Phép cộng - lý thuyết phép cộng và phép trừ số tự nhiên toán 6 kntt với cuộc sống

Nhận xét: Ta thấy nếu tính riêng 12+28 và 25+15 thì được: 12+28=40 và 25+15=40 kết quả của hai phép tính này là tròn chục nên ta thực hiện phép tính sau:

1. Phép cộng

\[a + b = c\]

[số hạng] + [số hạng] = [tổng]

Minh họa trên tia số:

Tính chất của phép cộng:

Giao hoán: \[a + b = b + a\]

Kết hợp: \[\left[ {a + b} \right] + c = a + \left[ {b + c} \right] = a + b + c\]

\[a + b + c\] được gọi là tổng của ba số \[a,b,c\]

Cộng với số 0: \[a + 0 = 0 + a = a\]

Lưu ý: Khi cộng nhiều số, ta nên nhóm các số hạng có tổng là số chẵn tròn chục, tròn trăm,...[nếu có].

Ví dụ:

Tính một cách hợp lí: 12+25+15+28

Nhận xét: Ta thấy nếu tính riêng 12+28 và 25+15 thì được: 12+28=40 và 25+15=40 kết quả của hai phép tính này là tròn chục nên ta thực hiện phép tính sau:

12+25+15+28

= 12+28+25+15 [Đổi vị trí của các số 25, 15, 28: Tính chất giao hoán]

= [12+28]+[25+15] [Kết hợp]

= 40+40

= 80

2. Phép trừ

Cho hai số tự nhiên \[a\] và \[b,\] nếu có số tự nhiên \[x\] sao cho \[b + x = a\] thì ta có phép trừ

\[a - b = x\]

[số bị trừ] - [số trừ] = [hiệu]

Chú ý: Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.

Minh họa trên tia số:


Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề