Vì sao lạc đà sống được ở sa mạc

Từ xưa, lạc đà đã được mệnh danh là "thuyền trên sa mạc", là một loại công cụ giao thông không thể thiếu được trong đoàn lữ khách qua sa mạc. Dạ dày của lạc đà được chia làm 3 ngăn, trong ngăn thứ nhất có 20 - 30 túi đựng nước.

Lạc đà là tên gọi để chỉ một trong hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống.

Vì sao lạc đà có thể chịu khát lâu ngày trên sa mạc?

Từ xưa, lạc đà đã được mệnh danh là "thuyền trên sa mạc", là một loại công cụ giao thông không thể thiếu được trong đoàn lữ khách qua sa mạc. Dạ dày của lạc đà được chia làm 3 ngăn, trong ngăn thứ nhất có 20 - 30 túi đựng nước. Lạc đà chịu khát được chủ yếu là do mỗi khi uống đủ nước rồi, nó biết cách điều tiết lượng nước tiêu hao như giảm số lần hô hấp xuống, lượng nước đái cũng rất ít...

Bướu lạc đà là nơi cất giữ chất béo. Trong hoàn cảnh không tìm ra đồ ăn và nước uống, lạc đà dựa vào sự thay thế của chất béo này mà điều tiết. Nếu tình trạng thức ăn không đủ và thiếu nước kéo dài thì cái bướu dựng đứng trên lưng của lạc đà cũng sẽ bẹp xuống. Đó là vì chất béo chứa trong đó đã bị dùng cạn rồi.

Cách lạc đà giữ nước trong cơ thể

Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe xuống miệng. Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc, khi đó trọng lượng của nó sẽ giảm đi khoảng 40%. Nhưng chủ yếu nó sống được trên sa mạc lâu là nhờ cái bướu.

Lạc đà được biết đến nhiều nhất nhờ các bướu của chúng. Các bướu này không chứa nước như đa số người tin tưởng. Các bướu này là các nguồn dự trữ các mô mỡ, trong khi nước được lưu trữ trong máu của chúng. Điều này cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không có thức ăn và nước uống. Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực. Bướu lúc đó sẽ co lại và mềm đi. Đến khi có nước, nó có thể uống được liền một hơi 57 lít nước để bù lại phần chất lỏng bị mất. Không giống như các động vật có vú khác, hồng cầu của chúng là hình bầu dục chứ không phải hình tròn. Điều này tạo điều kiện cho dòng chảy của các tế bào hồng cầu trong quá trình mất nước và làm cho chúng tốt hơn trong việc chống lại dao động thẩm thấu cao thẩm thấu mà không bị vỡ khi uống một lượng lớn nước: một con lạc đà có cân nặng 600 kg [1.300 lb] có thể uống 200 L [53 gal Mỹ] nước trong 3 phút.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Một con lạc đà 2 bướu Camelus bactrianus tại vườn thú Thượng Hải [Ảnh: Wiki].

Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London [NHM], cả ba loài lạc đà, gồm các phân họ Camelus dromedarius, Camelus bactrianus và Camelus ferus, đều đã tiến hóa không ngừng để có thể sống được trên sa mạc khô cằn.

Trong đó, đặc điểm chính với cấu tạo gồm từ 1 đến 2 cái bướu mà chúng mang trên lưng được xem là yếu tố sống còn của lạc đà so với các loài động vật khác.

Bướu của lạc đà dùng làm gì?
Nhiều người nghĩ rằng bướu của lạc đà là kho dự trữ nước để giúp nó vượt qua hàng trăm km sa mạc nóng bỏng. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy.

Bướu của lạc đà không chứa nước, mà chứa chất béo con vật tích lũy được khi ăn cỏ. Cụ thể, tới 80% khối lượng của bướu là chất béo ở dạng cô đặc.

Nhờ thành phần cấu tạo này, chiếc bướu giống như một nơi dự trữ năng lượng, với nhiệt độ có thể lên tới trên 80 độ C. Bởi vậy, ngay cả dưới sức nóng của mặt trời thiêu đốt, bướu vẫn không bị chảy ra. Ngược lại, khi lạc đà đốt phần năng lượng dự trữ đó thì da nó co lại và cái bướu xẹp xuống.

Lạc đà có thể sống khoảng hơn một tuần mà không có nước và nhiều tháng không có thức ăn.

Cơ chế chuyển hóa và trữ nước đặc biệt

Để thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt, đa số lạc đà sở hữu màu da sáng để ít hấp thụ nhiệt. Những lỗ mũi của nó cũng có thể khép lại hoàn toàn để tránh bị mất nước một cách tối đa.

Bằng những nghiên cứu khoa học, người ta phát hiện thấy sự chuyển hóa của bướu lạc đà chậm lại khi sức nóng của môi trường tăng lên. Bên cạnh đó, những hồng huyết cầu hình ovan của lạc đà có khả năng tăng sức trương và thể tích lên gấp đôi hay thậm chí gấp 3 khi nó uống hàng trăm lít nước trong vài phút.

Để so sánh, nếu một người bình thường mà uống lượng nước gần bằng 10% trọng lượng của cơ thể thì sẽ lập tức tử vong vì vỡ hồng cầu.

Mặc dù con vật có thể dự trữ nước trong tới 3 cái dạ dày, song nó rất ít khi tiểu tiện, đồng thời ra ít mồ hôi để hạn chế mất nước.

Ngoài ra, giác quan nhạy bén của lạc đà còn cho phép nó đánh hơi để biết chỗ nào có nước dù chỗ đó cách xa hàng chục km, hay sâu dưới mặt đất đến 7 mét.

Đôi môi "chuyên dụng" của lạc đà

Lạc đà có phần môi trên chẻ làm đôi.

Lạc đà sở hữu phần môi trên chẻ làm đôi, với mỗi nửa di chuyển riêng biệt. Sở dĩ có cấu tạo đặc biệt này là để cho phép con vật có thể gặm cỏ gần mặt đất để ăn các loại cỏ ngắn mọc trên sa mạc.

Thức ăn của lạc đà cũng khá đa dạng. Chúng có thể ăn cả các loại cây có gai, cỏ khô và cành từ bất kỳ loài thực vật nào trên sa mạc.

Ngay cả trong môi trường khắc nghiệt tới nỗi không thể tìm kiếm được nguồn cung cần thiết, lạc đà vẫn có thể tồn tại. Theo báo cáo của vườn thú Oakland, lạc đà Dromedary có thể sống khoảng hơn một tuần mà không có nước và nhiều tháng không có thức ăn.

Cập nhật vào: Thứ hai - 06/06/2022 01:09 Cỡ chữ

 

Lạc đà là loại động vật được mệnh danh là “lữ khách sa mạc”, vì chúng có thể sống thoải mái ở những vùng đất cằn cỗi thiếu thức ăn, thiếu nước uống như sa mạc.

Vậy bí quyết sinh tồn của chúng là gì?

Lạc đà có thể di chuyển hàng tuần mà không uống nước và hàng tháng không cần gặm cỏ trên sa mạc, trong lúc đó trọng lượng của nó sẽ giảm đi khoảng 40%. Lạc đà không chảy mồ hôi và bài tiết cũng rất ít. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe chảy xuống miệng. Thế nhưng một trong những yếu tố quyết định giúp lạc đà sống sót được ở sa mạc là nhờ vào cái bướu trên lưng của chúng.

Nhiều người nghĩ rằng bướu của lạc đà là kho dự trữ nước để giúp nó vượt qua hàng trăm km sa mạc nóng bỏng. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy. Bướu của lạc đà không chứa nước, mà chứa chất béo con vật tích lũy được khi ăn cỏ. Cụ thể, tới 80% khối lượng của bướu là chất béo ở dạng cô đặc.

Một yếu tố quan trọng không kém giúp lạc đà tồn tại được ở một trong những môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh nằm ở môi của chúng. Môi trên của lạc đà chẻ làm đôi, với khả năng di chuyển hoàn toàn độc lập với nhau, tạo điều kiện cho chúng gặm các loại cỏ ngắn mọc sát mặt đất, đây là điều rất quan trọng ở sa mạc, nơi mọi thứ đều phát triển cực chậm.

Môi lạc đà có da dày nhưng vẫn mềm dẻo, giúp chúng bẻ gãy và ăn cả thực vật có gai. Ngoài ra, bên trong miệng của sinh vật còn có các nhú gai đóng vai trò như lớp lót để ngăn gai nhọn chọc vào, giúp lạc đà nhai và nuốt thức ăn dễ dàng hơn.

Dạ dày của lạc đà có từ 3 đến 4 ngăn. Thức ăn được nghiền một phần trong hai ngăn đầu tiên trước khi được trào ngược ra ngoài để nhai lại. Ở lần nuốt thứ hai, thức ăn đi vào một hoặc hai ngăn dạ dày còn lại, nơi nó được tiêu hóa bởi vi khuẩn.

Để thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt, đa số lạc đà có màu da sáng nhằm giảm khả năng hấp thụ nhiệt. Bên cạnh đó, những hồng huyết cầu hình ovan của lạc đà có khả năng tăng sức trương và thể tích lên gấp đôi hay thậm chí gấp 3 khi nó uống hàng trăm lít nước trong vài phút. Để so sánh, nếu một người bình thường uống lượng nước gần bằng 10% trọng lượng của cơ thể thì sẽ lập tức tử vong vì vỡ hồng cầu.

Ngoài ra, nhờ giác quan nhạy bén mà Mẹ thiên nhiên ban tặng, lạc đà có thể đánh hơi để biết chỗ nào có nước dù chỗ đó cách xa hàng chục km, hay sâu dưới mặt đất đến 7 mét.

Lạc đà là loại động vật có ích cho con người. Ngoài việc giúp con người di chuyển trong sa mạc và vận chuyển một số lượng hàng hóa lớn, thì ngày nay lạc đà còn là nguồn cung cấp sữa tuyệt vời. Sữa lạc đà có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thiếu máu, dị ứng thức ăn, viêm gan B…

Triệu Cẩm Tú [NASATI], Tổng hợp 06/2022

Video liên quan

Chủ Đề