Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 49

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể ai là gì? - Tuần 26 trang 48, 49 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Luyện tập về câu kể ai là gì?

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 48, 49: Luyện từ và câu

Câu 1: Đánh dấu x vào ô trống trước câu kể Ai là gì ?. Xác định tác dụng của mỗi câu [dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật].

Câu Dùng để giới thiệu Dùng để nêu nhận định
Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.
x  
Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam.
   
Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.
   
Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành nâm 1873 và 1882
   
Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đưòng phố đẹp mang tên hai ông.
   
Ông Năm là dân ngụ cư của làng này
   
Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.
   
Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới.
   
Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
   

Trả lời:

Câu Dùng để giới thiệu Dùng để nêu nhận định
X    Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. x  
X    Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. x  
X    Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.   x
Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành nâm 1873 và 1882    
Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đưòng phố đẹp mang tên hai ông.    
X    Ông Năm là dân ngụ cư của làng này x  
Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.    
Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới.    
X    Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.   x

Câu 2: Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì ? em vừa tìm được.

Trả lời:

a] Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.

b] Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.

c] Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.

d] Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.

Câu 3: Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì ?

Trả lời:

Khi chúng tôi đến, Hà đang nằm trong phòng. Ba mẹ Hà mở cửa đón chúng tôi. Chúng tôi lễ phép chào hai bác. Thay mặt nhóm bạn, tôi nói với hai bác :

- Thưa hai bác, hôm nay nghe tin Hà bị ốm, chúng cháu đến thăm Hà. Cháu xin giới thiệu với hai bác : Đây là bạn Dũng. Bạn Dũng là lớp trưởng lớp cháu. Bạn Dũng học giỏi lắm đấy ạ ! Còn đây là bạn Dung - chim sơn ca của lớp cháu. Còn cháu là Lê, cháu ngồi cùng bàn và là bạn thân của Hà ạ.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể ai là gì? - Tuần 26 trang 48, 49 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 4

173

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập làm văn trang 49, 50 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 49, 50 Tập làm văn - Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối

Câu 1 trang 49 VBT Tiếng Việt lớp 4: Có thể dùng các câu sau để kết bài không? Vì sao?

a] Rồi đây đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. [Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em.]

......................., vì...............................

b] Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. [Đề bài : Tả cây phượng ở sân trường em.]

......................., vì...........................

Phương pháp giải:

Kết bài trong bài văn tả cây cối có thể nêu tình cảm, lợi ích của cây hoặc sự gắn bó của cây đối với con người.

Trả lời:

a] Rồi đây đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. [Đề bài : Tả cây bàng ở sân trường em.]

Có thể dùng, vì trong đoạn kết này, người viết đã nói lên được tình cảm của mình đối với cây.

b] Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. [Đề bài : Tả cây phượng ở sân trường em.]

Có thể dùng, vì kết bài đã nói lên được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.

Với bài giải Tập làm văn Tuần 26 trang 49, 50 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

1] Có thể dùng các câu sau để kết bài không ? Vì sao ?

a] Rồi đây đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. [Đề bài : Tả cây bàng ở sân trường em.]

b] Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. [Đề bài : Tả cây phượng ở sân trường em.]

Trả lời:

a] Rồi đây đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. [Đề bài : Tả cây bàng ở sân trường em.]

- Có thể dùng, vì trong đoạn kết này, người viết đã nói lên được tình cảm của mình đối với cây.

b] Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. [Đề bài : Tả cây phượng ở sân trường em.]

- Có thể dùng, vì kết bài đã nói lên được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.

2] Quan sát một cây mà em yêu thích, trả lời các câu hỏi sau :

a] Cây đó là cây gì ?

b] Cây đó có ích lợi gì ?

c] Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào ? Em có cảm nghĩ gì về cây ?

Trả lời:

a] Cây bàng.

b] Tỏa bóng mát rượi.

c] Em rất thích cây bàng, ngày nào em cũng cùng với bạn mình ngồi được dưới tán bàng bóng mát, ôn bài. Em nghĩ rằng có lẽ mãi cho đến sau này, khi đã lớn khôn em cũng không thể quên được nó.

3] Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn :

Trả lời:

Rồi một ngày kia, em sẽ lớn lên và rời xa mái trường tiểu học thân yêu. Lúc đó, nhất định em không thể nào quên được cây bàng già nua này. Bởi nó như một người bạn thân thiết cho em bóng mát, cho em những sắc lá đỏ rực vào ngày đông, xanh non vào đầu xuân. Những sắc lá ấy như một chiếc đồng hồ đong đếm nhịp thời gian. Và cả những trái bàng nho nhỏ xinh xinh kia nữa. Có lẽ, mãi mãi em không thể nào quên được.

4] Em hãy viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây :

a] Cây tre ở làng quê.

b] Cây tràm ở quê em.

c] Cây đa cổ thụ ở đầu làng.

Trả lời:

   Ba tôi vẫn bảo rằng dù đã xa làng quê, xa lũy tre làng nhưng hình ảnh lũy tre cao vút xanh tươi và nhất là những tiếng gió thổi vi vút qua lặng tre mãi không phai nhòa trong tâm tưởng người. Đó phải chăng là một hình ảnh không gì có thể thay thế trong kí ức về quê mẹ thân yêu !

Video liên quan

Chủ Đề