Vở bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 2

Hướng dẫn giải bài 2.1, 2.2, 2.3 trang 6; bài 2.4, 2.5 trang 7 sách bài tập KHTN lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 2. An toàn trong phòng thực hành

Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì?

A. Cấm thực hiện B. Bắt buộc thực hiện C. Cảnh báo nguy hiểm

D. Không bắt buộc thực hiện

Biển báo có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. Ý nghĩa: Đây là loại biển báo để biểu thị các điều cấm. Tại những nơi có biển báo này mọi người phải chấp hành các điều đã được báo trên.

=> Đáp án A. Cấm thực hiện

Giải bài 2.2 trang 6 sách bài tập KHTN 6

 Phương án nào trong Hình 2.2 thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo?

Đáp án: B

Bài 2.3 SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 KNTT

Chọn các hình ở cột bên phải thể hiện đúng các biể báo tương ứng trong các hình ở cột trái.

Đáp án: 1-b, 2-a, 3-d, 4-c, 5-g, 6-e.

Bài 2.4 trang 7 SBT Khoa học lớp 6

 Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải: lau dọn sạch chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng?

Khi làm thí nghiệm cần phải:

– Lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc để đảm bảo vệ sinh và tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp tục làm việc trong phòng thí nghiệm.

– Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ để dễ tìm và tránh những tương tác không mong muốn trong phòng thí nghiệm.

– Rửa sạch tay bằng xà phóng để loại bỏ những hóa chất hoặc vi khuẩn nguy hại có thể rơi rớt trên tay khi làm thí nghiệm.

Bài 2.5

 Hãy quan sát phòng thực hành của trường em để tìm hiểu xem còn vị trí nào cần đặt biển cảnh báo mà chưa được thực hiện và chỉ ra cách thực hiện.

Học sinh tự điền nội dung

Giải SBT KHTN lớp 6 bộ sách kết nối tri thức hay nhất đầy đủ 3 phần Vật Lý 6, Hóa học 6, Sinh học 6 với lời giải chi tiết, phương pháp từng chủ đề, chương, bài.


Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 2 Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học sách mới, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải KHTN 6 sách Chân trời sáng tạo.

>> Bài trước: Khoa học Tự nhiên lớp 6 bài 1 Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Bài 2 Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

  • 1. Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
    • Hình thành kiến thức mới 1 KHTN 6 trang 8
    • Luyện tập KHTN 6 trang 9
  • 2. Vật sống và vật không sống
    • Hình thành kiến thức mới 1 KHTN 6 trang 9
    • Luyện tập KHTN 6 trang 9
    • Vận dụng KHTN 6 trang 10
  • 3. Bài tập Khoa học Tự nhiên lớp 6 bài 2
    • Câu 1 trang 10 KHTN lớp 6
    • Câu 2 trang 10 KHTN lớp 6
    • Câu 3 trang 10 KHTN lớp 6

Mở đầu trang 8 KHTN lớp 6: Tùy vào đối tượng nghiên cứu mà khoa học tự nhiên được chia thành một số lĩnh vực khác nhau. Em đã biết những lĩnh vực khoa học tự nhiên nào?

Gợi ý trả lời

Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính như:

- Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng.

- Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.

- Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.

- Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.

- Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.

1. Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

Hình thành kiến thức mới 1 KHTN 6 trang 8

Em hãy dự đoán các thí nghiệm 1, 2, 3, 4 thuộc lĩnh vực khoa học nào

  • Thí nghiệm 1: Cầm một tờ giấy giơ lên cao và buông tay. Quan sát tờ giấy rơi.
  • Thí nghiệm 2: Sục khí carbon dioxide vào cốc chứa nước vôi trong. Quan sát hiện tượng xảy ra.
  • Thí nghiệm 3: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu.
  • Thí nghiệm 4: Một học sinh chiếu đèn pin vào quả địa cầu, một học sinh khác cho quả địa cầu quay. Mô tả hiện tượng ngày và đêm qua việc quan sát vùng được chiếu sáng trên quả địa cầu.

Trả lời

  • Các thí nghiệm 1, 2, 3, 4 thuộc lĩnh vực khoa học:
    • Thí nghiệm 1: Vật lý học
    • Thí nghiệm 2: Hóa học
    • Thí nghiệm 3: Sinh học
    • Thí nghiệm 4: Khoa học Trái Đất

Luyện tập KHTN 6 trang 9

Các ứng dụng trong hình 2.3 đến 2.8 liên quan đến những lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên

Trả lời

  • Các ứng dụng trong hình 2.3 đến 2.8 liên quan đến những lĩnh vực của khoa học tự nhiên:
    • Hình 2.3: Sinh học
    • Hình 2.4: Khoa học Trái Đất
    • Hình 2.5: Sinh học
    • Hình 2.6: Hóa học
    • Hình 2.7: Vật lý học
    • Hình 2.8: Thiên văn học

2. Vật sống và vật không sống

Hình thành kiến thức mới 1 KHTN 6 trang 9

Quan sát hình 2.9 đến 2.12, em hãy cho biết các vật trong hình có đặc điểm gì khác nhau [sự trao đổi chất, khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản]?

Trả lời

Các vật trong hình 2.9 đến 2.12 có đặc điểm:

  • Hình 2.9. Con gà: có thể trao đổi chất, có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản
  • Hình 2.10. Cây cà chua: có thể trao đổi chất, có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản
  • Hình 2.11. Đá sỏi: không thể trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản
    Hình 2.12. Máy tính: không thể trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản

Luyện tập KHTN 6 trang 9

Vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống trong hình 2.9 đến 2.12?

Trả lời

  • Vật sống: Hình 2.9 [Con gà] và hình 2.10 [Cây cà chua]
  • Vật không sống: Hình 2.11 [Đá sỏi] và hình 2.12 [Máy tính]

Vận dụng KHTN 6 trang 10

Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống?

Trả lời

Một chú robot là vật không sống. Tuy robot có thể cười, nói và hành động như một con người nhưng không có những biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.

>> Tham khảo cách trả lời khác: Robot là vật sống hay vật không sống

3. Bài tập Khoa học Tự nhiên lớp 6 bài 2

Câu 1 trang 10 KHTN lớp 6

Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên:

a, Vật lý học b, Hóa học c, Sinh học

d, Khoa học Trái Đất e, Thiên văn học

Đáp án

Các hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên:

a, Vật lí học: Nhiệt kế bằng thủy ngân dùng để đo nhiệt độ.

b, Hóa học: Dùng bình cứu hỏa bột hóa hoc để chữa cháy.

c, Sinh học: Con gà đẻ trứng, quả trứng nở thành gà con.

d, Khoa học Trái đất: Dự báo thời tiết hàng ngày.

e, Thiên văn học: dùng kính thiên văn chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.

>> Xem thêm: Kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên

Câu 2 trang 10 KHTN lớp 6

Vật nào sau đây gọi là vật không sống?

A. Con ong

B. Vi khuẩn

C. Than củi

D. Cây cam

Chọn C Than củi

Giải thích: Vật nào sau đây gọi là vật không sống?

Câu 3 trang 10 KHTN lớp 6

Em có thể phân biệt khoa học về vật chất [vật lí, hóa học,...] và khoa học về sự sống [sinh học] dựa vào sự khác biệt nào?

Đáp án

  • Khoa học vật chất [vật lí, hóa học,...] nghiên cứu vật không sống
  • Khoa học sự sống [sinh học] nghiên cứu vật sống

Xem thêm: Phân biệt khoa học về vật chất và khoa học về sự sống dựa vào sự khác biệt nào?

Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 3 Chân trời sáng tạo

Chuyên mục KHTN lớp 6 Kết nối tri thức và KHTN lớp 6 Cánh Diều bao gồm lời giải cho từng sách để các em học sinh tham khảo củng cố chương trình sách mới. Các em học sinh cùng theo dõi.

Trên đây là chi tiết Lời giải Khoa học Tự nhiên lớp 6 bài 2. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các dạng Đề thi học kì 1 lớp 6 và Đề thi học kì 2 lớp 6 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình mới cho các bạn cùng tham khảo.

Đối với chương trình học lớp 6 sách mới. Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Chân trời sáng tạo THCS

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề