Nên ngâm khoai mì bao lâu

Khoai mì hầm với nước cốt dừa là món ăn dân giã rất phổ biến với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Tuy nhiên hiện nay không còn nhiều người bán món ăn thơm ngon béo bở này nữa nhưng bạn có thể tự tay thực hiện món ăn này ngay tại nhà để thưởng thức.

Chuẩn bị
10 phút
Chế biến
30 phút
Dành cho
2 - 3 người

1Nguyên liệu làm khoai mì nước cốt dừa

  • Khoảng 2kg khoai mì
  • 100g muối
  • 1 muỗng canh đường
  • 150g đậu phộng rang lột vỏ
  • 50g mè rang
  • 500ml nước dừa tươi
  • 350ml nước cốt dừa
  • Một ít dừa nạo [không bắt buộc]
  • 1 lá dứa

Nguyên liệu làm khoai mì nước cốt dừa

2Cách làm khoai mì nước cốt dừa

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Khoai mì gọt vỏ, cắt khúc vừa ănngâm với nước muối pha loãng trong 2-4 giờ [hoặc qua đêm] để phần mủ, nhựa được rửa sạch hoàn toàn sau đó rửa lại với nước sạch, để ráo.

Cho khoai mì vào chảo nấu cùng 500ml nước dừa, 1 lá dứa và 1 muỗng cà phê muối, đậy nắp để khoai mau chín hơn.

Sơ chế nguyên liệu

Bước 2 Xay đậu phộng

Kế đến cho đậu phộng rang, mè rang, 1 muỗng canh muối 1 muỗng canh đường vào máy xay cho nhuyễn.

Xay đậu phộng

Bước 3 Hoàn thành món ăn

Khi thấy phần nước dừa trong chảo gần rút hết thì rưới 350ml nước cốt dừa vào để khoai mì được béo hơn.

Tiếp tục cho luôn phần dừa nạo vào để nấu chín, ăn sẽ không bị đau bụng. Đậy nắp nấu cho đến khi nước cốt dừa rút hết.

Bước cuối cùng là cho thêm một ít hành lá cắt nhỏ vào, nếu không thích thì bạn có thể không cho vào nhé!

Hoàn thành món ăn

Bước 4 Thành phẩm

Khoai mì nóng hổi, thơm lừng, có màu vàng đẹp mắt vô cùng. Với món ăn này bạn có thể dùng làm món ăn vặt nhâm nhi vào cuối tuần rất tuyệt!

Thành phẩm

3Thưởng thức

Rắc muối mè đậu phộng là món ăn có thể thưởng thức rồi, nếu bạn không thích rắc thì có thể để riêng để chấm cũng ngon không kém.

Khoai mì nước cốt dừa thành phẩm

Cắn một miếng khoai mì bùi bùi kết hợp với nước cốt dừa béo béo làm gợi nhớ những ký ức tuổi thơ. Chúc bạn thực hiện món ăn này thành công nhé!

Chọn mua nước cốt dừa chất lượng, giá tốt tại Bách hoá XANH:

Kinh nghiệm hay Bách hóa XANH

SKĐS - Sắn [khoai mì] là loại lương thực phổ biến, nhất là ở vùng nông thôn miền núi. Tuy nhiên trong sắn có chứa độc tố có thể gây ngộ độc nặng.

Sắn [khoai mì] là loại lương thực phổ biến, nhất là ở vùng nông thôn miền núi. Tuy nhiên trong sắn có chứa độc tố có thể gây ngộ độc nặng. Do đó, người dân cần được phổ biến kiến thức trong lựa chọn, sơ chế, chế biến để loại bỏ độc tố trong sắn..

Sắn được sử dụng chủ yếu là dạng củ, lá tươi làm nguyên liệu trong chế biến thực phẩm công nghiệp và chế biến thành thức ăn [nướng, luộc, hấp, lá sắn muối chua…]. Tuy nhiên trong sắn củ, lá sắn có chứa một lượng axit cyanhydric [HCN] đáng kể, một chất có thể gây độc chết người. Tuỳ theo lượng ăn nhiều hay ít, triệu chứng ngộ độc biểu hiện ở mức độ nặng hay nhẹ.

Triệu chứng thường xuất hiện sau  khi  ăn sắn với 2 mức độ:

Mức độ nhẹ: Còn gọi là say sắn, váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, tê chân, tay buồn nôn và đau bụng.

Nặng: Vật vã, khó thở, run và co giật. Sau đó đi vào hôn mê, rối loạn nhịp thở, đồng tử giãn, hạ huyết áp,... Nếu bệnh nhân không được cấp cứu, điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Ngâm nước kỹ trước khi luộc.

Cách chế biến sắn để phòng ngừa ngộ độc

Các trường hợp bị ngộ độc sắn đều do cách chế biến và nấu nướng không đúng cách như: chưa bóc hết vỏ sắn trước khi luộc, chưa rửa và ngâm sạch và luộc sắn chưa kỹ, ăn sắn sống, sắn lùi [nướng] hoặc luộc chưa chín kỹ hoặc ăn sắn cả vỏ. Do đó để loại bỏ độc tố khỏi sắn, cần thực hiện những bước sau:

- Không sử dụng sắn đắng, sắn cao sản [cả củ và lá] để chế biến thức ăn.

- Lột sạch lớp vỏ hồng của sắn.

- Ngâm trong nước sạch vài giờ, phải thường xuyên thay nước.

- Khi nấu phải mở nắp nồi để chất độc bay ra ngoài.

- Đối với  lá sắn cần ngâm nước, rửa sạch, muối chua hoặc luộc thật kỹ trước khi ăn.

- Không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn.

- Không nên ăn nhiều sắn vào lúc đói.

- Khi ăn nên chấm với đường hay mật để giảm nguy cơ ngộ độc.

- Nếu thấy sắn đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều axitcyanhydric.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Xử trí ngộ độc sắn

Với các trường hợp nhẹ chỉ cần gây nôn, cho uống nước đường, bệnh nhân sẽ đỡ dần và khỏi. Sau đó, nên đến ngay bệnh viện, mang theo thức ăn gây độc hoặc đồ đựng còn dính thức ăn đó để xác định chất độc. Với các trường hợp nặng cần đưa ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời.


Chủ Đề