Xe chạy sai tuyến Phạt bao nhiêu tiền?

Theo đó, qua công tác nắm tình hình, Đội Thanh tra giao thông quận Cầu Giấy xác định trên địa bàn xuất hiện một số xe khách đi sai hành trình nên đã tổ chức lực lượng mật phục, kiểm tra.

Khoảng 4h20 rạng sáng 23-3, đơn vị phối hợp với Công an phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy làm nhiệm vụ trên tuyến phố Trần Vĩ, kiểm tra đối với xe khách giường nằm BKS: 38B-014.29, thuộc Công ty cổ phần Phú Quý, có địa chỉ tại số 146 Hà Huy Tập, phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Dù đã được phân tuyến cố định Hà Tĩnh - Bến xe Nước Ngầm, song xe khách Phú Quý vẫn đón trả khách tại khu vực quận Cầu Giấy

Qua kiểm tra cho thấy, xe khách Phú Quý được cấp phép chạy tuyến Hà Tĩnh - Bến xe Nước Ngầm. Tuy nhiên, khoảng 2-3 ngày trở lại đây, phương tiện này đã di chuyển đến khu vực quận Cầu Giấy để trả khách. Thời điểm kiểm tra, lái xe Hồ Sỹ Trung cũng đã xuất trình các giấy tờ có liên quan.

Căn cứ vi phạm lỗi đón khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón trả hành khách, không chạy đúng hành trình vận tải quy định, lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt đối với lái xe số tiền 2.200.000 đồng, tước GPLX 3 tháng; xử phạt Công ty cổ phần Phú Quý số tiền 11.000.000 đồng với lỗi không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký về hành trình chạy xe, tước phù hiệu 2 tháng.

Ông Phan Anh Tuấn - Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông quận Cầu Giấy cho biết, địa bàn quận nối các huyện ngoại thành vào trung tâm TP Hà Nội, do vậy, mật độ giao thông luôn ở mức cao. Trên cơ sở đánh giá tình hình giao thông thực tế, các tuyến xe khách phía Nam đã được bố trí đón trả khách tại Bến xe Nước Ngầm, vừa đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vừa an toàn cho hành khách lên, xuống xe cũng như các phương tiện tham gia giao thông khác.

Việc xe khách chạy sai hành trình có thể gây nguy cơ phá vỡ luồng tuyến và mất an toàn giao thông

Việc xe khách chạy sai hành trính có thể gây nguy cơ phá vỡ luồng tuyến theo quy định, thứ hai là phương tiện vận tải khách lớn, mật độ giao thông cao dễ gây ùn ứ hoặc va chạm giao thông…

Theo thống kê của Đội Thanh tra giao thông quận Cầu Giấy, năm 2022, đơn vị đã xử lý 868 trường hợp, phạt số tiền 2 tỷ 428 triệu đồng; tạm giữ 22 phương tiện. Từ 13-12-2022 đến 14-3-2023, đơn vị đã xử lý 219 trường hợp, phạt tiền 777.800.000 đồng; tước GPLX gần 60 trường hợp, trong đó xử phạt 470.000.000 đồng đối với xe khách hợp đồng, xe khách cố định và xe buýt, phạt 145 triệu đồng với xe tải và xe con.

Thời gian tới, lực lượng Thanh tra giao thông quận Cầu Giấy sẽ tiếp tục mạnh tay xử lý, đảm bảo TTATGT, TTĐT, không để các phương tiện hoạt động vi phạm, gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT chung trên toàn địa bàn.

Đi sai, rẽ sai làn đường là lỗi mà người tham gia giao thông thường xuyên mắc phải. Vì vậy, các phương tiện khi lưu thông trên đường đều phải chú ý tuân thủ nghiêm túc các tín hiệu giao thông để tránh vi phạm Luật Giao thông cũng như gây ra tai nạn không đáng có. Vậy hành vi đi sai làn đường, lỗi rẽ sai đường bị xử phạt bao nhiêu? Cùng Vietmap tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Đi sai làn đường là gì?

Theo khoản 3.22, Điều 3, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam 41:2019 sửa đổi Quy chuẩn 41:2016/BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2019, quy định: “Làn đường là một phần của phần đường xe chạy và được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn. Phần đường xe chạy là một phần của đường bộ và được sử dụng cho các phương tiện lưu thông. Có thể có một hoặc nhiều làn đường cho xe chạy”.

Đồng thời, theo quy chuẩn này, “Đi sai làn đường là phương tiện giao thông đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn đường chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện giao thông nhất định”. Ví dụ, xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe máy hoặc ngược lại xe máy đi sang làn đường của xe ô tô được xác định là lỗi đi sai làn đường.

Hiện nay, những lỗi đi sai làn đường thường xảy ra phổ biến ở các làn đường có biển báo R.415: “Biển gộp làn đường theo phương tiện” và R.412: “Làn đường dành riêng cho từng loại xe”. 

II. Quy định mức phạt cho lỗi đi sai làn đường là bao nhiêu?

Lỗi đi sai làn đường là một trong những lỗi vi phạm thường mắc phải của các phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành vào ngày 30/12/2019, quy định xử phạt phương tiện đi sai làn đường như sau:

- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, lỗi đi sai làn đường sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng, đồng thời tước bằng lái xe từ 1 - 3 tháng. Với trường hợp người điều khiển xe ô tô đi sai làn đường và gây ra tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng, đồng thời tước bằng lái xe từ 2 - 4 tháng.

- Đối với người điều khiển trên xe gắn máy [kể cả xe máy điện như các dòng xe máy điện thông minh], xe mô tô, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, lỗi đi sai làn đường sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi sai làn đường gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng, đồng thời tước bằng lái xe 2 - 4 tháng.

- Đối với người điều khiển xe kéo, xe máy chuyên dụng, lỗi đi sai làn đường sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng, đồng thời tước bằng lái xe từ 1 - 3 tháng. Trường hợp người điều khiển xe kéo, xe máy chuyên dụng đi sai làn đường gây ra tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng, đồng thời tước bằng lái xe từ 2 - 4 tháng.

- Đối với người điều khiển hoặc người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác sẽ bị phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng.

III. Phân biệt lỗi đi sai đường với lỗi sai vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu đường bộ có tác dụng hỗ trợ, hướng dẫn và điều tiết giao thông. Loại vạch này được sử dụng độc lập hoặc kết hợp cùng đèn tín hiệu giao thông và các biển báo khác. Nếu xuất hiện nhiều tín hiệu giao thông cùng lúc thì thứ tự ưu tiên là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu giao thông, biển báo và vạch kẻ đường.

Người tham gia giao thông không tuân thủ theo chỉ dẫn của biển báo và vạch kẻ đường thì được gọi là phạm lỗi sai vạch kẻ đường. Những lỗi này thường xảy ra trên những đoạn đường giao nhau có biển báo “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” [R.411]. Biển báo R.411 hướng dẫn cho người điều khiển phương tiện biết số lượng làn đường và hướng đi trên mỗi làn theo vạch kẻ đường. Ví dụ, tại nơi giao nhau, các phương tiện không nhập đúng làn đường theo chỉ dẫn của vạch kẻ đường và biển báo như xe đi thẳng ở làn rẽ phải được gọi là lỗi không tuân thủ biển báo hiệu và vạch kẻ đường.

Tuy nhiên, biển báo R.411 chỉ có hiệu lực xử phạt khi kết hợp với vạch kẻ đường 1.18. Vì vậy, ở các đoạn đường có biển báo R.411 và vạch kẻ đường 1.18, nếu người điều khiển phương tiện lái xe rẽ phải hoặc rẽ trái vào làn có vạch mũi tên đi thẳng thì sẽ bị phạm lỗi.

IV. Mức xử phạt cho lỗi dừng đèn đỏ sai làn là bao nhiêu?

Trường hợp 1: Có biển báo hoặc vạch kẻ đường chỉ hướng

Trường hợp tại ngã tư có cắm biển R.411 hoặc trên mặt đường có kẻ vạch như ảnh thì làn đường bên phải chỉ dành cho rẽ phải, những người đứng chờ đèn đỏ ở vị trí như trên là phạm luật.

Mũi tên là vạch kẻ đường chỉ hướng phải đi, nếu dừng chờ trên làn đường này nhưng không rẽ phải mà tiếp tục đi thẳng, tài xế sẽ phạm lỗi “Không tuân thủ theo vạch kẻ đường”. Trong trường hợp trên, người đi xe máy nộp phạt 60.000 - 80.000 đồng và tài xế ôtô sẽ phải nộp phạt 100.000 - 200.000 đồng.

Trường hợp 2: Không có biển, không có vạch hoặc biển báo và vạch kết hợp

Trên thực tế, nhiều trường hợp người tham gia giao thông vừa được đi thẳng, vừa rẽ phải khi có biển báo 411. Loại vạch này thường áp dụng ở những ngã tư đường hẹp hoặc có 2 làn đường nhưng lưu lượng giao thông đông đúc.

Trong trường hợp các phương tiện xe máy đi thẳng chờ đèn đỏ trên làn đường rẽ phải sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt cao nhất lên đến 600.000 đồng, cụ thể:

Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với người điều khiển các phương tiện giao thông thực hiện hành vi vi phạm sau: 

Điều khiển phương tiện không đi theo chiều đi của mình; đi không đúng làn đường [làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều] và phần đường quy định; điều khiển phương tiện đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển phương tiện đi trên hè phố trừ trường hợp điều khiển đi qua hè phố để vào nhà.

Trường hợp các phương tiện xe ô tô đi thẳng đứng chờ đèn đỏ trên làn đường rẽ phải sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt cao nhất lên đến 600.000 đồng, cụ thể:

“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các hành vi vi phạm sau:

g] Điều khiển phương tiện không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng làn đường [làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều], phần đường theo quy định; điều khiển phương tiện đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển phương tiện đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển đi qua hè phố để vào nhà;”

Người phạm lỗi đi sai làn đường không những sẽ bị phạt tiền, bị tước bằng lái xe mà còn có thể dẫn đến những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vì vậy, người lái xe cần tuân thủ đúng quy định về làn đường cũng như xây dựng văn hóa giao thông khi điều khiển phương tiện, tránh những tổn hại không đáng có gây ảnh hưởng kinh tế lẫn an toàn của bản thân và những người xung quanh.

Chủ Đề