ để lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công…”.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước còn có lúc chưa quan tâm đầy đủ việc chấp hành quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước, dẫn đến giảm hiệu quả trong quản lý chi ngân sách nhà nước liên quan đến hình thành tài sản; lập dự toán ngân sách không sát với nhu cầu thực tế; mua sắm chưa phù hợp tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.

Video liên quan

Chủ Đề