Ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương

Đáp án `+` Giải thích các bước giải:

     Trong Chuyện người con gái Nam Xương, cái bóng xuất hiện hai lần đại điện cho hai tầng nghĩa khác nhau. Ở lần thứ nhất là khi Vũ Nương đang bế con, đó là cái bóng thể hiện cho tình yêu cao đẹp của nàng Vũ Nương dành cho con, cũng như nỗi nhớ chồng da diết nơi chiến trường. Nó thể hiện cho niềm khao khát về một hạnh phúc đơn giản: Hạnh phúc của gia đình đông đủ, hòa thuận. Nhưng đó cũng là chi tiết mở đầu để thắt nút câu chuyện đầy oan nghiệt phía sau. Cái bóng vò võ, đơn côi, cô độc, đáng thương của Trương Sinh là xuất hiện lần hai cũng như tình tiết mở nút thắt cho câu chuyện. Trương sinh khi ấy thấy được nỗi oan của vợ, cái tội của mình. Đồng thời, hình ảnh chiếc bóng lần thứ hai trong chuyện cũng như một lời kết tội Trương Sinh : Lối sống gia trưởng, Nam quyền. Qua chi tiết trên, chúng ta thấy được sự tàn ác của chiến tranh phi nghĩa, cũng phê phán lối sống cổ hũ của chế độ Nam quyền xã hội phong kiến xưa.

Cái bóng là chi tiết đặc biệt trong Chuyện người con gái Nam Xương. Dàn ý ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam xương sẽ giúp các em hiểu về vai trò, ý nghĩa quan trọng của chi tiết chiếc bóng trong sự phát triển của mạch truyện cũng như việc truyền tải tư tưởng chủ đề của câu chuyện.


Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam xương

I. Dàn ý ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam xương [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu truyện Chuyện người con gái Nam Xương và chi tiết chiếc "bóng":
+ "Chuyện người con gái Nam Xương" là câu chuyện đã lấy nước mắt của người đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa.
+ Một trong những chi tiết để lại nhiều ấn tượng đó là hình ảnh" cái bóng".

2. Thân bài

- Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường qua ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra:
+ Vũ Nương đã nói với con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha.
+ Sợ con buồn tủi và thiếu thốn tình cảm của cha mà nàng đã nói dối Đản, lời nói dối ấy là biểu hiện cao đẹp nhất của tình yêu mà Vũ Nương dành cho con.
+ Đối với bé Đản, chiếc bóng ấy là hiện thân của cha mình, là điều có thể khoả lấp nỗi mong chờ trong em.
+ Trong suy nghĩ non nớt của mình, em luôn tin mình có một người cha đêm nào cũng đến với mẹ con mình.
+ Câu chuyện về người cha khác từ bé Đản đã làm nảy ra trong Trương Sinh mối nghi ngờ không dứt
=> Trương Sinh cho rằng vợ mình không chung thủy, hắn mắng nhiếc chửi rủa , đánh đập nàng → Nàng buộc phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang.

- Cái bóng cũng chính là chi tiết mở nút, chứng minh sự oan khiên của nàng Vũ Nương:
+ Trong đêm, khi ngồi cùng bé Đản, cái bóng xuất hiện, bé Đản gọi tiếng" cha" như những lần ngồi cùng mẹ
+ Trương Sinh hiểu được lỗi lầm của mình và nhận ra sự đau đớn của vợ
=> Chiếc bóng đã hoá giải báo nỗi nghi ngờ trong Trương Sinh → Hối hận muộn màng

3. Kết bài

Chi tiết đã góp phần vạch trần chế độ phong kiến nhiều bất công tàn bạo, khi mà chế độ phụ hệ lên ngôi, sự nhẫn tâm đã đẩy người phụ nữ trở nên khốn khổ đến đường cùng.

II. Bài văn mẫu Ýnghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam xương [Chuẩn]

Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu của văn học trung đại, ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị trong đó phải kể đến "Chuyện người con gái Nam Xương". Câu chuyện đã lấy nước mắt của người đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa. Một trong những chi tiết để lại nhiều ấn tượng đó là hình ảnh "cái bóng".

Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường quà ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra. Là một người vợ có chồng ra chiến trận bao năm không chút tin tức, nàng thui thủi một mình chăm mẹ già con côi. Cuộc sống xa chồng đã vất vả khó khăn lại thiếu thốn tình cảm chắc chắn càng mệt mỏi,...[Còn tiếp]

>> Xem bài mẫu đầy đủÝ nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xươngtại đây.

//thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-y-nghia-cai-bong-trong-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-51848n.aspx

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nêu ý nghĩa của chi tiết chiếc bóng trong chuyện Người con gái Nam Xương

Các câu hỏi tương tự

  • Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
    • Nguyễn Dư hay thường được gọi là Nguyễn Dữ là một danh sĩ thời Lê sơ và thời Mạc; quê ở tỉnh Hải Dương.
    • Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện được trích từ quyển Truyền kì mạn lục [Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền]
  • Dẫn dắt vấn đề: ý nghĩa cái bóng.
  • Cái bóng trong câu chuyện là chi tiết tạo nên cách thắt nút cho câu chuyện
    • Đối với Vũ Nương: trong những ngày chồng ra chiến trường, vì không muốn con thiếu vắng bóng người cha nên vào hằng đêm nàng chỉ vào cái bóng của mình và bảo đó là cha của bé Đản ⇒ Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
    • Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên được tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng nít thin thít và không bao giờ bế nó.
    • Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác [cái bóng] đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thủy chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương. Hậu quả làm Vũ Nương phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang để minh oan cho bản thân mình.
  • Cái bóng trong truyện là chi tiết tạo nên mở nút cho câu chuyện
    • Sau khi hiểu ra cái bóng chính là người cha mà bé Đản nhắc tới, Trương Sinh đã hiểu được nỗi oan của vợ.
  • Nỗi oan ức mà Vũ Nương phải gánh chịu đều được bắt đầu và hóa giải vì cái bóng.
  • Cách thắt nút và mở nút bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, có giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công đối với phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.
  • Nêu tóm lược giá trị nghệ thuật của hình tượng cái bóng
    • Cái bóng được xem là chi tiết mang giá trị nghệ thuật cao: thắt nút và mở nút.
    • Đánh giá và rút ra bài học
  • Phê phán chế độ nam quyền dưới thời phong kiến.

Đề bài: Ý nghĩa hình tượng nghệ thuật của cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương

Gợi ý làm bài:

Chuyện người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nguồn gốc của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian tên là Vợ chàng Trương. Câu chuyện được xây dựng theo lối truyền kì. Tình huống dựa trên truyện cổ dân gian. Thế nên tính hoang đường trở thành yếu tố mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc.

Hình tượng chiếc bóng trên tường của Vũ Nương là một yếu tố độc đáo. Chi tiết có vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện tình đầy ngang trái, oan khuất.

Trước hết, chi tiết cái bóng có ý nghĩa thắt nút. Nó gây ra mối hoài nghi trong lòng Trương Sinh.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Chi tiết cái bóng có ý nghĩa mở nút cho câu chuyện. Nó tháo gỡ nỗi hoài nghi trong Trương Sinh và minh chứng cho sự trong sạch của Vũ Nương. Chính nhờ cái bóng ở trên tường được bé Đản gọi là “cha” mà sau này chàng nó nhận ra nỗi oan của vợ. Bao nghi ngờ, oan ức đều được hóa giải nhờ vào chiếc bóng. Trương Sinh đã hiểu ra tất cả nhờ chi tiết cái bóng.

Chỉ bằng một tình tiết hết sức đơn giản, thế mà Nguyễn Dữ đã tạo nên một thiên truyện làm cảm động lòng người. Chính cách thắt nút và mở nút của câu chuyện qua chi tiết cái bóng này đã làm cho cái chết của Vũ Nương càng thêm oan khuất, có giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ, đã đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát.

Ngoài đề bài Ý nghĩa hình tượng nghệ thuật của cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương, các em có thể tham khảo thêm một số đề văn khác xoay quanh tác phẩm này tại đây:

----Mod Ngữ văn tổng hợp và biên soạn----

Video liên quan

Chủ Đề