Viêm phế quản kéo dài bao lâu

Viêm phế quản là bệnh thường gặp khi giao mùa. Bệnh không khó điều trị nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu chủ quan. Vậy viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi? và cách chăm sóc, điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi? Viêm phế quản là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra chủ yếu vào mùa đông, đặc biệt là khi bùng phát dịch cúm. Nhiễm trùng hoặc kích thích đường thở khiến phế quản bị viêm, thu hẹp và tiết ra chất nhầy đặc làm tắc nghẽn các đường thở nhỏ. Từ đó gây ra cơn ho, khó thở, thở khò khè – đặc trưng của viêm phế quản. Ho có thể tạo ra đờm, là đờm từ phổi được đẩy ra ngoài và là nỗ lực của cơ thể để loại bỏ chất nhầy làm tắc nghẽn đường thở.

Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ khi giao mùa

Có hai loại viêm phế quản, cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính có triệu chứng ngắn hạn và hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Với viêm phế quản mãn tính, tình trạng viêm nhiễm lâu dài có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và thu hẹp đường thở gây cản trở luồng không khí vào và ra khỏi phổi. Vì lý do này, viêm phế quản mãn tính được coi là một loại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD] dẫn đến suy giảm dần chức năng phổi.

Triệu chứng của viêm phế quản

Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm phế quản cấp là ho khan trong thời gian ngắn, có thể trở thành ho có đờm màu trắng hoặc vàng. Thở khò khè và khó thở cũng là triệu chứng có thể xuất hiện khi trẻ bị viêm phế quản. Giống như bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, trẻ bị viêm phế quản cũng có thể bị sốt, đau họng, ớn lạnh, đau nhức và cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Trẻ em dưới 5 tuổi hiếm khi bị ho có đờm. Thay vào đó, đờm thường được tìm thấy trong chất nôn và cha mẹ sẽ nghe thấy âm thanh lạch cạch trong lồng ngực.

Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm phế quản mãn tính là ho có đờm tái phát hoặc dai dẳng, thở khò khè, khó thở nặng dần lên. Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh có thể bao gồm: nghẹt mũi, mệt mỏi, đau họng và đau đầu. Ho dữ dội có thể gây đau ngực và tím tái, da có màu xanh/xám. Nhiễm trùng tái phát đường thở cũng là một dấu hiệu của bệnh viêm phế quản mãn tính.

Bởi vì nhiều triệu chứng của viêm phế quản mãn tính tương tự như các triệu chứng của những bệnh phổi khác. Do đó, điều quan trọng là cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Thời gian của đợt nhiễm trùng do viêm phế quản thực sự phụ thuộc vào loại viêm phế quản mà trẻ gặp phải. Đối với viêm phế quản cấp tính, nhiễm trùng virus thường là gốc rễ của nguyên nhân và do đó, sau một vài tuần, các triệu chứng của trẻ sẽ bắt đầu cải thiện. Trong trường hợp viêm phế quản cấp tính, nhiễm trùng có thể tự khỏi theo thời gian.

Viêm phế quản bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào loại bệnh mà trẻ mắc phải!

Trong khi đó, Viêm phế quản mãn tính là một dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và có thể ảnh hưởng lâu dài đến khả năng thở của trẻ. Các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài ít nhất trong 3 tháng. Điều này thể hiện rõ ràng ở những trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc sống trong môi trường nhiều bụi bẩn, khói thuốc.

Bé bị viêm phế quản phải làm sao?

Điều trị viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi? Viêm phế quản cấp tính thường sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần, khi đường thở được chữa lành hoàn toàn và trở lại hoạt động bình thường. Do đó, mục đích của điều trị là kiểm soát các triệu chứng. Thuốc kháng sinh thường không hiệu quả vì hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính là do virus gây ra. Thuốc kháng sinh chỉ nên được sử dụng nếu tình trạng nhiễm vi khuẩn được nghi ngờ hoặc xác nhận bằng xét nghiệm.

Điều trị viêm phế quản cấp tính bao gồm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ và uống chất lỏng
  • Sử dụng các loại thuốc có sẵn tại hiệu thuốc để giảm đau nhức cơ và đau đầu và hạ sốt
  • Dùng thuốc giảm ho khi ho khan [ho không ra đờm] nhưng không ho có đờm
  • Dùng long đờm trị ho có đờm, giúp thông đường thở, tiêu đờm
  • Bỏ thuốc lá và tránh các chất kích ứng khác trong không khí
  • Sử dụng các loại thuốc làm mở đường thở bị tắc nghẽn ở những người có chứng thở khò khè kèm theo ho hoặc bệnh hen suyễn hoặc COPD tiềm ẩn
  • Ở trẻ em bị viêm phế quản cấp tính, mục tiêu điều trị chính là kiểm soát cơn sốt và đau nhức, có thể đạt được bằng các loại thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen từ hiệu thuốc
Điều trị viêm phế quản cấp tính ở trẻ em

Trẻ nhỏ dễ bị viêm phế quản có thể cố gắng tránh nhiễm trùng thông qua những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Rửa tay thường xuyên và làm khô
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn
  • Tránh tiếp xúc với những người không khỏe
  • Giảm thời gian ở những nơi đông người, đặc biệt là trong mùa lạnh và cúm
  • Tiêm phòng cúm hàng năm và có thể là chủng ngừa để bảo vệ chống lại một số loại viêm phổi

Điều trị viêm phế quản mãn tính

Mục tiêu chính của điều trị viêm phế quản mãn tính là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương và thu hẹp thêm đường thở. Cách hiệu quả nhất để đạt được điều này là tránh hít phải các chất kích thích và độc tố từ môi trường.

Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm phế quản mãn tính bao gồm:

  • Thuốc giãn phế quản [thuốc giảm đau] để mở đường thở bị tắc nghẽn giúp thở dễ dàng hơn
  • Corticosteroid đường uống để kiểm soát các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính
  • Corticosteroid dạng hít [ngăn ngừa] để ngăn ngừa đợt cấp của viêm phế quản mãn tính
  • Sử dụng kết hợp thuốc giãn phế quản và corticosteroid dạng hít để kiểm soát ho dai dẳng
  • Thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng ngắn hạn gây ra các triệu chứng viêm phế quản tồi tệ hơn

Trên đây là giải đáp “viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi?”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho cha mẹ trong chăm sóc và điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ.

Nên đọc thêm:

  1. Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh: Khác biệt giữa viêm phổi và cảm lạnh
  2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà
  3. Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hoà không?

Chủ Đề