Ví dụ về bán phá giá ở Việt Nam

Nội dung bài viết

  1. 1. Bán phá giá trong thương mại quốc tế là gì?
  2. 2. Thuế chống bán phá giá
  3. 3. Thuế chống bán phá giá ở Việt Nam

Bán phá giá được hiểu là hành vi bán hàng hóa, sản phẩm với mức giá thấp hơn giá thị trường. Việc bán phá giá này nhằm mục đích chiếm thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, với cách tiếp cận này, việc xác định một sản phẩm có đang bị bán phá giá không là tương đối khó khăn do việc xác định mức giá thị trường gần như là không tưởng. Từ góc nhìn pháp lý, bán phá giá là hành vi thường gặp trong thương mại hàng hóa quốc tế. Vậy như nào là bán phá giá và thuế chống bán phá giá? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc ấy.

1. Bán phá giá trong thương mại quốc tế là gì?

Bán phá giá được quy định Theo điều VI Hiệp định về thuế quan, thương mại và Hiệp định chống bán phá giá ADA. Cụ thể, thì bán phá giálà hành vi đưa một sản phẩm vào thị trường một quốc gia thành viên khác với giá thấp hơn giá trị thông thường [NV]. Cũng tại Khoản 1 Điều 2 ADA, giá trị thông thường [NV] được định nghĩa là giá tương ứng của sản phẩm tương tự khi đưa ra tiêu thụ ở nước xuất khẩu trong điều kiện giao dịch thương mại bình thường.

Từ đó, có thể thấy bán phá giá được xem là hành vi xuất khẩu một loại hàng hóa, sản phẩm sang nước khác với mức giá cao hơn giá của sản phẩm tương tự được bán ở quốc gia xuất khẩu.

Ví dụ: Đường mía được doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ với giá 123,54$/ tấn. Trong khi đó, ở Trung Quốc, doanh nghiệp này bán đường mía và các sản phẩm tương tự với giá 1000 nhân dân tệ/ tấn tương đương 154,43 US $ [trong điều kiện thương mại thông thường]. Như vậy, doanh nghiệp nêu trên đã có hành vi bán phá giá.

2. Thuế chống bán phá giá

Bán phá giá là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. Cùng với trợ cấp, việc bán phá giá hàng hóa ở quốc gia nhập khẩu gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa của quốc gia đó. Để hạn chế tình trạng bán phá giá và hậu quả của loại hành vi này gây ra đối với ngành sản xuất nội địa, Chính phủ các quốc gia thành viên WTO có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá [Anti Dumping], tuy nhiên, việc áp thuế chống bán phá giá phải đáp ứng những điều kiện nhất định và tuân theo những trình tự cụ thể được nêu trong ADA và GATT.

3. Thuế chống bán phá giá ở Việt Nam

Ngày 11 tháng 7 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Cùng với cam kết về thương mại khác, các quy định chống bán phá giá tại Việt Nam tuân theo WTO.

Theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 [khoản 5 Điều 4]; Thuế chống bán phá giá được hiểu là một loại thuế nhập khẩu, thuế này được đánh vào loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà được xác định là bán phá giá nhập và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Tuân theo các quy định của WTO, Việt nam cũng quy định những điều kiện để áp thuế chống bán phá giá lên hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể là những điều kiện sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
  • Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Như vậy, bán phá giá là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế, gây ra những mối nguy cho thị trường thương mại của quốc gia như các ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành sản xuất nội địa, sự thay đổi cơ cấu giá,Thuế bán phá giá là một trong những biện pháp phòng vệ thương mại, là biện pháp pháp lý để ngăn chặn, hạn chế hậu quả của hành vì bán phá giá.

Video liên quan

Chủ Đề