Xét tuyển bổ sung là gì

Phó tổng biên tập: Hải Thành

Phó tổng biên tập: Lâm Hiếu Dũng

Phó tổng biên tập - Tổng thư ký tòa soạn: Trần Việt Hưng

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2023 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Thí sinh và phụ huynh đến nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vào sáng 26-8 - Ảnh: Như Hùng

Ở đợt 2, mỗi thí sinh có 3 giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Mỗi giấy chứng nhận kết quả thi có một bộ số mã vạch [gồm 12 chữ số, in bên dưới mã vạch] riêng biệt.

Tuy nhiên thực tế, theo các chuyên gia tuyển sinh, việc hoàn tất thủ tục ĐKXT tương đối đơn giản.

Đầu tiên, thí sinh tải phiếu ĐKXT tại địa chỉ //thisinh.thithptquocgia.edu.vn hoặc sử dụng bản in sẵn tại các sở GD-ĐT [hoặc các trường THPT] hoặc tại các trường ĐH, CĐ nơi thu phiếu ĐKXT.

Sau đó, thí sinh điền đầy đủ thông tin vào phiếu ĐKXT, mỗi phiếu ĐKXT dùng để đăng ký vào một trường [3 phiếu ĐKXT thí sinh dùng để đăng ký vào 3 trường khác nhau]:

- Phiếu ĐKXT thứ nhất ghi số mã vạch của giấy chứng nhận kết quả thi thứ nhất;

- Phiếu ĐKXT thứ hai ghi số mã vạch của giấy chứng nhận kết quả thi thứ hai;

- Phiếu ĐKXT thứ ba ghi số mã vạch của giấy chứng nhận kết quả thi thứ ba.

Thí sinh lưu ý khi điền thông tin vào phiếu ĐKXT phải ghi đầy đủ 12 chữ số mã vạch của một giấy chứng nhận kết quả thi, mỗi chữ số của mã vạch ghi vào 1 ô, đồng thời ghi rõ mã trường [ký hiệu trường] vào 3 ô, mỗi ô chỉ ghi 1 ký tự và ghi rõ tên trường.

Thí sinh phải ghi ít nhất 1 nguyện vọng và tối đa là 4 nguyện vọng [không bắt buộc] đăng ký, gồm: tên nhóm ngành hoặc ngành, mã ngành, tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển. Các nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Gạch chéo các nguyện vọng thí sinh không đăng ký.

Các trường cũng lưu ý đối với thí sinh gửi phiếu ĐKXT qua đường bưu điện hoặc nộp phiếu ĐKXT trực tiếp tại trường ĐH, CĐ phải nộp kèm theo phiếu ĐKXT một bản photo giấy chứng nhận kết quả thi có số mã vạch đã ghi trong phiếu ĐKXT. Trong đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng hoặc rút hồ sơ, do vậy cần suy nghĩ kỹ trước khi đăng ký.

Chia sẻ trong chương trình, tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết: "Năm nay có một điều lạ hơn so với năm ngoái là tỷ lệ thí sinh [TS] xác nhận nhập học tương đối chậm". Tiến sĩ Hải cho rằng một phần nguyên nhân khách quan có thể do trong thời gian xác nhận nhập học, số ngày nghỉ lễ kéo dài và TS còn chờ tới những ngày cuối cùng.

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, cũng thông tin đến thời điểm này, theo ghi nhận thực tế từ trường, TS đến làm thủ tục nhập học chậm hơn năm trước, hiện mới khoảng 80%.

Tiến sĩ Võ Thanh Hải [giữa], Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân và thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, tham gia chương trình tư vấn chiều qua 6.9

ĐÀO NGỌC THẠCH

Nói về tình trạng trên, thạc sĩ Nguyên cho rằng có thêm nguyên nhân từ việc nhiều trường ra thông báo xét tuyển bổ sung ngay trong thời điểm TS đang xác nhận nhập học. Do đó TS dù trúng tuyển nhưng biết các trường còn xét tuyển vẫn nộp hồ sơ xét bổ sung và chờ kết quả trước khi thực hiện xác nhận nhập học. "Dù vậy, TS cần thực hiện xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT theo đúng quy định. Việc gia hạn làm thủ tục nhập học trực tiếp tại các trường thì cần liên hệ cụ thể với từng trường", thạc sĩ Nguyên nhắc nhở.

Nhận định chung về tình hình xét tuyển bổ sung năm nay, tiến sĩ Thanh Hải nói: "Theo số liệu tính toán sơ bộ từ thông báo tuyển bổ sung của các trường, đến thời điểm này chỉ tiêu cần tuyển đã lên tới gần 20.000, do đó TS còn nhiều cơ hội trong xét tuyển đợt sau".

Ông Hải nêu thêm, năm nay đợt xét tuyển bổ sung diễn ra với nhiều nhóm trường, với cả những ngành có độ cạnh tranh cao như khoa học sức khỏe. Ông Hải lý giải năm nay có gần 1 triệu TS dự thi tốt nghiệp, trong đó 660.000 TS xét tuyển và trong số này có 92,7% trúng tuyển đợt 1. Với tỷ lệ nhập học bình quân ước tính 90% thì có khoảng 550.000 TS, trong khi số chỉ tiêu vào ĐH năm ngoái khoảng 575.000.

"Như vậy, chưa kể số xét bổ sung thì đợt 1 năm nay đã thấp hơn 25.000 TS so với năm ngoái. Vì vậy, việc xét tuyển bổ sung là tất yếu cho dù năm nay các trường không tăng chỉ tiêu", ông Hải nói.

Thạc sĩ Doãn Nguyên cũng cho hay hiện có số lượng lớn các trường ĐH thông báo xét tuyển bổ sung. Trong đó, trường xét bổ sung ít nhất 100 - 200 chỉ tiêu, nhiều nhất lên tới 3.000.

Thí sinh trúng tuyển đợt 1 làm thủ tục nhập học

ĐÀO NGỌC THẠCH

LƯU Ý ĐIỂM CHUẨN XÉT TUYỂN BỔ SUNG

Lưu ý với TS tham gia xét bổ sung, tiến sĩ Võ Thanh Hải cho rằng cần đặc biệt lưu ý thời gian và điều kiện xét tuyển bổ sung cụ thể từng trường. Có trường chỉ nhận hồ sơ trong 5 - 7 ngày, có trường kéo dài 10 ngày. "Điểm xét tuyển bổ sung tối thiểu bằng điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1. Do đó, TS cần xem mức điểm các trường nhận hồ sơ đợt bổ sung ở mức nào trước khi quyết định từ bỏ việc xác nhận nhập học. Điều này cần thiết trong trường hợp điểm thi không an toàn có thể dẫn đến nguy cơ không trúng tuyển năm nay", tiến sĩ Hải nhấn mạnh.

Với khối ngành khoa học sức khỏe, tiến sĩ Hải cho biết Trường ĐH Duy Tân xét bổ sung bình quân mỗi ngành khoảng 10 chỉ tiêu. Ông Hải dự báo sự cạnh tranh giữa các TS ở đợt bổ sung không nhiều và cơ hội trúng tuyển của TS rất lớn. Lý do là mỗi phương thức xét tuyển đều có sàn tối thiểu. Cụ thể, phương thức xét học bạ và xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực yêu cầu TS phải có học lực khá giỏi lớp 12 theo quy định… Ngưỡng sàn với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp năm nay cao hơn năm ngoái, cũng là mức điểm sàng lọc với TS. Do đó, điểm chuẩn các ngành này của trường có thể không thay đổi lớn.

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên cũng thông tin thêm: "Với tình hình xét tuyển năm nay, dự kiến điểm chuẩn đợt bổ sung chỉ bằng hoặc nhỉnh hơn 1 - 2 điểm so với đợt 1, tùy theo ngành. Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM hiện nhận hồ sơ xét học bạ đến hết ngày 12.9".

Xét tuyển bổ sung 2023 khi nào?

Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung năm 2023 từ ngày 28/8 đến hết ngày 30/9/2023. Mức điểm nhận hồ sơ: Đối với phương thức xét điểm thi THPT: Từ 16 điểm đến 19 điểm theo từng ngành.

Tuyển sinh bổ sung lớp 10 là gì?

[NLĐO]- Đối tượng được tuyển bổ sung là những học sinh đã tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024 và không trúng tuyển cả 3 nguyện vọng vào các trường THPT công lập. Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM vừa chính thức ra hướng dẫn tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2023-2024.

Khi nào có xét tuyển đợt 2 2023?

Thời gian nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển đợt 2: Từ ngày 8.9.2023 - 15.9.2023.

Đăng ký xét tuyển bổ sung như thế nào?

Thông thường có 3 hình thức nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung: Nộp hồ sơ trực tuyến, nộp về phòng tuyển sinh của trường theo đường bưu điện và nộp trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh của nhà trường. Thí sinh cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn xét tuyển bổ sung thay vì xác nhận nhập học ở đợt 1.

Chủ Đề