Việt Nam có bao nhiêu tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc?

Cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc là nơi diễn ra sự giao thương, xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, thực phẩm…..Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một tí về các cửa khẩu lớn của Việt Nam - Trung Quốc nhé. 

1/ Cửa khẩu Móng Cái

Nằm ở giữa biên giới của hai nước Việt – Trung, là cửa khẩu quốc tế đầu tiên ở phía Bắc giao lưu với Trung Quốc. Một trong những cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc lớn, giao thương tấp nập.

Ở Việt Nam, cửa khẩu thuộc địa bàn phường Hoà Lạc, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Còn ở phía Trung Quốc, cửa khẩu thuộc địa bàn của thị xã Đông Hưng.

Việc Quốc vụ viện Trung Quốc chỉ định cửa khẩu Đông Hưng được phép xuất nhập khẩu hoa quả, nông sản vào tháng 4/2016 đã mở ra cơ hội kết nối vùng hoa quả, nông sản trữ lượng lớn, phong phú chủng loại của Việt Nam với Trung Quốc qua cặp cửa khẩu Móng Cái [Việt Nam] – Đông Hưng [Trung Quốc] này.

Một số mặt hàng cụ thể thường được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái gồm nông sản [chủ yếu là chè, cà phê, lạc vừng, cao su sơ chế, bột sắn,…], hoa quả [thanh long, mít,…], thủy hải sản tươi sống và đông lạnh như tôm, cua, mực,…

2/ Cửa khẩu Hoành Mô

Cửa khẩu Hoành Mô là một trong ba cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cửa khẩu Hoành Mô thuộc thôn Đồng Mô, xã Hoành Mô, Bình Liêu, Quảng Ninh. Cửa khẩu này nằm ngay điểm cuối đường quốc lộ 18C. Bên kia biên giới Việt – Trung là cửa khẩu Động Trung nằm tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Một số mặt hàng được xuất khẩu qua biên giới tại cửa khẩu này là hạt tiêu, phụ gia thực phẩm, vỏ quế, vải may mặc, thực phẩm đông lạnh và nông sản xuất khẩu.

3/ Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Là cửa khẩu cuối cùng nằm trong danh sách các cửa khẩu thuộc địa phận Quảng Ninh. Cửa khẩu Bắc Phong Sinh thông thương với cửa khẩu Lý Hỏa tại Quảng Tây Trung Quốc.

Là cửa khẩu cuối cùng nằm trong danh sách các cửa khẩu thuộc địa phận Quảng Ninh. Cửa khẩu Bắc Phong Sinh nối tiếp qua cầu trên sông Ka Long thông thương với cửa khẩu Lý Hỏa tại Quảng Tây Trung Quốc.

Lượng hàng hóa xuất khẩu qua đây chủ yếu là hàng tạm nhập tái xuất, thủy hải sản, đồ điện tử và đồ gia dụng,…

Nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh, hiện nay huyện Hải Hà đang tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng bến bãi, chủ động giải quyết tốt các vấn đề biên mậu; đồng thời tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chức năng tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp để tiếp tục thu hút và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đem lại hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội ở một huyện vùng biên.

4/ Cửa khẩu Hữu Nghị

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị hay còn được biết với cái tên cửa khẩu Bằng Tường – Trung Quốc. Cửa khẩu nằm giữa biên giới Việt Nam Trung Quốc, là cầu nối đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế giữa hai nước. Tại nơi đây, Việt Nam cắm cột mốc 1116, bên phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây là hai cột mốc cỡ lớn có gắn Quốc huy của hai nước.

Đây cũng là cầu nối quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao 2 nước Việt Nam – Trung Quốc về chủ trương xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế”, vị trí quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore, đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Việt Nam với các nước ASEAN và ngược lại.

Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây đều là các cột mốc cỡ lớn, có gắn Quốc huy của 2 nước. Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị nằm trên Quốc lộ 1A, cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía bắc, cách Hà Nội 171 km về phía đông bắc.

Hàng năm, có trên 30 ngàn lượt phương tiện hàng hóa [chưa bao gồm các loại phương tiện vận tải khác] thực hiện giao, nhận hàng hóa tại khu vực cửa khẩu và có từ 40 đến 50 ngàn lượt phương tiện chuyển tải hành khách tại khu vực cửa khẩu. Trung bình mỗi năm Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trong đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng tinh bột sắn, hàng nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ,… bao gồm các loại hình xuất kinh doanh biên giới, xuất kinh doanh, xuất gia công, quá cảnh và nhập khẩu những mặt hàng như may mặc, đồ thủy tinh, nông sản, giấy, và các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, ô tô tải nguyên chiếc, sơ mi rơ móc, phụ tùng ô tô,… bao gồm các loại hình nhập kinh doanh, nhập gia công sản xuất.

5/ Cửa khẩu Đồng Đăng

Cùng nằm trong địa phận Lạng Sơn, cửa khẩu Đồng Đăng chính là trạm kiểm soát của nhà ga Đồng Đăng nơi kết thúc tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng. Hết địa phận Việt Nam, được nối với nhà ga Bằng Tường tuyến Nam Ninh – Bằng Tường của Trung Quốc. Nếu đi sang Trung Quốc bằng đường tàu hỏa thì bạn có thể tìm hiểu về tuyến đường đi qua cửa khẩu Đồng Đăng này.

6/ Cửa khẩu quốc gia Chi Ma

Cửa khẩu Chi Ma là cửa khẩu tại vùng đất thôn Chi Ma xã Yên Khoái huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Cửa khẩu Chi Ma thông thương sang cửa khẩu Ái Điểm ở huyện Ninh Minh tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tại đây có cột mốc 1223. Cửa khẩu Chi Ma là điểm cuối của đường tỉnh 236, và cách thị trấn Lộc Bình 13km theo đường này về hướng đông bắc.

Hàng hóa thường được xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma chủ yếu là tinh bột sắn và một số loại nông sản, hàng tạp hóa tiêu dùng,… Đây là những mặt hàng hầu hết có thuế suất bằng 0% hoặc dưới 5%.

Gần đây, chủng loại hàng hóa được phép thực hiện XNK qua cửa khẩu Chi Ma đã tăng lên 22 loại hàng hóa, trong đó có nhiều mặt hàng có thuế suất cao như: linh kiện điện tử, hàng điện tử, máy móc phục vụ sản xuất, gỗ nguyên khối, hàng may mặc các loại, hàng thực phẩm đông lạnh…

7/ Cửa khẩu phụ Tân Thanh

Cửa khẩu Tân Thanh được đặt tại vùng đất bản Nà Lầu xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cửa khẩu Tân Thanh  thông thương sang cửa khẩu Pu Zhai ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Cửa khẩu cách thành phố Lạng Sơn khoảng 28 km theo đường bộ về hướng bắc tây bắc.

Phó Cục trưởng Hải quan tỉnh Lạng Sơn Vi Công Tường đã khẳng định, Tân Thanh là một trong những cửa khẩu xuất khẩu hàng nông sản lớn nhất của tỉnh. Cửa khẩu Tân Thanh cũng nổi tiếng ở miền bắc Việt Nam là nơi có chợ biên giới trao đổi hàng hóa nông sản, thủy hải sản, và nhập hàng công nghiệp tiêu dùng giá rẻ từ Trung Quốc.

Tuy nhiên do biến động cung và cầu của hai bên nên hàng hóa có nhiều lúc bị khan hiếm, có khi thừa, ùn ứ và phải đổ bỏ hay kêu gọi giải cứu như thanh long, dưa hấu, thủy hải sản,…

8/ Cửa khẩu Pò Nhùng

Một trong các cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc thuộc tỉnh Lạng Sơn là cửa khẩu Pò Nhùng. Cửa khẩu Pò Nhùng thông thương với cửa khẩu Dầu Ải của Trung Quốc. Từ cửa khẩu Pò Nhùng. bạn có thể sang được Bằng Tường, Quảng Tây cũng giống với cửa khẩu Cốc Nam.

8/ Cửa khẩu quốc gia Trà Lĩnh

Cửa khẩu Trà Lĩnh là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất Bản Hía thuộc thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Đây cũng là điểm cuối của quốc lộ 34, cách trung tâm thị trấn Trà Lĩnh khoảng 6 km.

Cửa khẩu Trà Lĩnh thông thương sang cửa khẩu Long Bang ở thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

10/ Cửa khẩu quốc gia Sóc Giang

Cửa khẩu Sóc Giang là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất bản Cốc Ngựu xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Cửa khẩu Sóc Giang thông thương sang cửa khẩu Bình Mãng ở thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

11/ Cửa khẩu Pò Peo

Cửa khẩu Pò Peo là cửa khẩu Quốc gia, thuộc xã Ngọc Côn, Trùng Khánh, Cao Bằng cách Tp Cao Bằng khoảng 80km. Cửa khẩu Pò Peo thông thương sang cửa khẩu Nhạc Vu ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Cửa khẩu Pò Peo là điểm cuối của đường tỉnh 211, cách thị trấn Trùng Khánh khoảng 22 km theo đường này. Cửa khẩu ở phía đông nơi sông Quây Sơn chảy vào đất Việt chừng 2 km. Đoạn sông bên Trung Quốc có tên là Nan Tan He.

12/ Cửa khẩu Lào Cai

Nằm ngay vị trí trung tâm Thành phố Lào Cai là một trong ba cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc quan trọng giao lưu kinh tế thương mại qua đường biên giới đất liền giữa hai nước Việt – Trung.

Các hoạt động xuất nhập cảnh diễn ra tại nơi đây được tiến hành và kiểm tra vô cùng chặt chẽ. Các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản như sắn, hoa quả, gạo, đồ thủ công mỹ nghệ… nhập khẩu những mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp… 

13/ Cửa khẩu Mường Khương

Khi nhắc tới các cửa khẩu thuộc địa phận Lào Cai thì điển hình có cửa khẩu Quốc tế Lào Cai được xem là cửa khẩu lớn và quan trọng nhất.

Ngoài ra,không thể thiếu cửa khẩu Mường Khương, thuộc xã Mường Khương, Lào Cai. Cửa khẩu này là cầu nối với cửa khẩu Kiều Đầu Trung Quốc. Và nằm trong khu kinh tế cửa khẩu của Lào Cai.

14/ Cửa khẩu Bản Vược

Cửa khẩu Bản Vược là cửa khẩu tại vùng đất bản Vược xã Bản Vược huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.Cửa khẩu Bản Vược thông thương với cửa khẩu Ba Sa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bằng phà qua sông Hồng.

15/ Cửa khẩu quốc gia Săm Pun

Cửa khẩu Săm Pun còn được gọi là cửa khẩu Thượng Sơn, là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Xín Cái và Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, Việt Nam.

Cửa khẩu này thông thương sang cửa khẩu Điền Bồng huyện Phú Ninh, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam.

Đường lên cửa khẩu Săm Pun là tour du lịch hấp dẫn, đi qua cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng,… Tuy nhiên hoạt động giao thương qua cửa khẩu vẫn còn thấp.

Tên cửa khẩu đặt theo tên đồn Biên phòng Săm Pun, đóng tại bản Săm Pun và cách cửa khẩu gần 4 km

16/ Cửa khẩu Thanh Thủy

Cửa khẩu Thanh Thủy thuộc địa phận xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 22 km về phía Tây Bắc, đối diện với cửa khẩu Thiên Bảo [Tianbao], huyện Malipo, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu quan trọng nhất và là cửa khẩu quốc tế duy nhất tại Hà Giang. Tháng 2/2014 cặp cửa khẩu Thanh Thuỷ – Thiên Bảo được nâng cấp lên Cửa khẩu quốc tế trên cơ sở ban đầu là một cửa khẩu Quốc gia.

17/ Cửa khẩu quốc gia Xín Mần

Cửa khẩu Xín Mần đặt tại vùng đất xã Xín Mần huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang thông thương sang cửa khẩu Đô Long huyện Mã Quan tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.Nơi đây có cổng thành đá từ thời nhà Thanh ghi lại dấu ấn lịch sử về biên giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

18/ Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng tỉnh Lai Châu

Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng đặt tại xã Ma Ly Pho huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, Việt Nam.

Cửa khẩu Ma Lù Thàng thông thương với cửa khẩu Kim Thủy Nhà ở xã Na Phà huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Cửa khẩu Ma Lù Thàng là điểm cuối quốc lộ 12, cách thành phố Lai Châu 50 km. Cửa khẩu nối sang Trung Quốc qua cầu Hữu Nghị bắc qua dòng nậm Cúm, một phụ lưu của nậm Na. . Ma Lù Thàng là cửa khẩu cách các trung tâm kinh tế trong nước khá xa, chỉ có thể vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Một tồn tại của cửa khẩu nữa là hệ thống giao thông khá yếu chưa đáp ứng được các xe trọng tải lớn.

19/ Cửa khẩu A Pa Chải tỉnh Điện Biên

Cửa khẩu A Pa Chải nằm tại xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên. Đây là một cửa khẩu phụ mở ra để tạo điều kiện giao lưu buôn bán cho bà con biên giới. Ngay tại khu vực cửa khẩu có chợ biên giới A Pa Chải họp mỗi tuần 3 lần.

Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu qua các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc ở các tỉnh như Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn….. Hy vọng với những chia sẻ trên các bạn sẽ có thêm nhiều tin về các cửa khẩu nhằm thuận tiện cho việc du lịch, giao thương hàng hóa….

Biên giới đất liền Việt Nam tiếp giáp với Lào đi qua bao nhiêu tỉnh?

Hai nước có chung đường biên giới với tổng chiều dài hơn 2.300km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới của Lào là Phongsaly, LuanPrabang, Huaphanh, Xiengkhuang, Bolykhamxay, ...

Tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc dài bao nhiêu?

Biên giới phía Bắc của Việt Nam giáp với Trung Quốc có chiều dài trên đất liền là 1.350 km. Sau đây là danh sách các địa phương thuộc 7 tỉnh của Việt Nam có chung đường biên giới với các tỉnh phía Trung Quốc, xếp theo vị trí từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam.

Trung Quốc tiếp giáp với bao nhiêu nước?

Từ Bắc sang Nam có chiều dài là 4000 km, từ Tây sang Đông là 5000 km, có đường biên giới với 14 quốc gia và lãnh thổ bao gồm: Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam.

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh giáp 2 quốc gia?

Điện Biên là tỉnh duy nhất của Việt Nam có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào, Trung Quốc.

Chủ Đề