Xây dựng và chứng minh giả thuyết khoa học

TP CHÍ KHOA HC ĐI HC SÀI GÒN Số 23 [48] - Tháng 12/2016

25

Xây dựng giả thuyết khoa học như thế nào?

How to formulate a scientific hypothesis

PGs.Ts. Trần Thanh Ái

Trường Đại học Cần Thơ

Tran Thanh Ai, Assoc.Prof. Ph.D.

Cantho University

Tóm tắt: Xây dựng giả thuyết thường là một trở ngại cho nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, nhất là các

nhà nghiên cứu trẻ, bởi vì họ không hiểu đặc điểm; ý nghĩa mục đích của giả thuyết khoa học.

Bài viết này phân tích những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải, hệ thống hóa những nguyên lý

chủ yếu về giả thuyết khoa học, và đề ra cách xây dựng giả thuyết xác đáng, giúp các nhà khoa học trẻ

áp dụng dễ dàng.

Từ khoá: giả thuyết khoa học, nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu mô tả, nghiên cứu giải thích, nghiên

cứu ứng dụng

Abstract: Formulating a hypothesis is often a major difficulty for many Vietnamese researchers,

especially young researchers, because they do not understand characteristics, significances and aims of

scientific hypotheses. This paper consists to analyze errors that many people often commits,

systematize main principles on hypothesis, and show how to formulate a pertinent hypothesis, in order

to help young researchers to apply it easily.

Keywords: scientific hypothesis, exploratory research, descriptive research, explanatory research,

applied research

Xây dựng giả thuyết một trong các

khâu bản của nghiên cứu khoa học

mọi nhà nghiên cứu đều phải nhuần

nhuyễn. Thế nhưng thực tế cho thấy rằng

đây lại thao tác gây không ít mắc mứu,

chẳng những cho sinh viên, học viên sau

đại học mà còn cho cả giới khoa học ưu tú

của đất nước. Thật vậy, trong một bài viết

đăng trên tạp chí Hoạt động khoa học, GS.

Vũ Cao Đàm có kể câu chuyện như sau:

“Một vị chủ nhiệm khoa của một

trường đại học lớn Nội, đồng thời

chủ tịch một hội đồng khoa học và đào tạo

cấp khoa, có chức danh khoa học, luôn lớn

tiếng mắng đồng nghiệp khi họ nêu giả

thuyết cho nghiên cứu của mình. Vị chủ

nhiệm khoa y nói: ‘NCKH của các anh

cần gì phải có giả thuyết’ [!]. Tại một viện

nghiên cứu khác ở Hà Nội, ban lãnh đạo

của viện đã phân vân, nên yêu cầu các

nghiên cứu sinh học viên cao học viết

giả thuyết trong luận văn của mình nữa

không, vì các vị cho rằng, viết thì thừa,

không viết thì thiếu!” [Vũ Cao Đàm, 2008:

29].

Các trường hợp lấn cấn như trên không

phải hiếm hoi: chỉ cần đọc qua nhiều luận

văn thạc sĩ, luận án tiến cả những đ

tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm

thu, chúng ta thể nhận ra rằng việc xây

dựng giả thuyết đã gây ra không ít

XÂY DNG GI THUYT KHOA HC NHƯ TH NÀO?

26

khó khăn cho người nghiên cứu, thậm chí

hé lộ những ngộ nhận nguy hiểm của

nhiều nhà nghiên cứu về ý nghĩa, nhiệm vụ

cũng như cách thức xây dựng giả thuyết.

Hiểu sai về những vấn đề này ắt sẽ làm sai

trong nghiên cứu, hệ quả nghiên cứu

không giá trị. Đây cũng thể là một

trong những nguyên nhân khiến nền khoa

học nước ta vẫn lẹt đẹt phía sau các nước

trong khu vực. thế, việc nâng cao trình

độ và tay nghề về phương pháp nghiên cứu

khoa học đương nhiên là bao gồm việc tìm

hiểu cặn kẽ về giả thuyết trong khoa học

và áp dụng thuần thục kiến thức ấy vào

trong nghiên cứu. Sau đây, chúng tôi sẽ lần

lượt phân tích các khía cạnh cơ bản liên

quan đến giả thuyết khoa học.

1. Giả thuyết và giả thuyết khoa học

Trước khi đi vào chi tiết, cần phải phân

biệt hai khái niệm tên gần giống nhau,

người ta thường sử dụng lẫn lộn trên

các phương tiện thông tin đại chúng, thậm

chí cả trong các tài liệu khoa học, các giáo

trình đại học và sau đại học. Đó là “giả

thuyết” và “giả thiết”.

1.1. “Giả thuyết” không luôn đồng nghĩa

với “giả thiết”

Trên các phương tiện thông tin đại

chúng, thời gian vừa qua người ta thường

bắt gặp cả hai từ “giả thiết” “giả

thuyết” trong các bài báo bàn về những

nguyên nhân của các tai nạn máy bay

MH370 MH17. Tìm kiếm trên Google

ngày 28/7/2014 với các từ khóa dưới đây

[có dùng ngoặc kép], chúng tôi nhận được

kết quả tần số xuất hiện của hai từ này như

sau :

“giả thiết” + “tai nạn” + “máy bay”:

106.000 lần

“giả thiết” + “tai nạn” + “máy bay”:

225.000 lần

Điều đó cho thấy rằng tần số sử dụng

từ “giả thiết” dù chỉ bằng phân nửa của

“giả thuyết”, nhưng giá trị tuyệt đối của

rất lớn, và được phân bố trên nhiều loại

báo in, báo mạng. Nói cách khác, xã hội

đang thói quen sử dụng lẫn lộn hai từ

này, như thể đó là những từ đồng nghĩa.

Sự lẫn lộn này còn xảy ra cả trong lĩnh

vực khoa học : khi khảo sát tần số xuất

hiện hai cụm từ “Giả thiết khoa học” và

“Giả thuyết khoa học” [ngày 28/7/2014,

dùng ngoặc kép], chúng tôi có được kết

quả như sau :

“Giả thiết khoa học” : 68.200

“Giả thuyết khoa học” : 469.000

Vậy “giả thuyết” là gì, mà nhiều người

thường nhầm lẫn với “giả thiết” ? Theo Từ

điển tiếng Việt [1998] :

- giả thiết d. [hoặc đg]. 1 Điều cho

trước trong một định lí hay một bài toán đ

căn cứ vào đó suy ra kết luận của định

hay của bài toán. 2 Điều coi như là

thật, nêu ra làm căn c để phân tích, suy

luận ; giả định.

- giả thuyết d. 1 Điều nêu ra trong

khoa học để giải thích một hiện tượng tự

nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa

được kiểm nghiệm, chứng minh. 2 [id.]

Như giả thiết [ng.2].

Nói một cách cụ th hơn, giả thiết là

một tình huống mà người ta nêu ra để xem

xét những hệ quả có thể của nó, nhằm mục

đích so sánh, đối chiếu, cân nhắc, chọn lựa

một giải pháp. Một giả thiết thường được

đặt sau từ “giả sử” hay “nếu” : nếu bỏ k

thi tốt nghiệp phổ thông thì chuyện gì sẽ

xảy ra ? hoặc bằng một từ diễn tả sự việc

có thể sẽ xảy ra, như tựa một bài báo: Hình

dung quan hệ Mỹ-Trung dưới thời nữ Tổng

thống Mỹ Hillary Clinton [bà này hiện nay

chưa phải là Tổng thống Hoa Kỳ].

Trong khi đó, giả thuyết là một dự

đoán về câu trả lời người ta đang tìm

kiếm cho một câu hỏi ; dự đoán đó nhằm

TRẦN THANH ÁI

27

mục đích tập trung sự tìm kiếm vào

những khả năng lớn nhất, để tăng hiệu

quả tìm kiếm. Nhờ có giả thuyết mà việc

tìm kiếm được định hướng, vì nó dựa

trên ít nhiều cơ sở thực tiễn, và người đi

tìm tránh được tình trạng tìm kiếm

mẫm, họa, bột phát. Bên cạnh nghĩa

chủ yếu y, “githuyết” còn có nghĩa

phái sinh, Từ điển tiếng Việt cho

đồng nghĩa với nghĩa 2 của “giả thiết”,

“điều coi như thật, nêu ra làm căn

cứ để phân tích, suy luận ; giả định.”.

Điều đó nghĩa “giả thuyết” [nghĩa

2] có thể được thay thế bằng “giả thiết”,

còn “giả thuyết” [nghĩa 1] thì không thể

được. Chính sự nhầm lẫn giữa nghĩa 1

2 của từ “giả thuyết” nguyên nhân

của việc sử dụng lẫn lộn như ta đã thấy ở

trên. Nói cách khác, khi muốn bàn về

nguyên nhân [hay đặc điểm] chưa biết

của một hiện tượng, ta phải dùng từ “gi

thuyết”.

1.2. Giả thuyết trong đời thường và giả

thuyết khoa học

Nhân đề cập đến định nghĩa “giả

thuyết” của Từ điển tiếng Việt, cũng cần

phải nói thêm từ “giả thuyết” ban đầu

được các nhà triết học và khoa học sử

dụng trong quy trình tìm kiếm tri thức

mới, nhưng dần dần được sử dụng rộng

rãi trong xã hội [Từ điển Littré, 1959] để

tìm kiếm lời giải thích cho những sự

việc chưa rõ ràng. Trong cuộc sống hàng

ngày, khi tìm hiểu một chuyện gì, chúng

ta thường nêu giả thuyết [mà ta thường

gọi là “suy đoán”]. Chúng ta thường nêu

giả thuyết về những tình huống đơn giản

và quen thuộc, như khi ta đi tìm cái chìa

khóa xe máy [để trả lời câu hỏi “Chìa

khóa ở đâu?”], hoặc khi ta quan tâm đến

sự vắng mặt của một đồng nghiệp trong

quan [để trả lời câu hỏi “Sao bạn X.

hôm nay không đi làm?”]. Nêu giả

thuyết nhằm ướm thử một câu trả lời

cho câu hỏi của ta, và mục đích của việc

nêu giả thuyết để việc tìm kiếm được

nhanh chóng: sau khi u giả thuyết, ta

kiểm tra xem giả thuyết vừa nêu có phải

câu trả lời đúng cho câu hỏi hay

không. Nếu câu trả lời sai, nghĩa giả

thuyết không phù hợp, ta sẽ nêu giả

thuyết khác, rồi lại kiểm tra... Các thao

tác này được lặp lại cho đến khi nào tìm

được câu trả lời chính xác. Mục đích của

việc nêu giả thuyết để tìm chiếc chìa

khóa mà không phải lục tung cả ngôi

nhà lên, chỉ cần kiểm tra những nơi

nhiều khả năng nhất. Những nơi

chúng ta kiểm tra đó chính những câu

trả lời phỏng đoán [tức giả thuyết] cho

câu hỏi Chiếc chìa khóa đâu ?

nhiên là trong số nhiều giả thuyết đó, chỉ

có một giả thuyết đúng mà thôi.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng

ngày, không phải chuyện nào ta cũng

quyết tâm điều kiện để kiểm tra giả

thuyết cả. Ta thường chỉ kiểm tra giả

thuyết đối với những vấn đề bức bách

trong cuộc sống [tìm chìa khóa xe để đi

làm], nhưng ta sẽ không tìm mọi cách để

kiểm tra giả thuyết liên quan đến những

thắc mắc, những câu hỏi không cấp

thiết: ta có thể nêu giả thuyết về lý do

bạn X. vắng mặt [“Bạn bị bệnh”, “bạn

về quê”…] nhưng thể không theo

đuổi đến cùng việc tìm ra nguyên nhân

thực sự của việc vắng mặt đó, nếu việc

vắng mặt của bạn X. không ảnh hưởng

đến hoạt động của tập thể. Chúng ta

cũng quan tâm đến nhiều chuyện phức

tạp hơn như muốn biết nguyên nhân của

việc ngày càng có nhiều trẻ con phải

mang kính, cũng ít nhiều giả

thuyết, như các em ngồi nhiều trước máy

vi tính, phòng học thiếu ánh sáng...

Nhưng việc kiểm chứng các giả thuyết

này thì không dễ chút nào, đòi hỏi

phải có nhiều phân tích, thực nghiệm

mà chỉ các nhà khoa học mới điều

kiện thực hiện. Trong cuộc sống đời

XÂY DNG GI THUYT KHOA HC NHƯ TH NÀO?

28

thường, rất nhiều giả thuyết chúng

ta nêu ra nhưng không thể tự kiểm chứng

được bằng các quan sát thông thường,

phải cần đến các quy trình khoa học. Đó

chính là những vấn đề mà các nhà khoa

học quan tâm.

Những giả thuyết đời thường khác với

giả thuyết khoa học ở nhiều chỗ: cho dù

được kiểm nghiệm đúng đi chăng nữa,

giả thuyết trong đời thường chỉ là một thao

tác đơn giản nhằm giúp ta thêm thông

tin về môi trường quanh ta. Những thông

tin đó dù mới mẻ, độc đáo đến đâu đi

chăng nữa [thí dụ: bạn X. vắng mặt đã

bỏ việc, bạn X. bị chuyển công tác, bạn X.

đi du học…] cũng không phải kiến thức

mới về thế giới khách quan, tức là

không phục vụ cho sứ mệnh của khoa học.

Trong khi đó, giả thuyết khoa học là kết

quả của một quy trình phức tạp, từ phát

hiện vấn đề, nghiên cứu tài liệu, suy ngẫm

tìm tòi các khả năng thể của câu trả lời

cho thắc mắc, trăn trở của người nghiên

cứu, để cuối cùng chọn một khả năng có

triển vọng nhất, thể cung cấp kiến thức

mới về đối tượng nghiên cứu, thể tổ

chức kiểm nghiệm được.

2. Giả thuyết khoa học

Như ta đã biết, mặc dù nghiên cứu

khoa học đi tìm tòi thám hiểm để tìm ra

kiến thức mới, nhưng đó không phải là một

sự tìm kiếm cầu may. Sau một thời gian

tìm hiểu một hiện tượng lạ mình quan

tâm, nhà nghiên cứu thể thấy thấp

thoáng cuối con đường những dấu hiệu đầu

tiên của đích đến. Đó chính là những cơ sở

đầu tiên cho việc xây dựng giả thuyết, để

sau đó tìm cách kiểm nghiệm giả thuyết.

Nói về tầm quan trọng của giả thuyết khoa

học, Loubet del Bayle đã lưu ý như sau:

“Trong chu trình hệ thống hóa các

bước tiến hành khoa học, việc nêu giả

thuyết là một giai đoạn quyết định. Kết quả

của nghiên cứu tùy thuộc vào giai đoạn

này. Chất lượng của các ý tưởng nêu lên

vào lúc y sẽ quyết định giá trị của các

kết quả thu được. Chính ở giai đoạn này

các khám phá mới được tìm ra. Cũng

chính giai đoạn này, trong chu trình kỳ

diệu làm cho các ý tưởng mới xuất hiện,

mà tài năng, thậm chí thiên tài của nhà

nghiên cứu được bộc lộ” [2000: 177].

Vậy giả thuyết khoa học gì?

những đặc điểm gì? Vai trò của nó như thế

nào trong nghiên cứu khoa học Loubet

del Bayle cho là quyết định?

2.1. Giả thuyết khoa học là gì ?

Từ tương đương của gi thuyết trong

tiếng Anh là hypothesis tiếng Pháp

hypothèse. Các từ này được kết hợp bằng

tiền tố hypo- [nghĩa là “ở dưới ngưỡng”]

thesis / thèse [luận đề, luận thuyết,

thuyết]. thế, có thể hiểu tổng quát giả

thuyết là một luận đề, luận điểm chưa hoàn

chỉnh, chưa đạt đến ngưỡng được nhìn

nhận là kiến thức khoa học, và cần phải

kiểm chứng lại để biết nó đúng hay sai.

Nói cách khác, để trở thành kiến thức khoa

học, giả thuyết cần phải được kiểm nghiệm

nhiều lần và đều cho kết quả đúng.

Như vừa nói ở trên, một giả thuyết

khoa học phải hướng tới việc cung cấp

kiến thức mới về thế giới khách quan, kiến

thức mà cộng đồng khoa học chưa biết,

hoặc chưa chứng minh được. Đó chính là ý

nghĩa chủ yếu của giả thuyết khoa học.

Thế trong các tài liệu về phương pháp

nghiên cứu khoa học, nghĩa này không

được làm nổi bật trong các định nghĩa,

nhất là lại có nhiều cách giải thích khác

nhau, khiến người đọc dễ bị mơ hồ, bối rối.

Theo Cao Đàm, “Giả thuyết khoa

học [scientific hypothesis], còn gọi là giả

thuyết nghiên cứu [research hypothesis], là

TRẦN THANH ÁI

29

một nhận định sơ bộ, một kết luận giả

định về bản chất sự vật, do người nghiên

cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ”

[1999: 51].

Phạm Viết Vượng cũng giải thích

như sau: “Giả thuyết khoa học là một giả

định, một dự đoán hết sức độc đáo về

bản chất đối tượng nghiên cứu” [2000:

58].

Dương Thiệu Tống đã dành nhiều

dòng để định nghĩa giả thuyết như sau:

“Giả thuyết là một phát biểu có tính cách

ước đoán, một giải pháp đưa ra để thử

nghiệm về mối liên hệ giữa hai hay

nhiều ‘biến số’ hoặc hiện tượng quan sát

được” [2005: 27]. Ỏ chỗ khác, tác giả

này cũng nói thêm: “Giả thuyết là một

lối giải thích tạm thời, thể đúng, cho

các yếu tố, hiện tượng, sự kiện hay trạng

thái người nghiên cứu đang cố gắng

tìm hiểu” [2005: 46].

Các định nghĩa trên đây không quá

phức tạp, nhưng đối với người mới làm

quen với nghiên cứu khoa học thì không

đơn giản chút nào, và do đó, cũng không

dễ áp dụng trong việc thực hành xây

dựng giả thuyết. Thật vậy, người tập sự

làm nghiên cứu sẽ bối rối khi đọc các

cụm từ “nhận định bộ”, “kết luận giả

định”, “bản chất đối tượng”, “dự đoán

hết sức độc đáo”, “phát biểu có tính cánh

ước đoán”, “lối giải thích tạm thời”… vì

các cụm từ này hàm chứa nhiều ẩn nghĩa

nếu không hiểu được thì người học

sẽ đi từ bỡ ngỡ này đến bỡ ngỡ khác.

Các định nghĩa của các tài liệu nước

ngoài cũng đa dạng không kém, mỗi

người giải thích một cách, do đó ít nhiều

cũng gây ra ngộ nhận.

Fraenkel & Wallen thì giải thích

ngắn gọn: “nói một cách đơn giản, giả

thuyết là một tiên đoán về kết quả có thể

[possible outcomes] của một nghiên

cứu” [2009: 45].

Grawitz thì nói chi tiết hơn: “Giả

thuyết là một câu trả lời được đề nghị

cho một câu hỏi đặt ra. Nó nhằm thiết

lập mối quan hệ giữa các sự việc có ý

nghĩa” [Grawitz M., 2001: 398].

Quivy & Campenhoudt thì cho

rằng “giả thuyết một đề nghị nhằm

dự đoán mối quan hệ giữa hai thuật

ngữ, mà tùy theo trường hợp, có thể

những khái niệm hoặc những hiện

tượng. Vì thế, giả thuyết là một đề

nghị tạm thời, một giả định cần được

kiểm chứng” [2006: 121].

Sự khác biệt trên đây xuất phát từ

góc nhìn của mỗi tác giả, cũng bao

hàm nhiều quy ước ngữ nghĩa về c

thuật ngữ. Để dễ hiểu dễ áp dụng,

cần phải phân biệt hai lớp nghĩa của

thuật ngữ “giả thuyết”: đó là nghĩa

tổng quát, có thể áp dụng cho mọi loại

giả thuyết, mọi loại nghiên cứu, và

nghĩa chuyên biệt, chỉ phù hợp với

từng loại nghiên cứu thôi. thế,

muốn không bị bối rối thể hiểu

thấu đáo thuật ngữ này, người học cần

phải tiếp cận tuần tự, từ nghĩa tổng

quát đến nghĩa chuyên biệt. Theo

nghĩa tổng quát, giả thuyết là

một tiên

đoán

về kết quả của một nghiên cứu

tìm hiểu thế giới khách quan [để bổ

sung kiến thức], là

một đề nghị

nhà nghiên cứu đưa ra để thử trả lời

cho một câu hỏi nghiên cứu. Đó là một

khả năng có thể xảy ra, nhà nghiên

cứu chưa biết đúng hay sai. Do đó, khả

năng này [tức giả thuyết] phải được

kiểm chứng, nghĩa phải được khảo

sát, thí nghiệm, đối chiếu, tranh luận,

để xem nó có khớp với thực tế hay

không. Nếu kiểm chứng nhiều lần cho

kết quả đúng, thì giả thuyết đó str

thành kiến thức khoa học, ngược lại,

nếu kết quả kiểm nghiệm cho kết quả

sai thì người nghiên cứu phải nêu giả

thuyết khác. Khi nghiên cứu sự chuyển

động của các hành tinh, Copernic,

Galilée và nhiều nhà thiên văn học

trước hai ông thấy rằng kiến thức phổ

biến thời bấy giờ là “mặt trời quay

XÂY DNG GI THUYT KHOA HC NHƯ TH NÀO?

30

xung quanh trái đất” [thuyết địa tâm]

không phù hợp với kết quả mà họ thu được

từ các nghiên cứu. Khi quan sát các mặt

trăng của sao Mộc, Galilée nghĩ đến một

khả năng khác mà ông cho là chính xác

hơn, đó “trái đất quay xung quanh mặt

trời” [thuyết nhật tâm]. Đó chính là giả

thuyết ông đã nêu ra ông tìm cách

kiểm chứng giả thuyết đó.

Còn nghĩa chuyên biệt của giả thuyết

thì tùy thuộc vào cách tiếp cận trong

nghiên cứu: giả thuyết trong nghiên cứu

mô tả khác với giả thuyết trong nghiên cứu

giải thích, và cũng khác với giả thuyết

trong nghiên cứu ứng dụng. Đây chính

điểm mấu chốt khiến nhiều người hiểu sai

làm sai về giả thuyết nghiên cứu. Thật

vậy, có nhiều người hiểu một cách rập

khuôn, máy móc lệch lạc, như GS.

Cao Đàm đã từng phê phán: “Ở một khoa

khác trong một trường đại học lớn, một vị

phó giáo sư bắt mọi luận văn, luận án [thạc

sỹ và tiến sỹ] phải viết giả thuyết dưới

dạng ‘Nếu…, thì…’ một cách rất khô

cứng” [Vũ Cao Đàm, 2008: 29].

Để hiểu được và áp dụng được việc

nêu giả thuyết, cần phải xác định cách tiếp

cận của nghiên cứu trước khi xây dựng giả

thuyết trong khoa học và/hoặc mục tiêu

nghiên cứu. Do đó, cần phải phân biệt các

loại giả thuyết, tương ứng với các cấp độ

nghiên cứu khoa học.

2.2. Các loại giả thuyết khoa học cách

diễn đạt giả thuyết

Theo nghĩa tổng quát của giả thuyết

như đã trình bày ở trên, giả thuyết nào

cũng là một dự đoán về kết quả nghiên

cứu. Thế mà kết quả nghiên cứu lại tùy

thuộc vào loại nghiên cứu. Vì vậy, giả

thuyết tùy thuộc vào loại nghiên cứu, vào

cách tiếp cận khoa học mà nhà nghiên cứu

đã chọn.

2.2.1. Giả thuyết trong nghiên cứu mô tả

mục tiêu của nghiên cứu mô tả là

tìm kiếm những kiến thức mới liên quan

đến đặc điểm, đặc tính của đối tượng

nghiên cứu, nghĩa là nhằm phát họa ra

chân dung của đối tượng nghiên cứu, n

giả thuyết cho nghiên cứu mô tả dạng

của một mệnh đề đơn giản có thể nêu lên

một đặc điểm: như đã nói ở trên, Copernic,

Galilée và nhiều nhà nghiên cứu thiên văn

khác nghi ngờ thuyết địa tâm, đã nghĩ

đến giả thuyết “trái đất quay xung quanh

mặt trời” sau đó Galilée đã chứng minh

giả thuyết đó là đúng. Newton trước khi

chứng minh được định luật vạn vật hấp

dẫn, cũng đã nghĩ đến “sức hút của trái

đất”. Gần đây, vào năm 1964 Peter Higgs

cũng đã nêu ra giả thuyết về sự tồn tại của

hạt boson [hạt của Chúa] các đặc tính

khác của bên cạnh các hạt cơ bản khác.

Đó là những giả thuyết trong nghiên cứu

tả. Người ta chỉ làm nghiên cứu tả

khi trình độ hiểu biết về hiện tượng mà

người ta quan tâm còn ít ỏi, nghiên cứu

tả nhằm bổ sung thêm nhiều kiến thức

để khám phá ra bản chất của hiện tượng

ngày càng đầy đủ hơn. thế, nghiên cứu

mô tả là cách tiếp cận quen thuộc trong

nghiên cứu các hiện tượng vượt ra ngoài

tầm nhận thức trực quan của con người,

như các hiện tượng trong thế giới vi mô

vĩ mô. Trong lĩnh vực xã hội – nhân văn và

giáo dục, người ta cũng áp dụng cách tiếp

cận mô tả đối với các hiện tượng phức tạp

mà nhận thức trực quan của con người

không thể bao quát hết các dữ liệu. để

tìm hiểu đặc điểm, đặc tính, tính chất của

đối tượng nghiên cứu, giả thuyết trong

nghiên cứu tả nhằm tìm câu trả lời cho

những câu hỏi về đặc điểm, tính chất như

“Như thế nào?”, “Khi nào”, “Trong điều

kiện nào?”, “Ai?”, “Cái gì?”, “Ở đâu?”…

TRẦN THANH ÁI

31

Do đó, cấu trúc của giả thuyết mô tả

cũng tương ứng với câu trả lời cho các

câu hỏi đó, nghĩa là nó nhằm nêu lên các

đặc điểm có thể có của đối tượng nghiên

cứu, như sự tồn tại của đối tượng, hình

thức, quy mô, tính chất… của đối tượng

nghiên cứu.

Giả thuyết tả chủ yếu được diễn

đạt bằng một câu đơn giản thể hiện một

đặc điểm, tính chất mới mẻ [so với thời

điểm nêu giả thuyết]. Thí dụ: “Trái đất

quay xung quanh mặt trời”, “Không khí

ảnh hưởng đến tốc độ rơi của các vật”,

“Có sự sống ngoài thái dương hệ”,

“Ngày nay, học sinh Việt Nam không

thích các môn hội – nhân văn”, “Học

sinh ngày càng nói dối”, “Sinh viên Việt

Nam chọn ngành học theo cảm tính”…

Tuy nhiên, trong các nghiên cứu tả,

người ta thường thay giả thuyết bằng các

mục tiêu nghiên cứu cụ thể, nhất các

nghiên cứu có đối tượng phức tạp, có

nhiều thông số cần phải xác định. Các

mục tiêu này đóng vai trò của các “cọc

tiêu” để định hướng cho nghiên cứu. Các

mục tiêu nghiên cứu thường được thể

hiện bằng các động từ hành động như

“xác định” [identify], “mô tả”, “khảo

sát”, “đo lường”… Nghiên cứu mô tả chỉ

có giá trị khi mục tiêu nghiên cứu của nó

cung cấp cho cộng đồng những kiến

thức mới mẻ về hiện tượng và sự vật,

những kiến thức ấy phải có khả năng đặt

nền móng cho những nghiên cứu giải

thích sau này.

2.2.2. Giả thuyết trong nghiên cứu giải

thích

nghiên cứu tả chỉ cung cấp

những kiến thức ban đầu về bản chất

của svật hiện tượng, nên các nhà

khoa học không chấp nhận dừng lại

kết quả của các nghiên cứu tả,

hướng tới nghiên cứu giải thích. Trong

lĩnh vực hội cũng như giáo dục, đối

tượng nghiên cứu là các hiện tượng

mang tính động, luôn luôn biến đổi

trong không gian và thời gian, do đó,

nó rất phức tạp. Vì thế, để tìm hiểu bản

chất của nó, không thể chỉ dừng lại

những kết quả của nghiên cứu mô tả,

mà phải nghiên cứu sâu n để phát

hiện ra các mối liên hệ giữa các yếu tố,

mà ta gọi là “biến”, góp phần phát hiện

ra các quy luật chi phối các hiện tượng,

tức giải thích hiện tượng. Sự phát hiện

này vừa ý nghĩa khoa học luận [tìm

hiểu bản chất vấn đề], đồng thời vừa

ý nghĩa thực tiễn: người ta chỉ có thể

đề ra biện pháp khắc phục các hiện

tượng nan giải trong xã hội và giáo dục

khi đã biết nguyên nhân căn của

chúng, hoặc khi đã phát hiện ra các

quy luật chi phối chúng mà thôi. Đó

cũng chính là lý do khiến nghiên cứu

giáo dục chủ yếu là nghiên cứu giải

thích. Mamdouh Dawoud [1994] cũng

cho rằng khoa học nói chung không thể

dừng lại ở nghiên cứu mô tả, mà cần

phải vươn đến nghiên cứu giải thích:

“Mục tiêu chủ yếu của khoa học

vượt qua khỏi s tả đơn giản các

hiện tượng. Khoa học nỗ lực cung cấp

lời giải thích về các hiện tượng. Không

chỉ gán những cái tên cho các hiện

tượng hay mô tả chúng, cũng không

chỉ kết thúc một điều tra bằng các kết

quả chẳng hạn như ‘Daniel thi rớt,

Raymond hạng nhất’, phải cung

cấp các biến có thể giải thích sự thất

bại của Daniel và sự thành công của

Raymond” [1994: 27-28].

Vì mục tiêu của nghiên cứu giải

thích là tìm kiếm những nguyên nhân

mới mẻ để giải thích một hiện tượng,

nên giả thuyết trong loại nghiên cứu

này nhằm liên kết hai loại biến trong

mối quan hệ nhân – quả. Sự liên kết

này là kết quả của một quá trình quan

sát và tìm hiểu hiện tượng trên thực địa

nghiên cứu trong tài liệu khoa học:

khi quan sát và tìm hiểu thực địa, nhà

XÂY DNG GI THUYT KHOA HC NHƯ TH NÀO?

32

nghiên cứu phát hiện ra sự không khớp

giữa kiến thức có sẵn và hiện tượng, sau đó

nhà nghiên cứu tham khảo tài liệu khoa

học để kiểm chứng, để biết chắc rằng kiến

thức hiện hành không giải thích được

nguyên nhân hay nguồn gốc của hiện

tượng. Trong loại nghiên cứu này, giả

thuyết một câu phát biểu đặt một [hoặc

nhiều] biến độc lập trong mối liên quan với

một biến phụ thuộc: biến độc lập [tức

nguyên nhân] tương ứng với yếu tố được

nhà nghiên cứu gán cho nhiều giá trị khác

nhau để quan sát sự thay đổi của giá trị của

biến phụ thuộc [tức hậu quả, hiện tượng

muốn nghiên cứu]. nghiên cứu giải

thích là loại hình nghiên cứu phổ biến

nhất, nhiều ý nghĩa khoa học nhất, nên

người ta thường lấy giả thuyết trong

nghiên cứu giải thích làm mẫu để định

nghĩa và thí dụ. Đó cũng chính là lý do

khiến nhiều định nghĩa ta thường gặp

chỉ thích hợp cho nghiên cứu giải thích mà

thôi.

Để diễn đạt giả thuyết trong nghiên

cứu giải thích, người ta thể dùng nhiều

cấu trúc khác nhau, trong đó cốt lõi sự

liên kết giữa hai loại biến [biến độc lập

và biến phụ thuộc] để tìm hiểu nguyên

nhân của hiện tượng mà mình quan tâm.

Các thí dụ sau đây các cách diễn đạt

khác nhau của một giả thuyết liên kết hai

biến “biết mục tiêu học tập trước”

[nguyên nhân] “tham gia ch cực” [kết

quả]:

- Giả thuyết được diễn đạt bằng câu

nguyên nhân - hậu quả:

“Học sinh chểnh mảng trong việc học

tập vì không biết rõ mục tiêu học tập

- Giả thuyết được diễn đạt bằng một

cấu trúc câu so sánh :

“Học sinh biết rõ mục tiêu học tập

trước sẽ tham gia tích cực hơn vào việc

học hơn là học sinh không biết rõ mục tiêu

học tập”

- Giả thuyết được diễn đạt bằng cấu

trúc câu điều kiện “nếu”:

“Nếu được phổ biến mục tiêu học tập

trước khi bắt đầu môn học, học sinh sẽ

tham gia tích cực vào việc học”

Tóm lại, để nêu một giả thuyết trong

nghiên cứu giải thích, người ta có thể dùng

nhiều cấu trúc khác nhau, miễn sao nó liên

kết được các yếu tố nguyên nhân và hậu

quả, để việc thiết kế kiểm nghiệm giả

thuyết được dễ dàng và chặt chẽ.

2.2.3. Giả thuyết trong nghiên cứu ứng

dụng

mục tiêu của nghiên cứu ứng dụng

là tìm cách sử dụng các kiến thức tuyên bố

vào việc phục vụ tiện ích xã hội, nên giả

thuyết trong nghiên cứu ứng dụng dạng

của một giải pháp cho vấn đề, tức hàm

chứa các kiến thức quy trình. Trong

KHXH, trong đó có khoa học giáo dục,

loại giả thuyết này phức tạp khó kiểm

chứng hơn các loại giả thuyết khác, cần

phải thời gian, phương tiện công cụ

để kiểm chứng giả thuyết. Thí dụ trong

tâm lý học thực nghiệm, nhiều liệu pháp

được cho thể mang lại hiệu quả cao,

nhưng đánh giá chúng thì cùng khó,

thiếu sở phương tiện so sánh. Trong

giáo dục, khi ứng dụng hệ thống tín chỉ

vào đào tạo đại học, các nhà quản giáo

dục đã không tiên liệu được tất cả những

biến có thể tác động vào quá trình thực

hiện, nên các giải pháp đề ra [tức các thành

phần của giả thuyết ứng dụng] thiếu chặt

chẽ, nên phải “vừa làm vừa sửa sai”, khiến

việc triển khai mất rất nhiều thời gian đ

điều chỉnh hoàn thiện, hậu quả xấu

cũng không phải là nhỏ [vì không thể thực

nghiệm trong phòng thí nghiệm]. Việc

kiểm nghiệm cũng không đơn giản, vì phải

so sánh kết quả của quy trình đào tạo cũ và

kết quả của việc đào tạo theo phương thức

TRẦN THANH ÁI

33

mới. Sự so sánh này diễn ra trong tình

trạng tự nhiên, khi mọi thông số đã thay

đổi, do đó không thể kết luận hồ đồ

rằng kết quả thu được từ so sánh đó

hiệu quả của hệ thống đào tạo tín chỉ.

Hơn nữa, thường phải mất nhiều năm

sau mới có thể có đánh giá tương đối

khách quan. Ngược lại, trong các ngành

kỹ thuật, khi tìm cách ứng dụng một

đặc điểm, tính chất mới [kiến thức mới]

của một vật liệu nào đó, người ta sẽ đề

ra một số giải pháp nào đó để thực hiện

trong phòng thí nghiệm, cho đến khi thu

được kết quả chấp nhận được. Khi có

kết quả, một sản phẩm mới hay công

nghệ mới chẳng hạn, thì giả thuyết

được khẳng định một cách thuyết phục

không gây chút nghi ngờ như trong

các ngành KHXH.

Cũng phải nói thêm việc phát

hiện khả năng ứng dụng của một kiến

thức lý thuyết không bao giờ chóng

vánh cả: từ ngày phát hiện ra insulin

đến khi người ta tìm ra ứng dụng của nó

phải mất… 50 năm ! Mặt khác, việc tìm

kiếm ứng dụng có thể kéo dài trong

nhiều năm mà vẫn chưa hết: tia laser dù

đã được khám phá cách nay khoảng 60

năm đã nhiều ứng dụng kỹ thuật

vào nhiều ngành nghề khác nhau,

nhưng ngày nay các nhà khoa học vẫn

còn tìm cách ứng dụng nó vào nhiều

lĩnh vực trong đời sống.

2.3 Những nghiên cứu không cần nêu

giả thuyết

Như ghi nhận của Cao Đàm đã

được trình bày ở trên, nhiều nhà khoa

học Việt Nam rất lúng túng không biết

phải làm giả thuyết cho công trình

nghiên cứu của mình hay không. Tác

giả đã làm một khảo sát nhanh, kết

quả như sau:

“Khảo sát tại một cơ sở đào tạo sau

đại học của ngành y, chúng tôi được các

thầy/cô khẳng định: Nghiên cứu của

ngành

y không cần giả thuyết. Đến khi

chúng tôi đưa cho các vị xem cuốn sách

của GS. BS Tôn Thất Tùng, trong đó,

ông luôn nói: ‘Tôi đặt giả thuyết

này…’, ‘Tôi đặt giả thuyết kia…’ thì

các vị mới ngã ngửa ra rằng, trong

nghiên cứu của ngành y, đến bác sỹ Tôn

Thất Tùng, cũng đã phải viết giả

thuyết” [Vũ Cao Đàm, 2008: 29].

Điều đó cho thấy rằng họ cũng còn

rất mơ hồ về ý nghĩa mục đích của

giả thuyết. Như đã trình bày ở trên, việc

có cần làm giả thuyết hay không, không

phải tùy thuộc vào ngành khoa học,

tùy thuộc vào lượng kiến thức khoa

học nhiều hay ít về lĩnh vực có liên

quan. Thế mà lượng kiến thức khoa học

sẽ quyết định loại nghiên cứu [thăm dò,

mô tả hay giải thích]. Vì thế, việc

làm giả thuyết hay không tùy thuộc

vào loại nghiên cứu.

Đối với một lĩnh vực mới hay một hệ

vấn đề mới chưa có nhiều kiến thức khoa

học, nhà nghiên cứu thường bắt đầu bằng

nghiên cứu thăm dò nhằm xây dựng cơ sở

dữ liệu ban đầu để phục vụ cho những

nghiên cứu chuyên sâu sau này. Loại hình

nghiên cứu này không cho phép xây dựng

giả thuyết, việc lập giả thuyết đòi hỏi

phải có nền tảng kiến thức khá phong

phú.

Trong nghiên cứu đánh giá cũng

vậy, vì mục tiêu của loại nghiên cứu

này là tìm hiểu mức độ đáp ứng của

một công việc, một dịch vụ… đối với

yêu cầu đã đề ra, như đánh giá sự hài

lòng của công chúng nhằm mục đích

cải tiến công việc cho tốt n, do đó,

loại nghiên cứu này cũng không thể

nêu giả thuyết được, chỉ đề ra mục

tiêu nghiên cứu mà thôi.

Nghiên cứu mô

tả có mục đích rõ ràng hơn nghiên cứu

thăm dò, đó tìm kiếm, phát hiện những

đặc điểm, tính chất mới của đối tượng

nghiên cứu. Nhưng lĩnh vực làm

nghiên cứu mô tả cũng đã có ít nhiều kiến

XÂY DNG GI THUYT KHOA HC NHƯ TH NÀO?

34

thức, nên tùy trường hợp mà nhà khoa học

thể lập giả thuyết, hoặc nêu mục tiêu

nghiên cứu. Chỉ trong những lĩnh vực

kiến thức đã phát triển vững chắc, nên phải

nghiên cứu chuyên sâu, thì nhà nghiên cứu

phải làm giả thuyết nghiên cứu như đã

trình bày ở trên. Đó là nghiên cứu giải

thích nhằm tìm hiểu nguyên nhân, nguồn

gốc của hiện tượng và sự vật, như phần lớn

các nghiên cứu giáo dục.

Tóm lại, các nghiên cứu thăm dò và

nghiên cứu tả chỉ là giai đoạn khởi

của nghiên cứu khoa học, nên các nhà

nghiên cứu thường không dừng lại ở hai

loại hình nghiên cứu này, luôn tiến đến

nghiên cứu giải thích. Chính thế khi

nói đến nghiên cứu, người ta thường mặc

nhiên hiểu đó nghiên cứu giải thích,

do đó, khi nói đến giả thuyết, người ta

muốn nói đến giả thuyết trong nghiên cứu

giải thích. Đó là lý do tại sao nhiều nhà

khoa học xem giả thuyết như điều kiện

bắt buộc của mọi nghiên cứu khoa học.

Khi nhận xét về một kết quả phân tích hệ

gen đầu tiên ở Việt Nam, GS. Nguyễn Văn

Tuấn có đánh giá như sau:

“Tôi không xem đó một công trình

nghiên cứu, vì bài báo đó không có giả

thuyết và cũng không giải đáp một câu hỏi

khoa học hay một câu hỏi y khoa nào cả.

Bài báo cũng không có điểm gì mới về mặt

phương pháp hay ý tưởng. lẽ nên xem

đó là một exercise về thống kê và tính toán

thì thích hợp hơn” [Nguyễn Văn Tuấn,

2015].

Tình trạng này rất phổ biến trong các

đề tài luận văn, luận án tiến nước ta,

như nhận xét của GS. Vũ Cao Đàm:

“…vào thư viện của nhiều trường đại

học, tìm đọc luận án tiến sỹ, luận văn thạc

sỹ đến cử nhân, [chúng ta] đều thể thấy

hàng loạt tác giả hoặc là không trình bày

giả thuyết của nghiên cứu, hoặc là sử dụng

khái niệm giả thuyết giả thiết một cách

khá tùy tiện. Điều này chứng tỏ sự yếu

kém về phương pháp luận trong cộng đồng

nghiên cứu của chúng ta” [Vũ Cao Đàm,

2008, tr.29].

Bảng 1. Các loại nghiên cứu và các đặc điểm của chúng trong quy trình khoa học

Loại nghiên cứu

Nghiên cứu cơ bản thường nghiệm

NC thăm dò NC mô tả NC giải thích NC ứng dụng

Tình

trạng

kiến

thức

- Lĩnh vực mới

- Có rất ít kiến

thức.

- Lĩnh vực đã được

nghiên cứu thăm

dò.

- Lĩnh vực đã có

nhiều nghiên cứu

mô tả.

- Lĩnh vực đã có

nhiều kiến thức lý

thuyết.

Mục

đích

nghiên

cứu

- Thu thập dữ liệu

ban đầu.

- Hình thành các ý

tưởng cho nghiên

cứu sắp tới.

- Mô tả đặc điểm,

tính chất của một

hiện tượng.

- So sánh các hiện

tượng.

- Tìm kiếm nguyên

nhân hiện tượng.

- Tìm hiểu động cơ

và sự chọn lựa của

các tác nhân xã hội.

- Tìm điều kiện tối

ưu để ứng dụng

một lý thuyết vào

thực tế [một lý

thuyết giáo dục, mô

hình tổ chức...]

TRẦN THANH ÁI

35

Loại nghiên cứu

Nghiên cứu cơ bản thường nghiệm

NC thăm dò NC mô tả NC giải thích NC ứng dụng

Hệ

vấn đề

- Câu hỏi NC rất

rộng.

- Mục tiêu NC tổng

quát

- Không thể nêu giả

thuyết

- Câu hỏi NC tổng

quát và câu hỏi NC

chuyên biệt.

- Giả thuyết [không

bắt buộc].

- Câu hỏi NC tổng

quát và câu hỏi NC

chuyên biệt.

- Nêu giả thuyết

[bắt buộc].

- Câu hỏi NC tổng

quát và câu hỏi NC

chuyên biệt.

- Nêu giả thuyết về

điều kiện ứng

dụng, đặc điểm sản

phẩm [bắt buộc]

Thí dụ

Những nhân tố ảnh

hưởng đến tính tích

cực của sinh viên…

Ngôn ngữ của

thanh thiếu niên

ngày nay.

Sự giảm sút chất

lượng sinh viên sư

phạm.

Đào tạo đại học

theo hướng nghiên

cứu.

3. Các sở cho việc xây dựng giả

thuyết

Giả thuyết trong đời thường thể

một ý tưởng dựa trên kinh nghiệm

nhân, còn giả thuyết khoa học kết quả

của nhiều thao tác tư duy phức tạp, dựa

trên nền tảng của việc tìm hiểu cặn kẽ các

kiến thức lý thuyết về vấn đề có liên

quan, để từ đó đưa ra câu hỏi nghiên cứu.

Loubet del Bayle đã nói về việc này như

sau:

“Các sự việc không tự nói lên điều

về chúng cả. Thực tiễn không bao giờ

sáng kiến. chỉ trả lời khi người ta tra

hỏi nó. Đó chính là chức năng của giả

thuyết nghiên cứu là nêu ra các câu hỏi

định hướng cho việc quan sát, vừa kích

thích nghiên cứu những gì có thể cho

phép trả lời các câu hỏi đó. Vì vậy cần

phải ý thức được sự cần thiết của thao tác

này, cũng như sự nguy hiểm của nó”

[Loubet del Bayle, 2000: 29-30].

Để có thể xây dựng được một giả

thuyết xác đáng, người ta phải dựa vào

nhiều cơ sở khác nhau.

3.1. Quan sát

Quan sát là một thao tác không thể

thiếu được. Nhà khoa học thể quan

sát trực tiếp thực tiễn [thu thập thông

tin sơ cấp] quan sát gián tiếp qua

sách vở [thu thập thông tin thứ cấp].

Đó là nguồn thông tin quan trọng giúp

nhà nghiên cứu hình thành vấn đề

nghiên cứu làm sở cho việc xây

dựng giả thuyết. Khi quan sát, nhà

nghiên cứu phát hiện được những hiện

tượng và sự việc mà giới khoa học

chưa giải thích được. Xuất phát từ một

hoặc nhiều nghi vấn người nghiên

cứu đặt ra về một sự kiện, một hiện

tượng, một khẳng định hay một

thuyết, nhà nghiên cứu sẽ tìm cách giải

thích khác [tức giả thuyết] anh ta

cho là phù hợp hơn với thực tế. Nói

cách khác, giả thuyết gắn liền câu hỏi

nghiên cứu.

3.2. Kiến thức chuyên sâu

Việc nêu giả thuyết đòi hỏi sự hiểu

biết sâu rộng về nhiều khía cạnh lý

thuyết của vấn đề nghiên cứu. Nếu

người nghiên cứu chưa nhiều kiến

thức đó, chất lượng giả thuyết sẽ

không cao, và có nhiều khả năng giả

thuyết sẽ không xác đáng: anh ta sẽ

nêu giả thuyết mà giới khoa học đã

XÂY DNG GI THUYT KHOA HC NHƯ TH NÀO?

36

chứng minh được rồi [thí dụ, ngày nay

còn nêu giả thuyết “trái đất quay xung

quanh mặt trời” thì rất lạc hậu].

3.3. Trực giác

Giả thuyết cũng có thể bắt nguồn từ

trực giác của nhà nghiên cứu, nhất

những nhà nghiên cứu nhiều kinh

nghiệm. Tuy nhiên, đó không phải là thứ

trực giác thuần túy, sự kết tinh của

nhiều quan sát, kiến thức sâu rộng kinh

nghiệm phong phú anh ta thu thập

được trong quá trình nghiên cứu.

3.4. Trí tưởng tượng

Trí tưởng tượng của nhà nghiên cứu

cũng góp phần quan trọng trong việc nêu

giả thuyết. Tuy nhiên, cũng giống như vai

trò của trực giác, trí tưởng tượng của nhà

khoa học bắt nguồn từ kiến thức khoa học

sâu rộng của họ, chứ không phải là trí

tưởng tượng ngẩu hứng, bay bổng của giới

văn nghệ sĩ. A. Einstein đã dùng những từ

ngữ tốt đẹp để ca ngợi trí tưởng tượng của

nhà khoa học, ông nói: “nếu có lôgích, bạn

có thể đi từ A đến B, nhưng nếu có trí

tưởng tượng, bạn thể đi bất cứ nơi nào

bạn muốn”.

4. Các tiêu chí của một giả thuyết xác

đáng

Một giả thuyết xác đáng phải tương

ứng với tính khả thi của thiết kế nghiên

cứu. Thế việc thiết kế nghiên cứu

thường rất tốn kém về vật chất lẫn thời

gian, công sức. Do đó, không phải giả

thuyết nào cũng đều có thể đem ra kiểm

chứng: trước khi tiến hành kiểm chứng

một giả thuyết, ta cần phải đánh giá bộ

tính xác đáng [pertinence] của giả thuyết,

chỉ giữ lại những giả thuyết có nhiều

khả năng đúng nhất. Sự xác đáng của một

giả thuyết tùy thuộc những kiến thức của

nhà nghiên cứu về hiện tượng vấn đề,

và việc phát hiện một thiếu sót của

thuyết về vấn đề đó. Nếu thiếu kiến thức,

giả thuyết chỉ là một suy đoán mơ hồ, thiếu

sở khoa học, hoặc tệ hơn, định kiến

của nhà nghiên cứu. Vì thế, nhà nghiên

cứu phải một kiến thức sâu về các hiện

tượng anh ta muốn nghiên cứu, về các

mối quan hệ giữa chúng với nhau, phải

có một kết luận tạm thời. Kết luận đó phải

dựa trên một thuyết còn giá trị về mặt

khoa học, và có thể được kiểm chứng về

mặt thực tế. Giả thuyết xác đáng thường là

sản phẩm của quá trình nghiên cứu lâu dài

bền bỉ tìm tòi, chọn lọc giải pháp.

Chẳng hạn trường hợp “bệnh lạ” Quảng

Nam: từ năm 2012 đến nay, các nhà khoa

học trong nước và thế giới đã đưa ra nhiều

giả thuyết xác đáng v căn bệnh này,

nhưng vẫn chưa có giả thuyết nào được

kiểm chứng đúng cả. Ngay nhà bác học

thiên tài A. Einstein cũng đã từng nói :

“99% giả thuyết của tôi đều sai”.

Giả thuyết trong khoa học tnhiên thì

thường cụ thể hơn dễ kiểm chứng hơn

giả thuyết trong KHXH-NV và giáo dục.

Sự khác biệt này xuất phát từ bản chất

cùng phức tạp của đối tượng nghiên cứu

của KHXH-NV và giáo dục so với đối

tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.

Tuy nhiên, ngành khoa học nào, để

một giả thuyết xác đáng, cần phải bảo

đảm các tiêu chí sau đây:

4.1. Tiêu chí “giải thích hiện thực”

Nghiên cứu khoa học là nhằm giải

thích các hiện tượng và sự vật. Vì thế, tiêu

chí này nhằm bảo đảm sứ mệnh của khoa

học: một giả thuyết tốt phải có khả năng

giải thích tất cả hoặc một phần thực tiễn.

Giả thuyết “Đạo đức học đường xuống cấp

do nhà trường không dạy đạo đức cho

học sinh” không phải một giả thuyết tốt,

vì nó không giải thích được tại sao tình

trạng đạo đức vẫn cứ xuống cấp mặc

TRẦN THANH ÁI

37

nhà trường có dạy môn này.

4.2. Tiêu chí “cái mới”

Ý tưởng trong giả thuyết phải là ý

tưởng mới, nghĩa chưa được chứng

minh trong bất cứ tài liệu khoa học nào.

Phát biểu “Trái đất quay xung quanh mặt

trời” không còn một giả thuyết nữa,

đã được chứng minh, đã trở thành

kiến thức khoa học. Nhưng khi nhà khoa

học nói “Trên sao Hỏa có nước”, thì đó là

một giả thuyết, vì từ trước đến nay các

nhà khoa học chưa chứng minh được sự

hiện diện hay vắng mặt của nước trên sao

Hỏa.

Trong nghiên cứu giải thích, ý tưởng

mới có thể được tạo ra từ sự liên kết giữa

hai loại biến [các yếu tố quen thuộc],

chẳng hạn: “Giáo dục đạo đức học đường

[yếu tố quen thuộc] chỉ có hiệu quả khi

định chế xã hội làm gương trong việc

thực hiện các bài học đạo đức đó [yếu tố

quen thuộc]”. Ý tưởng mới cũng có thể

được tạo ra từ một nguyên nhân mới [yếu

tố mới] được gán cho một hiện tượng

quen thuộc, chẳng hạn: “Sự thụ động của

sinh viên bắt nguồn từ sự rối loạn nhận

thức xã hội” trong đó sự thụ động của

sinh viên là hiện tượng quen thuộc mà

nhà khoa học muốn nghiên cứu, và “rối

loạn nhận thức hội” khái niệm mới

nhà nghiên cứu đã tạo ra để chỉ trạng

thái tâm của sinh viên khi bị dằn

giữa bài học đạo đức được rao giảng

trong nhà trường và thực tế phổ biến

trong xã hội.

4.3. Tiêu chí tương thích với một

thuyết còn giá trị khoa học

Giả thuyết phải tương thích với một

lý thuyết còn giá trị khoa học. Vì thế,

không thể xây dựng một giả thuyết mà cơ

sở lý thuyết của nó bị bác bỏ ngay từ đầu:

giả thuyết “có mối quan hệ giữa thi rớt

thứ sáu ngày 13” không thể được chấp

nhận, vì quan niệm “th sáu ngày 13

một ngày xấu” chỉ là một niềm tin dị đoan

của người phương Tây, không phải là một

thuyết khoa học, ít ra cho đến ngày

hôm nay. Ngược lại, trong giả thuyết “học

sinh thụ động là do nền giáo dục không

phù hợp với việc xây dựng tinh thần phê

phán”, khái niệm “tinh thần phê phán

trong giáo dục” là một khái niệm phổ biến

trên thế giới, được các nền giáo dục ưu

tiên phát triển.

4.4. Tiêu chí có thể kiểm chứng được

Nêu giả thuyết là để tìm cách kiểm

chứng, do đó, một giả thuyết không thể

kiểm chứng được thì nghiên cứu sẽ rơi

vào ngõ cụt, và sẽ không giá trị nghiên

cứu, ít ra đối với các luận văn, luận án.

Để có thể kiểm chứng được, giả thuyết

cần phải sử dụng các khái niệm cụ thể,

ràng, chỉ có một cách hiểu, được cộng

đồng khoa học chấp nhận, có thể đo lường

được. Giả thuyết phải hoặc đúng hoặc sai:

không thể nêu một giả thuyết luôn luôn

đúng, như trường hợp “Học sinh ngoan

đôi khi cũng hành vi lệch chuẩn”. Giả

thuyết “học sinh giỏi nhất sẽ lập được

những thành tích tốt nhất” là giả thuyết

không thể kiểm chứng được, vì các khái

niệm “giỏi nhất” và “tốt nhất” là những

khái niệm mơ hồ, dựa vào sự đánh giá chủ

quan của mỗi nhân hay tập thể. Đgiả

thuyết này có thể kiểm chứng được, cần

phải c thể hóa hai khái niệm này bằng

cách gán cho chúng những chỉ dấu thể

quan sát và đo lường được: như thế nào

giỏi nhất? như thế nào tốt nhất? Đó

cách làm quen thuộc trong nghiên cứu các

vấn đề xã hội giáo dục mà người ta gọi

định nghĩa thao tác [operational

definition].

4.5. Tiêu chí về công cụ đo lường

Để thể kiểm chứng giả thuyết, cần

phải công cụ đo lường thích hợp. Nếu

các công cụ có sẵn không thể đo lường các

XÂY DNG GI THUYT KHOA HC NHƯ TH NÀO?

38

biến, thì nhà nghiên cứu phải chế tạo ra các

công cụ đo lường mới cho phù hợp với các

biến. Nếu không có công cụ đo lường thích

hợp thì không thể kiểm chứng giả thuyết,

do đó, nghiên cứu không thể thực hiện

được. Vì thế, khi nêu giả thuyết, người

nghiên cứu phải nghĩ đến việc đo lường

các biến của giả thuyết, và dự trù các công

cụ đo lường.

Đối với các giả thuyết có biến định

lượng, thì việc đo lường sẽ đơn giản, vì các

đơn vị đo lường thường sẵn. Thí dụ giả

thuyết “Trẻ con đã từng đi mẫu giáo sẽ

thích nghi với việc học lớp 1 tốt hơn

trẻ con nhà với cha mẹ”. Giả thuyết này

thể kiểm chứng bằng cách thống số

lượng các hành vi của học sinh đi mẫu giáo

và không đi, để so sánh và đi đến kết luận

xem giả thuyết trên đây đúng hay sai.

Đối với các giả thuyết có biến định

tính, nhà nghiên cứu phải lượng hóa các

biến định tính đó, bằng cách dùng thang

đo, chẳng hạn như thang Likert, hoặc dùng

định nghĩa bằng thao tác để có thể dùng

các phép tính toán thông thường. Khi nêu

giả thuyết “học sinh thụ động là do nền

giáo dục không phù hợp với tinh thần phê

phán”, người nghiên cứu phải nghĩ đến

việc đo lường các biến “thụ động” [biến

phụ thuộc, định tính] “phù hợp với tinh

thần phê phán” [biến độc lập, định tính].

thế, khi xây dựng giả thuyết , nhà

nghiên cứu cần phải tiên liệu một công cụ

đo lường, để việc diễn giải kết quả được dễ

dàng và mang tính thuyết phục cao.

Lịch sử khoa học cho thấy rằng

nhiều giả thuyết phải chờ nhiều chục năm,

thậm chí nhiều thế kỷ mới được kiểm

chứng [như giả thuyết về hệ nhật tâm, về

sự tồn tại của hạt Higgs…], cộng đồng

khoa học chưa đủ kiến thức cần thiết để tổ

chức đo lường, kiểm chứng.

5. Kết luận

Giả thuyết là kết quả của một chuỗi

hoạt động tư duy phức tạp, từ phát hiện vấn

đề, khảo sát kiến thức thuyết về vấn đề

liên quan, đến việc phác họa ra những

khả năng có thể giải đáp được thắc mắc của

nhà nghiên cứu.

Việc nêu giả thuyết tùy thuộc vào cách

tiếp cận nghiên cứu chứ không phải chỉ

một công thức duy nhất “nếu… thì…” như

nhiều người lầm tưởng: giả thuyết trong

nghiên cứu mô tả sẽ khác với giả thuyết

trong nghiên cứu giải thích và cũng khác

với nghiên cứu ứng dụng. thế, để tránh

sai lầm, cần phải xác định vấn đề nghiên

cứu thật cụ thể và phác họa những khả năng

của kết quả trước khi xây dựng giả thuyết.

Nghiên cứu khoa học một hoạt động

sáng tạo, thế, mọi suy nghĩ hay cách làm

máy móc hoàn toàn không phù hợp với tinh

thần khoa học. Hơn ai hết, nhà khoa học

luôn luôn phải thích nghi với thực tế quan

sát được, để tìm ra các biện pháp phù hợp.

Để đạt được điều đó, nhà khoa học phải

nắm vững những nguyên lý chung về

phương pháp nghiên cứu khoa học, để

thể phát huy tốt nhất sự sáng tạo của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cohen L. Manion L., Morrisson K.,

2007. Research Methods in Education.

Routledge, London and New York.

2. Dawoud M., 1994. Recherche en

éducation. Editions Nouvelles,Ottawa.

3. Dương Thiệu Tống, 2005. Phương pháp

nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm

lý. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Fraenkel R.J.& Wallen E.N. [2009]:

How to Design and Evaluate Research

in Education [7th Edition]. Nxb.

McGraw-Hill Higher Education, New

York.

5. Grawitz M., 2001. Méthodes des

sciences sociales. Dalloz, Paris.

XÂY DNG GI THUYT KHOA HC NHƯ TH NÀO?

39

6. Loubet del Bayle J.-L., 2000. Initiation

aux méthodes des sciences sociales.

Paris - Montréal : L’Harmattan.

7. Nguyễn Văn Tuấn, 2015. Góc nhìn

khác về nghiên cứu gen của TS Sỹ

Vinh và đồng nghiệp, bài trả lời phỏng

vấn trên báo Ngày nay,

//www.ngaynay.vn/Goc-nhin-

khac-ve-nghien-cuu-gen-cua-TS-Le-

Sy-Vinh-va-dong-nghiep-

p269159.html, tham khảo ngày

1/3/2015.

8. Phạm Viết Vượng, 2000. Phương pháp

luận nghiên cứu khoa học. Nxb. Đại

học Quốc gia Hà Nội.

9. Quivy R., Campenhoudt L.V. 2006.

Manuel de recherche en sciences

sociales. Nxb. Dunod, Paris.

10. Vũ Cao Đàm, 1999. Phương pháp luận

nghiên cứu khoa học. Nxb. Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội.

11. Cao Đàm, 2008. Giả thuyết và giả

thiết trong nghiên cứu khoa học. Tạp chí

Hoạt động khoa học, số 2/2008 [585],

tr.29-30.

Ngày nhận bài: 13/11/2015 Biên tập xong: 15/12/2016 Duyệt đăng: 20/12/2016

Video liên quan

Chủ Đề