Vị trí kinh tế của Nhật Bản từ đầu những năm 70 của thế kỉ 20 đến nay như thế nào

Mục lục

Tổng quanSửa đổi

Trải qua ba thập kỷ phát triển kinh tế kể từ năm 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản khiến người ta phải gọi đây là kỳ tích kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, nền kinh tế đã đặt được mức tăng trưởng bình quân 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970s và 4% vào những năm 1980, nhờ đó Nhật Bản đã vươn lên và duy trì vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong suốt từ năm 1978 đến 2010 khi bị Trung Quốc vượt qua. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản ngang bằng thậm chí là cao hơn hầu hết các nước phương Tây.

Vào thời kỳ nửa sau của những năm 1980, giá cổ phiếu và bất động sản tăng cao đã tạo ra bong bóng kinh tế . Bong bóng kinh tế đã đột ngột kết thúc khi Sở giao dịch chứng khoán Tokyo sụp đổ vào năm 1990–92 khiến giá bất động sản đạt đỉnh vào năm 1991. Tăng trưởng ở Nhật Bản trong suốt những năm 1990 chỉ ở mức 1,5%; thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình của toàn cầu khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái tồi tệ và được biết đến với tên gọi Thập kỷ mất mát. Thậm chí là sau khi nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục trì trệ thêm một thập kỷ nữa, thuật ngữ này được đổi tên thành 2 thập kỷ năm mất mát. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 vẫn cao hơn so với châu Âu và Hoa Kỳ.

Với tốc độ tăng trưởng thấp này, nợ quốc gia của Nhật Bản đã tăng lên do gánh nặng của các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội mà nguyên nhân chủ yếu là do sự già hóa của dân số khiến cơ sở thuế bị thu hẹp lại. Tình trạng "Những ngôi nhà bị bỏ hoang" tiếp tục lan rộng từ nông thôn đến thành thị ở Nhật Bản.

Nền kinh tế của Nhật Bản vào năm 2021 bằng 2/3 quy mô của châu Mỹ theo Ngân hàng Thế giới.

Do là một quốc đảo có địa hình nhiều núi và núi lửa nên quốc gia này không có đủ tài nguyên thiên nhiên để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế với dân số đông tiếp tục phát triển thêm, do đó việc xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh như các sản phẩm công nghiệp mang tính kỹ thuật, có sự đầu tư cao về nghiên cứu và phát triển để đổi lấy là nhập khẩu nguyên liệu thô và dầu mỏ luôn được chú trọng. Nhật Bản là một trong ba nhà nhập khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới bên cạnh Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ về tổng sản lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nông sản nội địa đồng thời cũng là quốc gia nhập khẩu cá và các sản phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Chợ bán buôn trung tâm thủ đô Tokyo là chợ bán buôn các mặt hàng truyền thống đến từ Nhật Bản lớn nhất, bao gồm cả chợ cá nổi tiếng Tsukiji. Việc săn cá voi tại Nhật Bản với bề ngoài là để phục vụ các hoạt động nghiên cứu, đã bị kiện là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế.

Mặc dù nhiều loại khoáng sản đã được khai thác trên khắp đất nước, nhưng hầu hết các nguồn tài nguyên khoáng sản đều phải nhập khẩu kể từ thời hậu chiến. Các quặng chứa kim loại được khai thác trong nước là rất khó xử lý do chúng chỉ ở cấp thấp. Mặc dù có nguồn tài nguyên rừng đa dạng và rộng lớn khi chiếm 70% diện tích cả nước theo số liệu được thống kê vào cuối những năm 1980, nhưng chúng lại không được khai thác một cách rộng rãi do các quyết định chính trị ở cấp địa phương, tỉnh và quốc gia khi Nhật Bản quyết định không khai thác tài nguyên rừng để thu lợi kinh tế. Các nguồn tài nguyên trong nước chỉ đáp ứng được từ 25 đến 30% nhu cầu gỗ của cả nước. Nông nghiệp và đánh bắt là những ngành nghề khai thác tài nguyên phát triển tốt nhất nhưng cũng phải trải qua nhiều năm đầu tư và sự vất vả, chăm chỉ lao động của người dân mới có được. Do đó, quốc gia đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo để chuyển đổi nguyên liệu thô nhập khẩu từ nước ngoài. Chiến lược phát triển kinh tế này đòi hỏi phải thiết lập một cơ sở hạ tầng kinh tế mạnh mẽ để tạo ra nguồn năng lượng, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và bí quyết công nghệ cần thiết.

Ngành khai thác vàng, Magnesi và bạc đều đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động sản xuất công nghiệp hiện tại, mặc dù vậy Nhật Bản vẫn phải phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho ngành công nghiệp hiện đại. Các mặt hàng như quặng sắt, đồng, bôxít và nhôm cũng như nhiều loại lâm sản đều là các tài nguyên nhập khẩu quan trọng.

So với các nền kinh tế công nghiệp phát triển khác, Nhật Bản được có mức xuất khẩu được cho là thấp so với quy mô của nền kinh tế. Từ giai đoạn 1970-2018, Nhật Bản là nền kinh tế ít phụ thuộc vào xuất khẩu nhất trong G7 và thứ hai trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những nền kinh tế ít phụ thuộc vào thương mại nhất trong giai đoạn 1970-2018.

Nhật Bản là quốc gia nhận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đặc biệt thấp. Nguồn vốn FDI chảy vào quốc gia này cho đến nay là thấp nhất trong G7 tính đến năm 2018 và thậm chí còn thấp hơn cả các nền kinh tế có quy mô nhỏ hơn nhiều như Áo, Ba Lan và Thụy Điển. Tỷ lệ vốn FDI đầu vào trên GDP của nước này được cho là thấp nhất trên thế giới.

Nhật Bản đang tụt hậu về năng suất lao động so với các nước phát triển khác. Trong giai đoạn từ năm 1970 đến 2018, Nhật Bản là quốc gia có năng suất lao động thấp nhất trong các quốc gia thuộc G7. Đặc thù của nền kinh tế Nhật Bản là các doanh nghiệp lâu đời [shinise], trong đó có một số doanh nghiệp đã hoạt động được hơn một nghìn năm và nhờ vậy mà có được uy tín lớn. Ngược lại, văn hóa khởi nghiệp ở Nhật Bản không được nổi bật như những nơi khác.[55]

Lịch sử kinh tế Nhật BảnSửa đổi

Bức tranh thuộc trường phái ukiyo-e được vẽ vào năm 1856 miêu tả về Echigoya, hay ngày nay là Mitsukoshi

Với sự tăng trưởng thần kỳ qua ba giai đoạn, Nhật Bản là một trong số các quốc gia được nghiên cứu nhiều nhất về lịch sử kinh tế. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ sự thành lập thành phố Edo [năm 1603] dẫn đến sự phát triển toàn diện của kinh tế nội địa. Giai đoạn thứ hai chính từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân [năm 1868] đưa nước Nhật trở thành cường quốc đầu tiên ở châu Á có thể sánh vai được với các quốc gia châu Âu. Trong giai đoạn cuối cùng, từ vị thế là nước thua trận trong Thế Chiến thứ hai [năm 1945] đảo quốc này đã vươn mình trở nên kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Giao lưu với châu Âu [thế kỉ 16]Sửa đổi

Bài chi tiết: Mậu dịch Nam Man

Những người châu Âu thời Phục Hưng đã thán phục Nhật khi họ đến đây vào thế kỷ 16. Đảo quốc này được đánh giá là có rất nhiều kim loại quý, chủ yếu là dựa trên những tính toán của Marco Polo về các lâu đài và đến thờ được mạ vàng, ngoài ra còn dựa trên sự phong phú của các quặng mỏ lộ thiên từ các miệng núi lửa khổng lồ được đặc trưng bởi một đảo quốc có nhiều núi lửa. Các quặng này được khai thác triệt để và trên quy mô lớn và Nhật đã từng là nhà xuất khẩu lớn vàng, bạc và đồng lớn vào thời kỳ Công nghiệp trước khi việc xuất khẩu những mặt hàng này bị cấm.

Nước Nhật thời Phục Hưng cũng được đánh giá là một xã hội phong kiến phức tạp với một nền văn hóa đặc sắc và nền kỹ thuật tiền công nghiệp mạnh mẽ. Dân số đa phần tập trung đông ở các thành thị và thậm chí có những trường Đại học Phật giáo lớn hơn cả các học viện ở phương Tây như Salamanca hoặc Coimbra. Các nhà nghiên cứu châu Âu về thời đại này có vẻ đồng ý rằng người Nhật "chẳng những vượt trội tất cả các dân tộc phương Đông mà còn ưu việt hơn cả người Tây Phương" [Alessandro Valignano, 1584, "Historia del Principo y Progresso de la Compania de Jesus en las Indias Orientales].

Những du khách Tây Phương đầu tiên đã rất ngạc nhiên về chất lượng của hàng thủ công và dụng cụ rèn đúc của Nhật Bản. Điều này xuất phát từ việc bản thân nước Nhật khá khan hiếm những tài nguyên thiên nhiên vốn dễ tìm thấy ở Âu Châu, đặc biệt là sắt. Do đó, người Nhật nổi tiếng tiết kiệm đối với tài nguyên nghèo nàn của họ, càng ít tài nguyên họ càng phát triển các kỹ năng để bù đắp.

Các con tàu của Bồ Đào Nha đầu tiên [thường khoảng 4 tàu kích cỡ nhỏ mỗi năm] đến Nhật chở đầy tơ lụa, gốm sứ Trung Hoa. Người Nhật rất thích những thứ này, tuy nhiên họ lại bị cấm giao dịch với Trung Quốc do các Hoàng đế Trung Hoa muốn trừng phạt các Nụy khấu thường xuyên cướp bóc ở vùng bờ biển Trung Quốc. Sau đó, người Bồ Đào Nha, được gọi là Nanban [Nam Man] chớp lấy cơ hội và đóng vai trò như một trung gian thương mại ở châu Á.

Thời kỳ Edo [1603–1868]Sửa đổi

Đồ sứ xuất khẩu của Nhật Bản mang kiểu cách châu Âu, có hình dáng giống một cái bát có vòi nước ở trong chậu cạo râu của thợ cắt tóc vào khoảng năm 1700.

Trong những thập kỷ cuối cùng của mậu dịch Nanban, nước Nhật đã có tương tác mạnh mẽ với các cường quốc Tây Phương về mặt kinh tế và tôn giáo. Khởi đầu của thời kỳ Edo trùng với những thập kỷ này khi Nhật Bản đã đóng được những chiến thuyền vượt đại dương theo kiểu Tây phương đầu tiên như thuyền buồm 500 tấn San Juan Bautista chuyên chở phái bộ ngoại giao Nhật do Hasekura Tsunenaga dẫn đầu đến châu Mỹ rồi sau đó đến châu Âu. Cũng trong giai đoạn đó, chính quyền Mạc Phủ đã trang bị khoảng 350 Châu Ấn Thuyền có ba cột buồm và được trang bị vũ khí để phục vụ việc mua bán ở châu Á. Các nhà phiêu lưu người Nhật như Yamada Nagamasa đi lại rất năng động khắp Á Châu.

Để loại trừ ảnh hưởng của Thiên chúa giáo, Nhật Bản tiến vào một thời kỳ cô lập gọi là tỏa quốc với nền kinh tế ổn định và tăng trưởng nhẹ. Tuy nhiên không lâu sau đó vào những năm 1650, ngành sản xuất đồ sứ xuất khẩu của Nhật Bản đã phát triển rất mạnh khi mà cuộc nội chiến đã khiến trung tâm sản xuất đồ gốm xứ của Trung Quốc ở Cảnh Đức Trấn phải ngừng hoạt động trong vài thập kỷ. Trong giai đoạn còn lại của thế kỷ 17, hầu hết các mặt hàng đồ sứ Nhật Bản được dùng để xuất khẩu mà chủ yếu là ở Kyushu. Thương mại sa sút do sự cạnh tranh mới của Trung Quốc vào những năm 1740 trước khi được hồi phục khi Nhật Bản mở cửa vào giữa thế kỷ 19.

Phát triển kinh tế trong suốt thời kỳ Edo bao gồm đô thị hóa, gia tăng vận tải hàng hóa bằng tàu, mở rộng thương mại nội địa và bắt đầu mua bán với nước ngoài, phổ biến thương nghiệp và thủ công nghiệp. Thương mại xây dựng rất hưng thịnh song hành với các cơ sở ngân hàng và hiệp hội mậu dịch. Các lãnh chúa chứng kiến sự tăng mạnh dần trong sản xuất nông nghiệp và sự lan rộng của ngành thủ công ở nông thôn.

Khoảng giữa thế kỷ 18, dân số Edo đã đạt hơn 1 triệu người trong khi Osaka và Kyoto mỗi nơi cũng có hơn 400,000 cư dân. Nhiều thành thị xây xung quanh các thành quách cũng phát triển. Osaka và Kyoto trở thành những trung tâm thương mại và thủ công đông đúc nhất trong khi Edo là trung tâm cung ứng thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người tiêu dùng thành thị.

Lúa gạo là nền tảng của nền kinh tế, các lãnh chúa phong kiến thu thuế từ nông dân dưới dạng gạo với thuế suất cao khoảng 40% vụ thu hoạch. Gạo được bán ở các chợ fudasashi ở Edo. Để sớm thu tiền, các lãnh chúa sử dụng các Hợp đồng kỳ hạn để bán gạo chưa được thu hoạch. Những hợp đồng này tương tự như loại hợp đồng tương lai thời hiện đại.

Dưới thời này, Nhật Bản dần dần tiếp thu khoa học và công nghệ phương Tây [gọi là Hà Lan học, hay "rangaku", "học vấn của người Hà Lan"] qua thông tin và những cuốn sách của các thương nhân đến từ Hà Lan ở Dejima. Lĩnh vực học tập chính là địa lý, dược học, khoa học tự nhiên, thiên văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, cơ học như nghiên cứu về các hiện tượng điện, và khoa dược học, với ví dụ về sự phát triển của đồng hồ Nhật Bản, hay wadokei, chịu ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây.

Thời kỳ trước chiến tranh [1868-1945]Sửa đổi

Kể từ giữa thế kỷ 19, sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản đã mở cửa cho thương mại và ảnh hưởng của phương Tây và đã trải qua hai thời kỳ phát triển kinh tế. Lần đầu tiên bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 1868 và kéo dài đến Thế chiến thứ hai; lần thứ hai bắt đầu vào năm 1945 và được duy trì cho đến giữa những năm 1980.[cần dẫn nguồn]

Sự phát triển kinh tế trong thời kỳ trước chiến tranh được bắt đầu với chính sách "Làm giàu đất nước, tăng cường lực lượng vũ trang" của Chính quyền Minh Trị. Trong suốt thời kỳ Minh Trị [1868–1912], các nhà lãnh đạo đã xây dựng một hệ thống giáo dục mới dựa trên hệ thống của phương Tây dành cho tất cả những người trẻ tuổi, đồng thời gửi hàng nghìn sinh viên đến Hoa Kỳ và Châu Âu du học và thuê hơn 3.000 người phương Tây đến Nhật Bản để dạy các môn như khoa học, toán học, công nghệ hiện đại và ngoại ngữ [Oyatoi gaikokujin]. Chính quyền cũng triển khai xây dựng các tuyến đường sắt, cải thiện chất lượng đường bộ và khánh thành các chương trình cải cách ruộng đất để giúp cho đất nước phát triển hơn nữa.[cần dẫn nguồn]

Nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, chính phủ cho rằng cần nếu giúp các doanh nghiệp tư nhân phân bổ được nguồn lược cũng như lập kế hoạch, họ sẽ được trang bị đầy đủ để đưa nền kinh tế quốc gia đi lên. Chính vì vậy mà vai trò chủ đạo của chính phủ là cung cấp các điều kiện kinh doanh tất nhất cho các doanh nghiệp tư nhân. Nói tóm lại, chính phủ phải là người hướng dẫn và kinh doanh nhà sản xuất. Vào đầu thời kỳ Minh Trị, chính phủ đã xây dựng các nhà máy và xưởng đóng tàu để bán cho các doanh nhân với giá thấp. Nhiều doanh nghiệp trong số này đã phát triển nhanh chóng thành các tập đoàn lớn. Chính phủ nổi lên với tư cách là người thúc đẩy chính doanh nghiệp tư nhân khi ban hành một loạt chính sách ủng hộ doanh nghiệp.[cần dẫn nguồn]

Vào giữa những năm 1930, mức lương danh nghĩa của Nhật Bản "thấp hơn 10 lần" so với của Hoa Kỳ [dựa trên tỷ giá hối đoái giữa những năm 1930], trong khi mức giá nhân công được ước tính là bằng khoảng 44% Hoa Kỳ.[cần dẫn nguồn]

Quy mô và cơ cấu công nghiệp ở các thành phố của Nhật Bản đều được duy trì và điều tiết chặt chẽ mặc dù dân số và các ngành công nghiệp trên các thành phố này đã tăng lên đáng kể.[56]

Sau chiến tranh [từ 1945 tới 1985]Sửa đổi

Xuất khẩu của Nhật Bản năm 2005
Xem thêm: en:Japanese economic miracle và en:Economic history of Japan

Trong giai đoạn những năm 1960 đến 1980, tăng trưởng kinh tế chung là rất nhanh: trung bình 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970 và 4% vào những năm 1980. Vào cuối giai đoạn này, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế có thu nhập cao.[57]

Giai đoạn những năm 1990 chính kiến sự tăng trưởng trì trệ của nền kinh tế đã đánh dấu cho sự khởi đầu của thập kỷ mất mát sau sự sụp đổ của bong bóng giá tài sản ở Nhật Bản. Hậu quả là ngân sách quốc gia đã bị thâm hụt nghiêm trọng [phải tri hàng nghìn tỷ Yên để cứu vãn hệ thống tài chính của Nhật Bản] để tài trợ cho các chương trình xấy dựng công trình công cộng lớn.

Mặc dù vậy vào năm 1998, các dự án xây dựng công trình công cộng của Nhật Bản vẫn khổng thể kích đủ cầu để chấm dứt giai đoạn trì trệ của nền kinh tế. Trong tình tế tuyệt vọng, chính phủ Nhật Bản đã buộc phải tiến hành các chính sách "tái cơ cấu" nhằm thu hút nguồn tiền dư thừa đang được đầu cơ ở các thị trường chứng khoán và bất động sản. Thật không may là các chính sách kinh tế này đã khiến Nhật Bản rơi vào thời kỳ giảm phát liên tục trong nhiều năm từ năm 1999 đến 2004. Ngân hàng Nhật Bản đã sử dụng biện pháp nới lỏng định lượng để làm tăng nguồn cung tiền quốc gia nhằm thúc đẩy kỳ vọng về lạm phát qua đó phát triển kinh tế. Ban đầu chính sách này đã thất bại trong việc đem đến sự phát triển cho nền kinh tế nhưng lại bắt đầu có ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát. Cuối năm 2005, nền kinh tế cuối cùng cũng cho thấy những dấu hiệu hồi phục. Tăng trưởng GDP trong năm 2005 đã đạt 2,8% trong đó riêng quý 4 có mức tăng trưởng là 5,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.[58] Không giống như các cuộc phục hồi trước đây, tiêu dùng nội địa là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng.

Mặc dù đã giảm lãi suất xuống gần mức 0% trong một thời gian dài, nhưng chiến lược nới lỏng định lượng vẫn không đạt được thành công trong việc ngăn chặn giảm phát.[59] Điều này khiến một số nhà kinh tế học, chẳng hạn như Paul Krugman và một số chính trị gia Nhật Bản lên tiếng ủng hộ việc tạo ra kỳ vọng lạm phát cao hơn.[60] Vào tháng 7 năm 2006, chính sách giảm mức lãi suất bằng 0% kết thúc. Năm 2008, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn duy trì mức lãi suất thấp nhất trong các nước phát triển nhưng giảm phát vẫn chưa được loại bỏ[61] và chỉ số Nikkei 225 đã giảm tới 50% điểm [giai đoạn từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008]. Mắc dù vậy vào ngày 05 tháng 04 năm 2013, Ngân hàng Nhật Bản ra tuyên bố rằng họ sẽ mua 60-70 nghìn tỷ Yên trái phiếu và chứng khoán nhằm loại bỏ tình trạng giảm phát bằng cách tăng gấp đôi lượng cung tiền ở Nhật Bản trong vòng hai năm. Thị trường trên khắp thế giới đã có những phản hồi tích cực với các chính sách mang tính chủ động hiện hành của chính phủ khi mà chỉ số Nikkei 225 đã tăng hơn 42% điểm kể từ tháng 11 năm 2012.[62] The Economist cho rằng những điều chỉnh mang tính tích cực đối với luật phá sản, luật chuyển nhượng đất và luật thuế sẽ hỗ trợ nền kinh tế Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng đầu của gần 15 quốc gia thương mại trên toàn thế giới.

Tháng 12 năm 2018, một thỏa thuận thương mại tự do giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã được thông qua và có hiệu lực vào tháng 2 năm 2019. Thỏa thuận này đã tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới chiếm tới 1/3 tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Thỏa thuận này giúp giảm 10% thuế hải quan đánh lên các mặt hàng ô tô xuất khẩu của Nhật Bản, 30% thuế đối với pho mát và 10% đối với sản phẩm rượu vang đồng thời mở ra sự phát triển của hoạt động xuất khẩu dịch vụ.[63]

Vào tháng 1 năm 2020, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên vố rằng Đại dịch COVID-19 ở Nhật Bản khiến chính phủ phải ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia[64] đã khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ 2.[65] Jun Saito thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản nhận định rằng đại dịch đã giáng "đòn cuối cùng" vào nền kinh tế lâu đời của Nhật Bản, vốn sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong năm 2018.[66]

Khoảng dưới một phần tư người Nhật kỳ vọng điều kiện sinh sống sẽ được cải thiện trong những thập kỷ tới.[67]

Vào ngày 23 tháng 10 năm 2020, Nhật Bản và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chính thức ký kết thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên kể từ hậu Brexit, thỏa thuận này sẽ thúc đẩy thương mại giữa Nhật Bản và Vương quốc Anh lên khoảng 15,2 tỷ bảng Anh khi miễn thuế đối với 99% hàng hóa xuất khẩu của Anh sang Nhật Bản. [68][69]

Vào ngày 15 tháng 2 năm 2021, chỉ số trung bình Nikkei đã phá vỡ điểm chuẩn 30k, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 1991.[70] Nguyên nhân là sự hồi phục mạnh mẽ đối với thu nhập của doanh nghiệp, dữ liệu GDP và sự lạc quan đối với sự xuất hiện của vắc-xin COVID-19.[70]

Trong năm kết thúc vào tháng 3 năm 2021, Tập đoàn SoftBank đã đạt lợi nhuận ròng kỷ lục 45,88 tỷ đô la, phần lớn là do sự ra mắt của công ty thương mại điện tử Coupang.[71] Đây là mức lợi nhuận hàng năm lớn nhất mà một công ty Nhật Bản đạt được trong lịch sử.[71]

Mục lục

Những liên kết đầu tiên với châu Âu [thế kỷ XVI]Sửa đổi

Bài chi tiết: Mậu dịch Nanban

Thời Phục hưng, người châu Âu khá ngưỡng mộ Nhật Bản khi họ đến đất nước này vào thế kỷ XVI. Nhật Bản được coi là một quốc gia vô cùng giàu kim loại quý, một quan điểm bắt nguồn từ các câu chuyện về các chùa và cung điện dát vàng của Marco Polo,[1] và một phần cũng do sự phong phú tương đối của quặng bề mặt đặc trưng của một quốc gia núi lửa, trước khi khai thác sâu quy mô lớn trở nên khả thi trong thời đại công nghiệp. Nhật Bản đã trở thành một nước xuất khẩu lớn về đồng và bạc trong thời kỳ này.

Samurai Hasekura Tsunenaga ở Rome vào năm 1615, Coll. Borghese, Rome

Nhật Bản cũng được coi là một xã hội phong kiến tinh vi với nền văn hóa cao và công nghệ tiền công nghiệp tiên tiến. Nó đã có dân cư đông đúc và đô thị hóa. Các nhà quan sát châu Âu nổi tiếng thời bấy giờ dường như đồng ý rằng người Nhật "không chỉ vượt trội so với tất cả các dân tộc phương Đông khác, họ cũng vượt trội hơn cả người châu Âu"[Alessandro Valignano, 1584," Historia del Principo y Progresso de la Compania de Jesus en las Indias Orientales].

Những vị khách châu Âu thời kỳ đầu đã rất ngạc nhiên bởi chất lượng của nghề thủ công và kim thuộc của Nhật Bản. Điều này xuất phát từ thực tế rằng Nhật Bản khá nghèo về tài nguyên thiên nhiên thường thấy ở châu Âu, đặc biệt là sắt. Do đó, người Nhật nổi tiếng tiết kiệm tài nguyên tiêu hao của họ; những những tài nguyên ít ỏi mà họ có, họ đã sử dụng với các kỹ năng bậc thầy.

Mậu dịch với châu ÂuSửa đổi

Hàng hóa của các tàu Bồ Đào Nha đầu tiên [thường là khoảng bốn tàu nhỏ mỗi năm] đến Nhật Bản bao gồm hầu như toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc [lụa, sứ]. Người Nhật rất mong muốn có được những hàng hóa như vậy nhưng đã bị cấm mọi liên hệ với Trung Quốc như một hình phạt vì cướp biển Oa Khấu. Do đó, người Bồ Đào Nha [được gọi là Nanban , người miền Nam man rợ] đã tìm thấy cơ hội đóng vai trò trung gian trong thương mại châu Á.

Một chiếc thuyền vuông Bồ Đào Nha ở Nagasaki vào thế kỉ XVII

Từ khi giành được Macau năm 1557, và được Trung Quốc chính thức công nhận là đối tác thương mại, Bồ Đào Nha bắt đầu điều chỉnh thương mại với Nhật Bản, bằng cách bán cho người trả giá cao nhất cho chuyến hàng thường niên đến Nhật, ảnh hưởng của việc trao độc quyền thương mại cho chỉ một chiếc thuyền vuông duy nhất đến Nhật mỗi năm. Thuyền vuông này là loại thuyền cực lớn, thường khoảng từ 1000 đến 1500 tấn, gấp đôi đến gấp ba lần kích cõ thuyền buồm tiêu chuẩn hay thuyền mành loại lớn.

Giao thương tiếp tục với một số gián đoạn cho đến năm 1638, khi nó bị cấm do cáo buộc các con tàu này đã lén đưa các tu sỹ vào Nhật Bản.

Thương mại Bồ Đào Nha càng ngày càng bị cạnh tranh gay gắt hơn từ những tàu buôn lậu Trung Quốc và các Châu ấn thuyền Nhật Bản từ khoảng 1592[2] [khoảng 10 tàu mỗi năm], thuyền Tây Ban Nha từ Manila từ khoảng 1600 [một tàu mỗi năm], Hà Lan từ 1609, người Anh từ 1613 [khoảng một tàu mỗi năm].

Người Hà Lan, thay vì gọi là "Nanban" mà gọi là "Kōmō" [紅毛, "Hồng Mao"], lần đầu tiên đến Nhật Bản năm 1600, trên con tàu Liefde. Hoa tiêu của họ là William Adams, người Anh đầu tiên đến Nhật Bản.[3] Năm 1605, hai thủy thủ tàu Liefde được Tokugawa Ieyasu gửi đến Pattani để mời người Hà Lan đến buôn bán với Nhật. Người đứng đầu thương điếm Hà Lan ở Pattani, Victor Sprinckel, từ chối với lý do rằng ông rất bận rộn khi phải đối đầu với người Bồ Đào Nha ở Đông Nam Á. Tuy vậy, năm 1609, người Hà Lan Jacques Specx cùng 2 tàu đến Hirado, và qua Adams nhận được đặc quyền thương mại từ Ieyasu.

Người Hà Lan cũng dính líu vào cướp biển và các cuộc hải chiến để làm suy yếu đội tàu Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở Thái Bình Dương, và cuối cùng trở thành nước phương Tây duy nhất được quyền tiếp cận Nhật Bản từ vùng đất nhỏ Dejima sau năm 1638 và tiếp diễn trong vòng hai thế kỷ sau đó.

Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX trở đi, Nhật Bản là


Câu 61953 Nhận biết

Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX trở đi, Nhật Bản là


Đáp án đúng: c

Phương pháp giải

Nhật Bản 1952 - 1973 --- Xem chi tiết
...

Bài 3: Khát vọng hùng cường và bài học về sự trỗi dậy

[ĐCSVN] -Mặc dù khác nhau về diện tích, quy mô dân số, vị trí địa lý, văn hóa, tài nguyên,… nhưng có một điểm chung của khá nhiều quốc gia, đó là sự trỗi dậy, sự vươn lên của người dân với ý chí, khát vọng chiến thắng nghịch cảnh, không chấp nhận số phận hèn kém… Tất cả đoàn kết, cùng nhau hướng tới mục tiêu khát vọng hùng cường mà các nhà lãnh đạo đã truyền cảm hứng tới người dân và chèo lái để tạo ra sự "lột xác" ngoạn mục cho đất nước.

Trong phạm vi của bài viết này, chỉ đề cập đến những quan điểm chung nhất dưới góc nhìn thực tế khách quan từ những thể chế, những nền kinh tế có sự tăng trưởng và thay đổi ngoạn mục, được xem là kỳ tích và gắn liền với dấu ấn về tầm nhìn, tư duy lãnh đạo. Đó là những kỳ tích như: “Thần kì Nhật Bản”, “Kỳ tích sông Hàn”, hay “Câu chuyện thần kì” mang tên Singapore, được xem là những hình mẫu về sự phát triển ngoạn mục trước sự ngỡ ngàng của thế giới.

[Ảnh: Vietnam+]

30 năm, là bài học về sự trỗi dậy của người Nhật bởi chính sách Duy Tân Minh Trị gắn liền với dấu ấn của Thiên Hoàng Minh Trị - người đặt nền móng cho sự phát triển “Thần kì Nhật Bản”. Duy Tân Minh Trị được khởi nguồn từ 5 lời Tuyên thệ của Thiên Hoàng Minh Trị khi lên ngôi: “1- Mở ra hội nghị rộng rãi, trăm công ngàn việc đều lấy theo công luận mà quyết định; 2- Trên dưới một lòng, ra sức sửa sang việc nước; 3- Văn võ một đường, từ công khanh đến thứ dân, đều được toại chí, khiến cho lòng người hăm hở sốt sắng; 4- Thảy bỏ hết những thói hư mối tệ chất chứa lâu đời, từ đây gắng gổ duy tân tự cường, hiệp theo công đạo của Trời Đất; 5 - Cầu trí thức ở thế giới, làm cho nước nhà trở nên mạnh lớn vẻ vang".

Với 5 lời Tuyên thệ khi lên ngôi, Thiên Hoàng Minh Trị đã thể hiện tầm nhìn của một Hoàng đế với tư duy chiến lược cùng những mục tiêu đổi mới cụ thể, rõ ràng. Duy Tân Minh Trị đã trở thành nền móng vững chắc đưa Nhật Bản từ một nước nghèo nàn về tài nguyên, phần lớn nguyên, nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ vào năm 1968. Với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong giai đoạn 1945-1954 và phát triển cao độ ở giai đoạn 1955-1973 [với tốc độ phát triển GDP bình quân hàng năm khoảng 10%]. Sự tăng trưởng ngoạn mục này đã làm thế giới phải kinh ngạc, vì thế mà câu chuyện mang tên "Thần kì Nhật Bản" vẫn được truyền tụng đến ngày nay.

Vậy từ đâu nước Nhật có được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục? Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc lý giải về nguyên nhân giúp cho Nhật Bản có được thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng có thể thấy, những lý do nổi bật nhất mà người Nhật đã áp dụng: [1] Cải cách kinh tế - xã hội, dân chủ hóa hậu chiến tranh; [2] Thu hút sự đầu tư tích cực của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; [3] Lực lượng lao động dồi dào, chất lượng cao; [4] Chính sách phù hợp; [5] Tích cực cải tiến và áp dụng công nghệ cao: [6] Chú trọng giáo dục - đào tạo; [7] Tích cực phát triển cơ sở hạ tầng, chi phí giao thông thấp, tăng cường lưu thông; [8] Quan hệ giai cấp tốt, chính trị ổn định. Và một điều quan trọng không thể không kể đến là tinh thần “Cố gắng vươn lên, đuổi kịp và vượt qua các nước phát triển” của người Nhật Bản lúc bấy giờ đã góp phần đưa nền giáo dục Nhật Bản ngày nay xếp thứ 2 thế giới về giáo dục người trưởng thành. Chính phủ Nhật từ lâu đã xác định giáo dục phải gắn liền với lợi ích đời sống nhân dân. Vì vậy, các ngành đào tạo nghề tại Nhật Bản được đánh giá rất cao - giáo dục hướng tới khoa học thực tiễn cho đời sống. Đây chính là điểm tiến bộ của nền giáo dục Nhật Bản đã đóng góp vào công cuộc đổi mới to lớn và sự trỗi dậy mạnh mẽ của người Nhật.

Nguồn: www.korea.net

30 năm, tăng 100 lần là con số mà Hàn Quốc đưa Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] bình quân đầu người nhảy vọt từ 100 USD năm 1963 lên 10.000 USD năm 1995. Đây là sự phát triển thần kỳ sau chiến tranh, là dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của Hàn Quốc gắn với câu chuyện "Kỳ tích sông Hàn” hay "Huyền thoại sông Hàn" làm thế giới phải kinh ngạc với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

Và Tổng thống Park Chung – Hee chính là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất để viết lên câu chuyện “Kỳ tích sông Hàn”, tạo ra sự “chuyển mình” cho Đại Hàn Dân Quốc trở thành Nhà nước hiệu quả, có tầm nhìn và chiến lược, sách lược rõ ràng. Quyết tâm đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia thịnh vượng, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung - Hee đã đưa ra “Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm” với khẩu hiệu “Đối xử với công nhân như gia đình” được cho là đã giúp công nhân lao động Hàn Quốc làm việc với năng suất gấp hơn 2,5 lần so với công nhân Hoa Kỳ, mặc dù mức lương của công nhân Hàn Quốc chỉ bằng 1/10 công nhân Hoa Kỳ. Điều này đã giúp người dân Hàn Quốc có động lực để tiến tới những thành công về kinh tế sau này.

“Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm” tập trung triển khai, đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng kinh tế theo hướng xuất khẩu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn [chaebol]. Với sự đồng lòng cùng tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên mạnh mẽ đã giúp Hàn Quốc làm nên "Kỳ tích sông Hàn" với sự ra đời của hàng loạt chaebol như: Samsung, Daewoo, Hyundai hay LG..., đưa quốc gia này trở thành một trong bốn "con rồng" kinh tế châu Á vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX.

Cũng như Nhật Bản, có rất nhiều yếu tố thành công để giúp Hàn Quốc tăng trưởng một cách ngoạn mục, nhưng có hai nhân tố quan trọng nhất, đó là giáo dục và vai trò của nhà nước. Với nhiệt huyết giáo dục cao nhất thế giới, nền giáo dục Hàn Quốc đã làm thay đổi số phận của mỗi người dân, gia đình, doanh nghiệp và số phận của quốc gia. Cựu Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã từng phát biểu công khai: “Một đất nước từng nghèo hơn cả Kenya – quê hương của ông tôi là Hàn Quốc thời nay đang gia nhập các nước phát triển. Lý do chính là nhờ nhiệt huyết giáo dục cháy bỏng của Hàn Quốc”.

Cùng với đó là năng lực lãnh đạo tài tình của bộ máy chính quyền nhà nước, chính sách quốc gia hợp thời cơ, chính sách ngoại giao thực tiễn, thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sáng tạo và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách mở cửa quả cảm và toàn cầu hóa đã đưa Hàn Quốc đến những thành công ngoạn mục.

Biểuđồ GDP Singapore so với các quốc gia khác.Ảnh:Economist.

30 năm, cũng là con số mà Singapore viết lên “câu chuyện thần kì” với dấu ấn đặc biệt sau ba thập kỷ nắm quyền. Thể chế trung thực, kết hợp tư duy thực dụng, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xây dựng một đất nước Singapore năng động, sáng tạo, một Chính phủ tinh gọn và hiệu quả, trọng dụng nhân tài… Tạo dựng một nền thể chế đổi mới với hàng loạt cơ chế, chính sách phù hợp đã đưa Singapore từ một hòn đảo thuộc địa trở thành quốc đảo thịnh vượng, an toàn và trong sạch với thu nhập bình quân đầu người vào hàng cao nhất thế giới. Đầu thập niên 60, GDP đầu người của Singapore chỉ ở mức khoảng 4.000 USD, nhưng trong vòng nửa thế kỷ, GDP bình quân đầu người đã nhanh chóng tăng lên 50.000 USD. Với tốc độ tăng trưởng vượt bậc này, Singapore khiến cho nhiều cường quốc phải ghen tị.

Góp phần tạo nên sự thay đổi ngoạn mục cho Singapore chính là nền giáo dục tiên tiến đứng thứ 8 trên thế giới và đứng đầu tại châu Á. Nền giáo dục Singapore trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân làm nên sự thành công của giáo dục Singapore, như: Phương pháp giáo dục, trình độ giáo viên, các chính sách hỗ trợ, khích lệ của chính phủ…, nhất là việc đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập năng động, sáng tạo, đáp ứng khả năng nghiên cứu, thực hành của học sinh, sinh viên… Đây là cơ sở quan trọng tạo nên xã hội học tập, nâng cao trình độ dân trí cũng như tạo ra những thay đổi kỹ năng nghiên cứu, lao động, sản xuất của người dân. Vì thế mà nguồn nhân lực chất lượng cao của Singapore đã tăng lên nhanh chóng.

Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đã giúp thế giới rút ra được nhiều bài học vô giá, đó là bài học về nhân tố con người, về giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực. Chính con người là nhân tố quan trọng để có thể vượt lên tất cả, mà hạt nhân là đội ngũ lãnh đạo, quản lý. Thực tế cho thấy, được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo có tầm nhìn và tư duy lãnh đạo xuyên suốt từ chủ trương, đường lối cho đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành với chiến lược đúng đắn, phù hợp bối cảnh của thời đại, mà các quốc gia này đã tạo ra sự khác biệt với phần còn lại của thế giới.

Những quốc gia này đã chứng minh cho thế giới rằng, mặc dù khác nhau về diện tích, quy mô dân số, vị trí địa lý, văn hóa, tài nguyên,… nhưng có một điểm chung, đó là sự trỗi dậy, sự vươn lên của người dân với ý chí khát vọng chiến thắng nghịch cảnh, không chấp nhận số phận hèn kém… Giáo dục và vai trò dẫn dắt của Nhà nước là hai yếu tố quan trọng khơi dậy sự đoàn kết toàn dân hướng tới mục tiêu khát vọng hùng cường mà các nhà lãnh đạo đã truyền cảm hứng tới người dân và chèo lái để tạo ra sự lột xác ngoạn mục cho đất nước họ. Đúc kết này không chỉ cho thấy vai trò quan trọng, công lao to lớn các nhà lãnh đạo mà còn minh chứng cho vấn đề thể chế, tư duy lãnh đạo và khát vọng hùng cường của dân tộc cũng như lợi ích của người dân.

Kinh nghiệm từ sự vươn lên, sự trỗi dậy từ các quốc gia luôn bổ ích với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Và sự trỗi dậy của Việt Nam cũng là tất yếu. Điều đó thể hiện rõ nhất tại Đại hội XIII của Đảng. Đó cũng là lần đầu tiên trong chủ đề Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra yêu cầu khơi dậy khát vọng Việt Nam, khát vọng hùng cường. Đây là thông điệp có sức thôi thúc mạnh mẽ. Lần đầu tiên chúng ta đưa ra tầm nhìn cho đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tầm nhìn Việt Nam phải trở thành một nước phát triển có thu nhập cao. Để thực hiện khát vọng đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi: tôi mong đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài tiếp tục phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường, khát vọng, trí tuệ và nhiệt huyết, chung sức đồng lòng vững bước trên con đường đổi mới, vì một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, phát triển cường thịnh./.

Bài 1: Đừng để khát vọng hùng cường chỉ là “giấc mơ”

Bài 2: Khát vọng hùng cường & tư duy lãnh đạo

Bài 3: Khát vọng hùng cường & bài học về sự trỗi dậy

Bài 4: Khát vọng hùng cường & bản lĩnh Việt Nam

Bài 5: Khát vọng hùng cường & hiện thực hóa ởViệt Nam

Khắc Trường
23/04/2021 16:36

Video liên quan

Chủ Đề