Xe ô to khó nổ lúc máy nguội

Tình trạng xe ô tô khó nổ máy là tình trạng xảy ra khá phổ biến khiến nhiều lái xe lo lắng về tình trạng xe của mình. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một lỗi thông thường mà rất nhiều xe mắc phải. Vậy nguyên nhân khiến cho xe ô tô khó nổ máy và cách khắc phục là gì? Hãy cùng Tahico, đi tìm hiểu ngay bây giờ nhé. //tahico.com/wp-content/uploads/2021/08/cac-nguyen-nhan-khien-cho-xe-o-to-kho-no-may.mp3

Các nguyên nhân khiến xe ô tô khó nổ máy

Trong quá trình sử dụng xe có rất nhiều trường hợp xe ô tô không đề được hay đề không nổ mặc dù đã có sự cải tiến rất nhiều về động cơ của các nhà sản xuất. Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta sẽ đi vào làm rõ từng nguyên nhân sau:

Ắc quy của xe bị hỏng hoặc bị yếu

Ắc quy ô tô bị yếu là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến xe ô tô khó nổ máy. Có thể nói đây là bộ phận quan trọng cung cấp điện cho việc khởi động xe, do vậy nếu ắc quy của bạn gặp sự cố thì xe ô tô khó nổ máy là điều hiển nhiên. Tác nhân làm cho ắc quy gặp sự cố thường là do điện tích bị sụt giảm.

Thông thường tình trạng này sẽ được khắc phục chỉ với một máy phát điện, giúp xe nạp đầy lại năng lượng cho ắc quy là được. Tuy nhiên, đối với những chiếc xe ô tô khó nổ máy này thì máy phát điện không có cơ hội hoạt động nên việc bù năng lượng cho ắc quy bị mất.

Các nguyên nhân khiến xe ô tô khó nổ máy

Củ đề xe bị lỗi

Hãy lắng nghe âm thanh khi xe nổ máy. Nếu xe ô tô khó nổ máy đi kèm với tiếng lách cách hay tạch tạch thì khả năng cao là củ đề xe ô tô đã bị lỗi. Thông thường lỗi này sẽ gây hiện tượng xe oto sáng đề khó nổ, xe ô tô khó nổ lúc máy nguội…

Nguyên nhân có thể vì chổi than củ đề bị mòn, rơ le đề bị hỏng, vả đề bị hỏng hay các mối nối bị hoen gỉ… Để xử lý nên đưa đến garage kiểm tra. Trong trường củ đề xe hỏng nặng tốt nhất nên thay mới.

Rơ le hoặc bơm nhiên liệu bị lỗi

Khi bơm nhiên liệu [bơm xăng hoặc bơm cao áp] hoặc rơ le bị lỗi, nhiên liệu sẽ không được phun hoặc phun với lưu lượng không đủ để quá trình cháy diễn ra. Điều này dẫn đến tình trạng đề xe ô tô khó nổ. Để theo dõi động cơ có nhận được đủ nhiên liệu hay không thì bạn hãy trang bị đồng hồ áp suất nhiên liệu để đo.

Bugi/bô bin đánh lửa bị trục trặc

Để động cơ hoạt động được thì cần phải có nhiên liệu, nén nhiên liệu, tia lửa điện và thời gian. Nếu không có tia lửa điện thì xe của bạn sẽ không thể khởi động được. Lỗi không có tia lửa điện thường là do bugi hoặc bộ phận đánh lửa của xe bị hư.

Bên cạnh đó, tia lửa điện còn cần phải xuất hiện đúng lúc và đủ điện áp thì mới có thể đề nổ. Do đó, khi chiếc xe bắt đầu yếu đi hoặc ô tô khó nổ máy thì bạn nên kiểm tra bugi và thời điểm đánh lửa của động cơ xe.

Các nguyên nhân khiến xe ô tô khó nổ máy

Hệ thống phun kim nhiên liệu bị tắc

Để xe ô tô hoạt động cần có nhiên liệu. Khi nhiên nhiên liệu không thể vào hay vào buồng đốt xy lanh động cơ với lưu lượng không đủ thì động cơ xe sẽ không thể hoạt động. Kim phun nhiên liệu trong động cơ thường bị bẩn sau một thời gian dài sử dụng. Nếu không được vệ sinh định kỳ sẽ dễ dẫn đến tình trạng kim phun bị bẩn gây tắc nghẽn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phun nhiên liệu vào buồng đốt. Vì vậy khi bị lỗi này thì ô tô khó nổ máy, đề chậm nổ.

Xe ô tô khó nổ lúc máy nguội vì để qua đêm 

Xe ô tô để qua đêm, máy của xe sẽ bị nguội khi đề thì không nổ, kêu tạch tạch hay đề chậm nổ là những vấn đề gây khó chịu cho người dùng. Hiện tượng xe ô tô đề khó nổ có thể do nhiệt độ không khí ban đêm xuống thấp, dầu trong bình chứa có dấu hiệu đông đặc lại và kết tủa trên bề mặt. Điều này sẽ khiến lọc dầu ô tô bị bịt kín, cản trở việc truyền dẫn nhiên liệu vào buồng đốt, làm việc khởi động xe khó hơn bình thường.

Sự cố này hay xảy ra ở các dòng xe có khóa xăng an toàn dạng chân không. Đặc biệt là khi chủ xe ít di chuyển hoặc không sử dụng nên lượng không khí trong đường ống xăng sẽ gây ra ngưng tụ. Hoặc dầu nhớt quá cũ hoặc bị cô đặc khi trời lạnh cũng khiến cho các chi tiết máy hoạt không được trơn tru, máy hoạt động ì ạch hơn. Ngoài ra, khi nhiệt độ môi trường thấp cũng khiến các phản ứng hóa học bên trong ắc quy diễn ra chậm hơn bình thường nên việc khởi động cũng khó khăn hơn.

Biện pháp để khắc phục hiện tượng này chủ xe có thể thực hiện như vệ sinh động cơ. Nếu hư hỏng nặng có thể kiểm tra thật kỹ để có những phương án xử lý thích hợp nhất. Và bạn cũng nhớ là nên thay dầu nhớt cho xe để các chi tiết máy không bị hao mòn.

Xe ô tô khó nổ lúc máy nguội vì để qua đêm

Với trường hợp xe nổ máy nhưng không chạy được, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tính trạng này như do máy nguội, do xe lâu không sử dụng, bugi xe bị mòn,… nhưng nguyên nhân mà hay gặp phải nhất đó là do xe bị ngập nước.

Đối với trường hợp xe bị ngập nước, các bạn sẽ gặp một số vấn đề như đề hoài không nổ, xe đề lên nhưng rồi hụt máy, xe đề lên được nhưng không chạy được. Nếu các bạn gặp những vấn đề này sau khi di chuyển qua vùng nước ngập thì đây chính là lý do chính. Việc đầu tiên cần làm là đưa xe ra khỏi vùng ngập nước và để nước trong xe chảy hết ra ngoài. Sau đấy, các bạn đề thử máy xe và xem âm thanh khởi động như thế nào.

Nếu xe nổ máy được nhưng rồi bị hụt thì có thể hộp số truyền động và lốc máy đã bị vào nước một phần. Các bạn nên đưa xe đến ngay các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe gần nhất để kiểm tra xem có cần thay nhớt máy và nhớt hộp truyền động. Để bảo vệ động cơ thì bạn nên thay ngay một loại nhớt rẻ tiền, sau đấy tầm 3 đến 4 ngày thì các bạn thay hoàn toàn nhớt mới để sử dụng xe bình thường.

Xe ô tô nổ máy nhưng không chạy được

Trên đây là một số giải đáp về các nguyên nhân khiến cho xe ô tô khó nổ máy mà Tahico muốn chia sẻ, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Tahico qua hotline 0987 694 999 hoặc truy cập website //tahico.com/ để tham khảo thông tin chi tiết.

10:15 - 13/05/2020

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe ô tô khó nổ máy hoặc không khởi động được, có thể kể đến như ắc quy yếu/hỏng, hệ thống đề có vấn đề hay bình nhiên liệu đã cạn.

Trong quá trình sử dụng xe, chắc hẳn có đôi lần các bác tài phải "toát mồ hôi" khi gặp tình trạng ô tô khó nổ máy hoặc không thể khởi động được. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra vào mùa đông, sau khi xe "lội nước" hay sau một thời gian dài không sử dụng xe. Tuy nhiên, nếu nắm rõ các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, các bác tài có thể chủ động hơn trong việc khắc phục sự cố và giảm thiểu tình trạng xe hỏng hóc nặng hơn.


Xe ô tô thường khó nổ máy vào mùa đông, sau khi đi mưa hay sau thời gian dài không sử dụng

Sau đây là một số nguyên nhân chính khiến cho xe ô tô khó nổ máy.

Bình nhiên liệu cạn

Khi xe hết nhiên liệu, động cơ không đủ nguồn lực để nổ máy nên rất khó để hoạt động như bình thường. Chính vì vậy, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra để kịp thời đổ nhiên liệu cho xe. Không nên để xe cạn nhiên liệu mới đổ, thói quen này lâu dần sẽ khiến cho động cơ nhanh xuống cấp, hỏng hóc và ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Tốt nhất, nên đổ nhiên liệu cho xế cưng khi thấy kim báo chưa chạm vạch đỏ.

Ắc quy xe yếu/hỏng

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xe ô tô khó nổ máy/không khởi động được chính là ắc quy ô tô yếu hoặc đã bị hỏng. Trong quá trình sử dụng, nếu chủ xe không biết cách tiết kiệm điện năng thì ắc quy sẽ bị yếu dần. Khi tắt động cơ, chủ xe nên kiểm tra đã ngắt các thiết bị điện khác hay chưa để ắc quy không bị hao tốn điện. Khi đỗ xe, bác tài cũng nên nhớ tắt đèn pha để tiết kiệm điện.


Ắc quy yếu hoặc bị hỏng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe ô tô khó khởi động.

Khi ô tô khó nổ máy vì ắc quy yếu, người lái không nên cố gắng khởi động xe nhiều lần để tiết kiệm điện năng cho ắc quy. Sau đó, sử dụng bộ kích hoặc sạc nạp điện để ắc quy có thể hoạt động lại bình thường.

Nếu để ắc quy trong tình trạng cạn kiệt thường xuyên thì lâu dần bộ phận này sẽ bị hỏng hóc và khiến cho xe không thể khởi động. Chính vì vậy, nếu như không hay sử dụng xe, chủ xe vẫn nên kiểm tra và nạp điện cho ắc quy kịp thời để tăng tuổi thọ cho bộ phận quan trọng này.

Ngoài kiểm tra điện năng của ắc quy, theo kinh nghiệm của Tinxe, bác tài cũng không thể bỏ qua các đầu cực nối của bộ phận này vì không loại trừ khả năng các đầu nối của ắc quy bị hao mòn khiến cho khả năng dẫn điện kém đi.

Trong trường hợp nếu bình ắc quy đã được nạp đầy năng lượng mà ô tô vẫn khó nổ máy, bác tài hãy bật đèn pha để nhận biết tình hình. Nếu đèn pha tắt khi xe vẫn đang khởi động thì có thể các dây cáp nối của ắc quy đang có vấn đề. Còn nếu đèn pha sáng nhưng xe vẫn khó nổ máy thì lúc này vấn đề có thể nằm ở công tắc, khóa điện, cầu chì, bộ đề hoặc rơ-le...

Hệ thống đề xe bị lỗi

Ô tô khó nổ máy đôi khi nguyên nhân đến từ hệ thống đề xe đang gặp trục trặc bởi sau một thời gian, các bộ phận như bánh răng hay ổ trục sẽ bị hao mòn và hỏng hóc. Dấu hiệu cho thấy hệ thống đề xe bị lỗi đó là khi khởi động sẽ phát ra những âm thanh lách tách. Bác tài cũng có thể so sánh độ sáng của đèn pha khi vặn chìa ở nút off/on, nếu đèn pha mờ đi khi ở chế độ "on" thì cần phải sửa chữa hệ thống đề xe ngay.

Bugi có vấn đề


Bugi trục trặc sẽ ảnh hưởng đến quá trình đánh tia lửa điện, đốt cháy nhiên liệu trong động cơ.

Đối với xe sử dụng động cơ xăng, nếu gặp tình trạng ô tô khó nổ máy, phần lớn nguyên nhân liên quan đến bugi, bộ phận đánh lửa và dây cao áp. Trong quá trình sử dụng, bugi sẽ bị dính nhiều muội than và dây cao áp bị hao mòn khiến cho việc cung cấp tia lửa điện vào buồng đốt không đủ, dẫn đến động cơ khó khởi động.

Chính vì thế, khi thấy xe chạy bị ì và hiện tượng khó nổ máy thường xuyên diễn ra thì chủ xe cần kiểm tra bugi bởi tia lửa điện đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình đốt cháy nhiên liệu của xe.

Cách kiểm tra chất lượng hoạt động của bugi không quá phức tạp, bác tài tháo bugi ra và để nó cạnh miếng kim loại và quay động cơ. Nếu bugi vẫn phát ra tia lửa điện thì chỉ cần sửa chữa, còn nếu không thì phải thay bugi mới.

Rơ-le/bơm xăng gặp trục trặc

Trong quá trình lái xe, tài xế nên chú ý quan sát đồng hồ áp suất nhiên liệu để nắm được tình hình nạp nhiên liệu của động cơ. Bởi nếu như rơ-le hoặc bơm xăng gặp trục trặc sẽ khiến cho động cơ không nhận đủ nhiên liệu để hoạt động, dẫn đến tình trạng khó nổ máy.

Ngoài ra, theo tư vấn kỹ thuật ô tô, nếu như hệ thống đề quay nhưng không khớp với vòng quay của bánh đà thì do nam châm điện của rơ-le bị yếu, hay có thể răng bánh đà hỏng hoặc cũng không loại trừ trường hợp hệ truyền động của xe đang có vấn đề.

Hệ thống phun nhiên liệu bị tắc

Khi hệ thống phun nhiên liệu, bao gồm kim phun, bộ lọc bị tắc nghẽn do cặn bẩn, nhiên liệu sẽ không đến được động cơ và dẫn đến xe khó khởi động. Chính vì thế, chủ xe nên kiểm tra bộ lọc nhiên liệu thường xuyên để đảm bảo quá trình nhiên liệu nạp vào khoang động cơ diễn ra thuận lợi.

Cần gạt số chưa đúng vị trí

Trong trường hợp xe số tự động, nếu người lái không để cần số về vị trí P hoặc cài số và không đạp côn đối với xe số sàn thì cũng gặp phải hiện tượng ô tô khó nổ máy. Nếu xe được trang bị tính năng khởi động bằng nút bấm, nếu chưa đạp thắng thì xe cũng khó khởi động.


Cần số để chưa đúng vị trí cũng khiến cho xe khó nổ máy.

Hoàng Cúc

Video liên quan

Chủ Đề